Xu Hướng 9/2023 # Vẻ Đẹp Chùa Bái Đính – Ngôi Chùa Được Check # Top 14 Xem Nhiều | Hsnf.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vẻ Đẹp Chùa Bái Đính – Ngôi Chùa Được Check # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vẻ Đẹp Chùa Bái Đính – Ngôi Chùa Được Check được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Là một điểm đến tâm linh, nhưng với vẻ đẹp của mình, chùa Bái Đính đã trở thành một trong những điểm đến được du khách  check-in nhiều nhất ở Ninh Bình. 

Vẻ đẹp chùa Bái Đính – ngôi chùa được check-in nhiều nhất ở Ninh Bình

Chùa Bái Đính nằm trong Quần thể Danh thắng Tràng An, cách thành phố Ninh Bình khoảng 15 km, nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…

Ảnh:@topthanakorn

Ảnh:@thieulethu

Ảnh:@bong.cham.bi

Vào những ngày lễ hội chùa rất đông khách và nhộn nhịp. Tới đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những pho tượng khổng lồ như bộ Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam, pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất… Ngoài ra, nơi đây cũng lưu giữ nhiều viên ngọc xá lợi, báu vật quý của Phật.

Ảnh:@1995.rv

Ảnh:@linhtra_n

Ảnh:@tusharmaheshwari

Tại đây có hàng trăm bức tượng La Hán được đặt dọc theo lối đi vào và ra khỏi chùa. Khi đi ngang qua mỗi bức tượng, nhiều người thường dùng tay chạm vào để mong cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Ảnh:@namjuni

Ảnh:@alicewhitetiger

Ảnh:@hien_kk

Kiến trúc chùa nổi bật với những hình khối lớn, hoành tráng mang đậm dấu ấn Việt Nam, được sử dụng bằng nhiều nguồn nguyên liệu chính ở địa phương như: đá xanh Ninh Bình, gỗ tứ thiết, ngói men Bát Tràng…

Ảnh:@stunningkisses

Ảnh:@rejoycingtoday

Điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng. Các chi tiết trang chí mang đậm dấu ấn của các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam.

Ảnh:@anubischichi

Chùa có các điểm tham quan chính như: cổng Tam Quan, tháp chuông, các điện Quan Âm, Pháp Chủ, Tam Thế. Để đến một điểm tham quan, bạn phải đi qua một đoạn đường khá dài, đa số là các bậc thang. Điều này như một cách để thể hiện lòng kiên nhẫn và tâm nguyện được đặt chân đến chốn thanh tịnh của con người.

Ảnh:@hung.1812

Ảnh:@nnxhang

Chùa Bái Đính mở cửa từ 6h sáng tất cả các ngày trong tuần và thường đóng cửa lúc 21h tối, khi khách vãn hoàn toàn. An ninh tại khu vực chùa Bái Đính khá tốt và trật tự, sạch sẽ. Tuy vậy, du khách vẫn nên lưu ý bảo quản tài sản cá nhân và không vứt rác bừa bãi.

Ảnh:@iam.zlqq

Ảnh:@nhuhangnguyen

Ảnh:@gnilly91

Di chuyển

Cách Hà Nội 93 km về phía Nam – nơi có quốc lộ 1A, 10, 12A, 12B và cả đường sắt Bắc – Nam chạy qua, du khách có thể về Ninh Bình thông qua nhiều phương tiện khác nhau như tàu hỏa, xe buýt, ô tô riêng hoặc xe máy.

Trường hợp dùng xe khách, tuyến Hà Nội – Ninh Bình có hàng chục chuyến chạy mỗi ngày, bắt đầu từ 5h đến 23h do các nhà xe cung cấp gồm Sao Việt, Cường Hưng, Hoàng Long, Vũ Thưởng, Gia Minh, Hiển Tình. Thời gian di chuyển trên chặng khoảng 2 giờ, giá thấp nhất khoảng 80.000 đồng một người.

Trường hợp đi bằng phương tiện cá nhân, từ Hà Nội, bạn theo đường Giải Phóng, qua bến xe Giáp Bát, rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, từ đó đi hướng Phủ Lý là tới Ninh Bình. Thời gian di chuyển không quá 90 phút.

1. Khách sạn Vissai Ninh Bình 

2. Resort Emeralda Ninh Bình 

3. Thanh Binh Hotel 

Đăng bởi: Nguyễn Thị Kim Phượng

Từ khoá: Vẻ đẹp chùa Bái Đính – ngôi chùa được check-in nhiều nhất ở Ninh Bình

Cầu Được, Ước Thấy Tại 5 Ngôi Chùa Ở Châu Đốc Tuyệt Đẹp

Không chỉ nổi tiếng linh thiêng cầu được – ước thấy, những ngôi chùa ở Châu Đốc trong bài viết này còn có kiến trúc rất độc đáo và cảnh quang vô cùng đẹp khiến nhiều du khách hành hương “đã đến là chẳng muốn rời đi”.

Ảnh: @paigeephamm

Chùa Bà Châu Đốc

Ảnh: @huynhtruc_ Đứng đầu trong list 5 ngôi chùa ở Châu Đốc nổi tiếng linh thiêng là chùa Bà Châu Đốc (hay được biết đến với tên gọi là Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam). Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến Miếu Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng, xin lộc, trả lễ, cầu bình an, may mắn… quanh năm. Tọa lạc dưới chân núi Sam, trông từ xa chùa Bà Châu Đốc như một bông sen xanh ngự uy nghi trên cao để người đời hướng về bái vọng. Viếng chùa Bà Châu Đốc chắc chắn bạn sẽ ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son.

Chùa Vạn Linh

Ở vị trí thứ 2 trong số 5 ngôi chùa ở Châu Đốc vừa đẹp vừa linh thiêng này là chùa Vạn Linh. Ngôi chùa có vị thế rất đặc biệt, tựa lưng vào trên sườn đồi Bồ Hong – đỉnh cao nhất núi Cấm với 716m, mặt hướng về hồ Thủy Liêm, khuôn viên trồng nhiều hoa, cây cảnh… tương tự như Thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt. Trên sườn Núi Cấm thoai thoải, giữa bốn bề cây cối tốt tươi, Chùa Vạn Linh hiện lên với lối kiến trúc cổ truyền chùa chiền phương Đông. Chánh điện chùa là tòa nhà lớn dạng hình tháp, mái lợp ngói, góc vút cong hình mũi thuyền. Đặc biệt, các họa tiết trang trí viền cột cầu kì tinh xảo. Phía trước ngôi chánh điện là 3 tòa tháp uy nghi đồ sộ. Chính giữa là Bảo Các Quan Âm 9 tầng cao 35m, bên phải Tháp Hòa thượng khai sơn Thích Thiện Quang 3 tầng, bên trái là Tháp chuông hình bát giác 2 tầng. Nằm hài hòa giữa khung cảnh non cao núi rừng, chùa Vạn Linh không chỉ là điểm hành hương linh thiêng mà còn tô điểm cho khung cảnh An Giang thêm phần thanh tịnh và an yên.

Chùa Tây An Cổ Tự Chùa Huỳnh Đạo

Ảnh: Hiền Nguyễn Thị Chùa Huỳnh Đạo là một ngôi chùa ở Châu Đốc có diện tích rộng lớn với kiến trúc vô cùng độc đáo. Đến Chùa Huỳnh Đạo ngoài cúng bái bạn còn có thể chụp được nhiều tấm hình ấn tượng với các công trình vô vùng độc đáo ở đây, mà tiêu biểu là biểu tượng chín con rồng trước sân chùa, bên dưới là hồ sen tươi thắm. Lúc đầu chùa chỉ có ngôi Tam Bảo. Những năm tiếp theo, xây thêm gác chuông, Quan Âm các và nhiều công trình khác tạo nên một khuôn viên hoành tráng thật trang nghiêm, mỹ lệ. Trong khuôn viên rộng đến 3.000m2 là hơn 50 bức tượng Phật bằng đá trắng tinh trong nhiều tư thế và trang phục khác nhau, tạo thêm sự uy nghi của ngôi chùa. Có dịp du lịch An Giang, về Châu Đốc thì nhất định bạn đừng bỏ qua địa điểm này.

Chùa Hang

Ảnh: @I am a Crazy Crab Chùa Hang hay còn gọi là Phước Điền Tự, một trong những ngôi chùa ở Châu Đốc đẹp nhất và được du khách hành hương thăm viếng nhiều nhất. Chùa có lịch sử hơn 100 năm tuổi, nằm trên lưng chừng đồi núi, với lối kiến trúc đặc biệt khiến ta cứ ngỡ như đang lạc ở một tiên cảnh xa xôi nào đó, vừa cổ kính, vừa yên bình, lại không kém phần thơ mộng. Chùa Hang được bao bọc bởi rừng cây xanh thẳm của núi non hùng vĩ, nhiều loài cây đến mùa lại bung nở thắm tô cả một vùng, đem lại bức tranh nên thơ cho chùa Hang cổ kính. Chùa được chia thành nhiều tầng dọc theo lối cầu lộ thiên bên cạnh núi với những vách đá dựng đứng, hiểm trở. Trước chùa có hai ngôi bảo tháp màu sắc sặc sỡ, hài hòa, chạm khắc công phu, đứng uy nghi trên triền núi. Trong hoa viên chùa Hang Châu Đốc có hồ hoa súng rộng, xung quanh trồng nhiều loại hoa tạo nên không gian xanh tươi mát, xen lẫn những đóa hoa trắng, vàng đỏ. Từ hoa viên của chùa, bạn còn có dịp chiêm ngưỡng bức tranh làng quê thanh bình của xứ An Giang.

Theo Trần Thị Cẩm Nhi (Wiki Travel)

Đăng bởi: Hằng Nguyễn

Từ khoá: Cầu được, ước thấy tại 5 ngôi chùa ở Châu Đốc tuyệt đẹp

Ngôi Chùa Thiêng Liêng Bậc Nhất

1. Tìm hiểu Chùa Thiên Mụ Huế Giới thiệu Chùa Thiên Mụ Huế

Chùa Thiên Mụ còn có cái tên gọi khác là chùa Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương cách Huế khoảng 5km về phía Tây. Chùa Thiên Mụ nằm giữa không gian non nước hữu tình, tạo nên một khung cảnh độc đáo, tâm linh và giá trị.

Chùa Thiên Mụ có chiều cao khoảng 21m, gồm 7 tầng và mỗi tầng đều có tượng Phật, riêng tầng trên có thờ tượng Phật bằng vàng, tháp Phước Duyên là kiến trúc gắn liền với chùa Thiên Mụ.

Giới thiệu chùa Thiên Mụ

Năm 1862, vua Tự Đức để cầu mong có con nối dõi nên nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên đổi “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (có nghĩa là bà mụ linh thiêng), mãi đến năm 1869 nhà vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như cũ, cho đến bây giờ chùa có tận 2 cái tên.

Tìm hiểu về Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ đã trải qua nhiều đợt trùng tu, trong đó nổi bật nhất là cuộc trùng tu dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), vào năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đúc chuông Đại Hồng Chung nặng đến 2 tấn, đến năm 1714, ông còn cho đại trùng tu lại với hàng chục công trình kiến trúc độc đáo như: Điện Thiên Vương, điện Đại Hùng, nhà Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh,…

Trải qua nhiều năm tháng chùa Thiên Mụ đã được trùng tu rất nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn.

Trong trận bão lớn năm 1904 đã hủy hoại khiến chùa hư hỏng khá nhiều trong đó có đình Hương Nguyện bị sụp đổ, qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ đã có nhiều công trình kiến trúc như: tháp Phước Duyên, điện Địa Tạng, điện Quan m, tượng Hộ Pháp, tượng Thập Vương….ghi đậm dấu ấn lịch sử.

Sự tích Chùa Thiên Mụ Huế

Vào năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng hay đi xem xét địa thế của mảnh đất để gây dựng cơ đồ, ngay lúc chúa ngồi trên ngựa đi dọc theo sông Hương phát hiện thấy có một đồi nhỏ có hình dáng giống con rồng đang quay đầu.

Cũng trong thời điểm đó người dân thường thấy hình ảnh bà lão mặc áo đỏ quần lục, tóc bạc hay xuất hiện và nói: Tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa để trấn giữ long mạch.

Những sự tích về chùa

Khi nghe người dân nói thế, chúa Nguyễn Hoàng đã xây chùa hướng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ ( Thiên là trời, Mụ là bà cụ). Chùa được bắt đầu xây dựng cùng năm 1601.

Tuy nhiên cũng có tương truyền là vốn dĩ núi Hà Khê đã có sẵn 1 ngôi chùa rồi, các chúa chỉ cho trùng tu lại thôi.

Sự tích thứ hai theo như lời người dân trong vùng kể lại thì vào thời phong kiến do tư tưởng cha mẹ đặt đâu con ngồi đó cho nên con cái không bao giờ được tự do lựa chọn hạnh phúc cho bản thân.

Cùng lúc đó, có một nàng tiểu thư cành vàng lá ngọc đem lòng yêu một chàng trai nghèo mồ côi, tuy nhiên do gia đình ngăn cấm dữ dội nên họ đã quyết định gieo mình xuống bến thuyền trước chùa Thiên Mụ.

Nhưng đáng tiếc, nàng tiểu thư trôi dạt vào bờ và được người dân cứu sống còn chàng trai không qua khỏi.

Sự tích chùa Thiên Mụ

Qua một khoảng thời gian nàng tiểu thư cũng dần quên đi người tình của mình, do đó hồn ma của chàng trai đem lòng oán hận nên đã “nhập” vào Chùa Thiên Mụ và nguyền rủa những cặp đôi khi đến đây sẽ chia tay.

Mặc dù đây chỉ là câu chuyện truyền miệng nhưng khá nhiều cặp đôi cũng không lựa chọn Chùa Thiên Mụ là điểm đến du lịch.

Thực hư các lời nguyền xoay quanh Chùa Thiên Mụ Huế

Tin đồn về đôi trai gái không đến được với nhau rồi tự vẫn, hồn ma chàng trai oán hận nguyền rủa các cặp đôi tuy nghe khá bi đát nhưng tin hay không còn là tùy vào mỗi người, vẫn có những cặp đôi dắt tay nhau đến chùa và hạnh phúc đấy thôi.

Thực hư lời đồn xoay quanh chùa Thiên Mụ

Theo như tìm hiểu của một phóng viên khi đến gặp sư thầy Hải Trang, thầy cho biết “ Không có lời nguyền nào cả, cho dù là lời nguyền thì cũng chỉ tồn tại một thời gian.

Hồi xưa ở ngoài Bắc, có các vị công chúa, hoặc các cô thiếu nữ được Vua tuyển vào cung, khi không có người thân đem tiền và chuộc, hoặc là những ai không lo cúng kỵ thì sẽ bị nhiều lời nguyền, nhưng đến nay nó không còn tồn tại.

Nếu gọi chùa là chỗ linh thiêng thì sẽ mong cho những đôi trai gái được sống hạnh phúc, chứ ai lại bắt họ phải xa nhau, điều đó không đáng tin. Đây chỉ những lời truyền miệng không có thật”.

Do đó hằng năm vẫn có nhiều cặp vợ chồng, tình nhân lên chùa cầu duyên, xin săm nhưng vẫn không nghe phàn nàn về việc chia tay sau khi lên chùa.

Theo như một người buôn bán lâu năm tại chùa Thiên Mụ cũng cho biết: “Các con của bà khi yêu nhau vẫn dẫn nhau lên chùa tham quan, cầu phúc và hiện tại vẫn đang sống với nhau rất hạnh phúc, bà cũng không tin vào lời nguyền đó”

Do đó những câu chuyện truyền miệng thì vẫn chỉ là truyền miệng không được kiểm chứng, nhưng câu chuyện này cũng là một phần độc đáo, có dịp để mọi người bàn tán khi đến tham gia địa điểm này.

Địa chỉ, giá vé, phương tiện di chuyển tới Chùa Thiên Mụ Huế

Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê. Thuộc làng An Ninh Thương, phường Kim Long, cách trung tâm thành phố Huế 5km về phía Tây.

Địa chỉ, giá vé, phương tiện di chuyển tới Chùa Thiên Mụ Huế

Xe máy: Bạn có thể thuê dịch vụ xe máy với giá từ 80.000 – 150.000 đồng/ngày để tiện cho việc tham quan cũng như tự chủ được thời gian.

Taxi: Chùa Thiên Mụ chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 5km nên việc di chuyển bằng taxi cũng khá ổn, vừa tiết kiệm thời gian mà còn thoải mái.

Xe ôm: Xe ôm cũng là một trong những lựa chọn thích hợp nếu bạn không dám ngồi taxi hoặc tự mình lái xe, vừa nhanh chóng vừa có thể ngắm cảnh.

2. Các địa điểm khám phá Chùa Thiên Mụ Huế Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế, trong điện có thờ cúng Phật Di Lặc, điện được xây bằng xi măng đặc và sơn màu gỗ, vô cùng gần gũi, trang nghiêm.

Ngoài trưng bày Phật Di Lặc, trong điện còn có bức đại tự từ năm 1974 và chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng, đi sâu bên trong là đền thờ, trung tâm là tượng Tam Thế Phật, bên trái là Văn Phú Bồ Tát và bên phải là Phố Hiến.

Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên

Khi đến chùa Thiên Mụ bạn không nên bỏ qua địa điểm check in cực đẹp này, tháp Phước Duyên được xây dựng năm 1844 bởi vua Thiệu Trị, kiến trúc của tháp vô cùng độc đáo, khác lạ, đậm chất Huế.

Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu

Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu

Cố hòa thượng Thích Đôn Hậu là trụ trì nổi tiếng của chùa, ông đã cống hiến cả cuộc đời cho nền phát triển Phật Giáo Việt Nam, do đó khi viên tịch, ông được chôn cất dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên để tỏ lòng biết ơn của mọi người dành cho vị trụ trì đáng kính này.

Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng nằm sau điện Đại Hùng, quang cảnh ở đây vô cùng yên tĩnh, bình yên, có cỏ cây hồ nước xanh mát, thích hợp là một nơi để mọi người thư giãn đầu óc, thanh tịnh tâm hồn.

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan nằm ở phía sau tháp Phước Duyên, có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Quỷ _ Thần, nếu có dịp hãy ghé qua nơi đây, lối kiến trúc của cổng Tam Quan khá ấn tượng đấy.

Cổng Tam Quan có hai cổng: Cổng tam quan có gác và cổng Tam Quan tứ trụ.

Cổng Tam Quan có gác là cổng với thiết kế nhỏ có thể là một tầng, hai tầng, ba tầng mái hoặc có gác. Cổng Tam Quan có gác phía trên hay dùng để treo chuông…

Cổng Tam Quan tứ trụ là cổng thay thế vì thiết kế các vách tường làm bốn trụ tạo thành ba lối đi, phần phía trên nối liền bốn trụ là phần trán cổng.

3. Lưu ý khi tham quan Chùa Thiên Mụ

Lưu ý khi đến chùa Thiên Mụ

Với không gian yên tĩnh trong chùa nếu bạn nói chuyện hay cười đùa quá lớn tiếng sẽ ảnh hưởng đến người khác, hãy cố gắng giữ trật tự, đi đứng không chen lấn để giữ được sự tôn nghiêm nơi cửa Phật.

Đăng bởi: Phạm Bảo Linh

Từ khoá: Khám phá Chùa Thiên Mụ Huế – Ngôi chùa thiêng liêng bậc nhất

Chùa Tam Chúc (Hà Nam) – Ngôi Chùa Lớn Bậc Nhất Việt Nam

Hiện tại, ngôi chùa Tam Chúc, Ba Sao là một công trình được dự đoán là lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam sau khi hoàn thiện và là ngôi chùa chứa đựng nhiều báu vật quý hiếm trên thế giới. Hiện nay, mặc dù vẫn còn nhiều hạng mục vẫn đang dở nhưng hiện chùa Tam Chúc đã trở thành điểm tham quan và chiêm bái của rất nhiều du khách thập phương.

Sự tích của Chùa Tam Chúc

Theo lời tương truyền từ xa xưa, Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Trên dãy núi nằm theo hướng Tây Nam hướng về chùa Hương gồm có 99 ngọn núi. Trong đó thì 7 ngọn núi ngay gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng mệnh danh là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được người dân gọi với cái tên là chùa “Thất Tinh”. Trên 7 ngọn núi này đều hình thành một đốm sáng lớn giống như 7 ngôi sao tỏa sáng như những ánh hào quang. Người dân thấy ánh hào quang phát ra liền kéo tới núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành những đống lớn và đốt nhiều ngày với mong muốn lấy đi 7 ngôi sao. Trong số 7 ngôi sao đó, có 4 ngôi sao bị đốt nhiều nên đã mờ dần đi, chỉ sót lại 3 ngôi sao. Vì vậy ngôi chùa “Thất Tinh” sau này được sửa tên thành chùa “Ba Sao” (chính là Chùa Tam Chúc ngày nay).

Chùa Tam Chúc có gì? Nhà khách Thủy Đình – Chùa Tam Chúc

Đây sẽ là địa điểm đầu tiên khách du lịch chùa Tam Chúc thấy khi đặt chân tới. Tới vị trí này để check-in và mua vé lên thuyền sau đó tham quan nội thất và tranh ảnh về chùa Tam Chúc.

Bên trong của Thủy Đình được bày biện rất ngay ngắn và trang nghiêm. Bao quanh đều có nhiều bức tranh bằng đèn led, mô tả cảnh quan vĩ mô của khu du lịch tâm linh Tam Chúc.

Cổng Tam Quan

Vườn cột kinh

Cổng Tam Quan – Chùa Tam Chúc được xây dựng với kiến trúc rất lớn. Đối diện cổng là bến thuyền và điểm trả khách của các xe điện. Xe ôm là phương tiện không được phép chạy vào khu vực này.

Tại vị trí từ cổng Tam Quan cho tới điện Quan Âm, khách tour du lịch chùa Tam Chúc sẽ phải đi qua 32 cột Kinh hay còn được gọi với cái tên là Vườn Cột Kinh.

Lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh tại chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, thành phố Ninh Bình;  Vườn Cột Kinh của chùa Tam Chúc được phục dựng lại với quy mô và chất lượng không hề kém cạnh.

Mỗi cột có khối lượng khoảng 200 tấn, nguyên liệu được sử dụng là từ đá xanh Thanh Hóa. Những cột đá được thiết kế với chân cột là đài sen; thân cột có hình lục giác, điêu khắc thủ công là những lời Phật dạy; đỉnh cột là có dạng hình nụ sen.

Tam điện nguy nga và rộng lớn

Phù điêu đá trong điện

Chùa Tam Chúc gồm có 3 chính điện: Điện Tam Thế, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ. Tại mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật chứa đựng nhiều ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất của 3 chính điện này là đều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá được tạo ra bởi miệng núi lửa của đất nước Indonesia.

Sau khi lấy những phiến đá từ miệng núi lửa cũng được tạc tại đất nước Indonesia; sau đó mới chuyển về chùa Tam Chúc rồi ráp lại thành bức tường lớn. Nếu bạn chú ý quan sát thì có thể nhìn rõ được các dấu tích của nham thạch để lại.

Tại vị trí phía dưới mỗi bức tường đều được chú thích bằng 3 thứ tiếng. Nếu không đi cùng hướng dẫn viên thì khách du lịch Tam Chúc cũng hoàn toàn có thể check mã trên tấm phù điêu để tìm hiểu thêm về những điển tích.

Điện Quan Âm – chùa Tam Chúc

Nơi đây thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Điện Quan Âm là ngôi điện đầu tiên bạn gặp khi vừa bước qua cổng tam quan.

Điện Pháp Chủ – chùa Tam Chúc

Bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cuốn hút bởi pho tượng phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (Khối lượng của pho tượng này lên tới 200 tấn). Bảo điện được thiết kế theo mô hình 0hai tầng mái cong, chiều cao khoảng 31 mét, mặt sàn rộng 3.000 mét vuông.

Điện Tam Thế – Chùa Tam Chúc

Khách tour du lịch Tam Chúc sẽ hoa mắt ngắm nhìn ba pho tượng phật lớn được làm từ đồng đen ngay tại vị trí giữa chính điện. Mỗi một pho tượng Tam Thế chưa đựng một ý nghĩa riêng, mỗi pho tượng tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau của mỗi pho tượng Phật đều có một bức phù điêu hình dạng chiếc lá bồ đề.

Chùa Ngọc – Được mệnh danh là đàn tế trời của chùa Tam Chúc

Chùa Ngọc

Để có thể đến với Chùa Ngọc thì các bạn đi qua Tam Điện chính, sau đó leo bộ một đoạn tương đối xa là tới. Nhiều bạn bỏ cuộc bởi tính từ cổng tam quan cho tới chùa Ngọc bạn pải mất khá nhiều công sức.

Khách du lịch tour chùa Tam Chúc càng đi sâu thì sẽ càng phải leo cao và nhiều hơn, đến được chùa Ngọc là một thử thách lớn. Ngôi chùa được chế tác hoàn toàn từ nguyên liệu đá granite và hoàn toàn không sử dụng bê tông. Nên dù diện tích sàn chỉ vỏn vẹn có 13m2 thôi nhưng ngôi chùa này có mức nặng lên tới 2000 tấn.

Ngoài những báu vật vô giá như trên; chùa Tam Chúc còn sở hữu thiên thạch mặt trăng có khối lượng khoảng 5,5kg, được gọi với cái tên là “The Moon Puzzle” có giá trị chừng 600.000 USD tương ứng 14 tỷ đồng.

Về phía doanh nghiệp cũng đã công bố rằng sẽ trưng bày khối đá quý này tại chùa Tam Chúc trong khoảng thời gian sắp tới.

Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Ngôi đình này nằm tại vị trí giữa hồ nước rộng lớn, lưu giữ các dấu tích cổ từ thời vua Đinh.

Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc bởi một cây cầu dích dắc bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Mặt hồ là 6 quả núi nhỏ nhấp nhô, đây cũng là hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất nước Việt Nam. Dưới đáy hồ chứa rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Vào giai đoạn sen nở, sải bước trên hồ giống như bạn đang lạc trong chốn tiên cảnh bình yên.

(Nguồn ảnh: internet. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)

Đăng bởi: Triệu Thúy

Từ khoá: Chùa Tam Chúc (Hà Nam) – Ngôi chùa lớn bậc nhất Việt Nam

Du Lịch Chùa Xiêm Cán – Ngôi Chùa Khmer Lớn Nhất Miền Tây

Du lịch Chùa Xiêm Cán – Ngôi chùa Khmer lớn nhất miền Tây

Nằm cách trung tâm TP Bạc Liêu khoảng 7 km và cách bờ biển khoảng 2 km, chùa Xiêm Cán mang đậm một dấu ấn kiến trúc Khmer. Chùa được khởi công xây dựng năm 1887 với diện tích hơn 4.500 m2. Đây là một tổng thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục như: tường thành bao quanh, cổng tam quan, chính điện, sala, tháp chuông, nơi nghỉ ngơi của các sư, giảng đường, cột trụ biểu, khu mộ tháp. Tất cả đều quay về hướng Đông. Đây là quan niệm của người Khmer khi cho rằng đường tu hành để đạt thành chánh quả của đức Phật đi từ Tây sang Đông.

Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên và lối vào có khá nhiều cây xanh cao to được trồng ngay hàng thẳng lối. Bên trong sân chùa luôn có sư sãi quét dọn.

Chùa có khắc tượng hình mô phỏng cảnh thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ. Theo người dân ban đầu chùa có tên gọi là Komphirsakor Prét Chru nghĩa là sông sâu, về sau đổi thành Xiêm Cán mang nghĩa là “giáp nước”, ý nói một ngôi chùa ngự trên một vùng đất ngay bên cạnh bãi bồi ven biển.

Chánh điện chùa hình chữ nhật, được xây dựng ngay giữa khuôn viên theo ba cấp nền cao 4 m và 18 bậc thang để đi lên. Lối vào chánh điện có tượng hình đôi kỳ lân lớn, bên cạnh là những hoa văn được trạm trổ tinh xảo.

Không gian bên trong chánh điện được trang trí nhiều bích họa, phù điêu kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra, cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả. Giữa chánh điện là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 m và được chia thành nhiều bậc thờ tượng Phật Thích Ca.

Nhiều chi tiết trong chánh điện được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc mang đậm dấu ấn nhà Phật.

Chùa Xiêm Cán có kiến trúc độc đáo, và là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Ở Nam Bộ, chùa ngôi chùa được xem là một trong những biểu tượng cho lối kiến trúc – văn hóa đặc sắc của người Khmer.

Chùa hiện duy trì việc tổ chức lớp học văn hóa Khmer, triết lý nhà phật đến các vị sư sãi trẻ tuổi. Đại bộ phận người Khmer theo Phật giáo Nam Tông, nên chùa chiền là sợi dây vô hình nối kết với đồng bào và bổ sung cho nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Theo phong tục, thiếu niên Khmer từ 12 tuổi trở lên mới được phép tu học tại các chùa.

Một góc không gian sinh hoạt của các vị sư sãi trẻ tuổi trong chùa. Chùa Xiêm Cán được coi là nơi giữ gìn và phát huy tốt các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Người Khmer quan niệm thanh niên tu học đến bậc Sa di là để đền ơn cha, đến bậc Tỳ khưu là để đền ơn mẹ. Có người học nhiều hơn để nâng cao thêm trình độ cốt yếu là tu để tu tâm, dưỡng tánh, tích thiện.

Đăng bởi: Trần Nhật Hà

Từ khoá: Du lịch Chùa Xiêm Cán – Ngôi chùa Khmer lớn nhất miền Tây

Top 10 Ngôi Chùa Đẹp Ở Bến Tre Được Nhiều Du Khách Tìm Đến Nhất

Bến Tre được biết đến là xứ sở của những cây dừa, là nơi tụ họp của nhiều dân tộc anh em của nước Việt Nam. Tôn giáo, tín ngưỡng chủ yếu của người dân ở Bến Tre chủ yếu là Phật giáo nên có rất nhiều ngôi chùa với những thiết kế, ý nghĩa tâm linh được xây dựng từ xa xưa đến nay. Bạn đang muốn tìm hiểu những ngôi chùa đẹp ở Bến Tre đáng thăm viếng. Bài viết top 10 những ngôi chùa đẹp ở Bến Tre của chúng tôi sẽ là gợi ý hoàn hảo cho bạn.

Chùa Vàng Lớn Nhất Bến Tre Top 10 chùa ở Bến Tre đẹp nhất 1. Chùa Vạn Phước

Chùa Vạn Phước là chùa nổi tiếng ở Bến Tre mà chúng tôi nghĩ bạn nên đến tham quan một lần để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan nơi đây. Chùa có khuôn viên cực kỳ rộng đến 8ha, khi đến chùa Vạn Phước, bạn sẽ thấy hiện lên trước mắt một vùng ánh vàng lộng lẫy. Kiến trúc của chùa độc đáo với ánh vàng của tường nhà, mái đỏ và những cái cột màu nâu. Tất cả đều tạo nên một sự hài hòa giữa màu sắc, giữa trời và nước.

Bên cạnh đó, đây là nơi hội tụ của nhiều phật tử và người dân trên cả nước về đây thỉnh phật, cầu nguyện và tu niệm.

Địa chỉ: Tỉnh Lộ 883, Thị trấn Bình đại, huyện Bình Đại, Bến Tre

2. Chùa Viên Giác

Chùa Viên Giác cũng là một trong những ngôi chùa lớn ở Bến Tre và nổi tiếng với vẻ đẹp về kiến trúc của ngôi chùa. Được xây dựng từ năm 1870, Viên Giác là ngôi chùa ở Bến Tre có bề dày lịch sử lâu đời nhất, gắn liền với phong trào chấn hưng Phật Giáo do Hòa thượng Lê Khánh Hòa khởi xướng.

Nét kiến trúc độc đáo của Chùa Viên Giác thể hiện trong tất cả các công trình trong chùa từ cổng chùa đến các khu chánh điện, các bức tượng, Chùa còn là nơi lưu giữ rất nhiều tài liệu về Phật học, kinh sách quý giá. Chùa cũng góp phần che chở người hoạt động cách mạng trong những năm tháng chiến tranh.

Địa chỉ: Phường 5, Thành phố Bến Tre

3. Chùa Bạch Vân

Chùa Bạch Vân được đánh giá là một trong 10 chùa đẹp ở Bến Tre bởi khuôn viên được xây dựng đơn giản nhưng nghiêm trang, trang nhã và thanh tịnh. Chùa gồm 02 tầng, một tầng trệt dùng để thờ Phật Mẫu Chuẩn đề và Tôn trượng của Đức tổ Kiều Đàm Di. Tầng trên được sử dụng làm chánh điện thờ Phật.

Chùa đã được xây dựng và đi vào hoạt động đến nay đã được 60 năm, thực hiện sứ mệnh được giao phó cũng như góp công đức lớn cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Bến Tre.

Địa chỉ: 138 Đoàn Hoàng Minh, Phường 6, Bến Tre

4. Chùa Viên Minh

Địa chỉ: số 156 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 2, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.

5. Chùa Phật Quang

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Bến Tre, chùa Phật Quang là ngôi chùa đẹp ở Cần Thơ được nhiều du khách viếng thăm, có người quay lại thăm vì lưu luyến và ưa thích. Khuôn viên chùa không rộng rãi như những khuôn viên những chùa khác ở Bến Tre nhưng vẫn được nhiều người tham quan vì thanh tịnh và kiến trúc độc đáo. Đến chùa Phật Quang, bạn có thể cầu nguyện, tham gia hoạt động đọc kinh của nhà chùa, xem sao giải hạn và làm công đức.

Địa chỉ: Quốc lộ 60, thành phố Bến Tre (chùa gần công viên Đồng Khởi)

6. Chùa Kim Long

Địa chỉ: ấp Vĩnh Chính, xã Vĩnh Thành, Bến Tre.

7. Chùa Hội Tôn

Chùa Hội Tôn là ngôi chùa tọa lạc tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre thuộc phái Bắc Tông và được xây dựng và đi vào hoạt động từ những năm giữa thế kỷ XVIII. Đây là một trong những ngôi chùa cổ lâu đời tại Bến Tre, có nhiều di vật cổ như tượng cổ, có giá trị lịch sử. Không gian chùa được bày trí nhiều tượng phật, có tượng ở trong điện Phật và tượng lộ thiên thể hiện sự giao thoa của đất trời. Chùa được xếp vào danh sách những ngôi chùa đẹp tại Cần Thơ.

Địa chỉ: ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

8. Chùa Mục Đồng

Chùa Mục Đồng là ngôi chùa tuy có diện tích khuôn viên chùa nhỏ nhưng thiết kế vô cùng ấn tượng đối với du khách, người dân hay quý phật tử. Không gian chùa thoáng mát, chùa có 2 tầng, để lên tầng 2 bạn có thể đi lên bằng cầu thang hình thoi ngay ở trước tầng trệt. Đặc biệt chùa còn có chiếc chuông lớn nặng 300kg.

Địa chỉ: Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

9. Chùa Phước Lâm

Địa chỉ: số 261E Nguyễn Thị Định, xã Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre

10. Chùa Phật Minh

Là một thành viên của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, chùa Phật Minh là một trong những chùa đẹp ở Bến Tre không chỉ về cảnh sắc, kiến trúc, sự linh thiêng mà còn đẹp về nghĩa cử tình người. Đây là ngôi chùa đã có vài chục năm cưu mang những đứa trẻ mồ côi, cơ nhỡ trong xã hội. Mọi người có thể đến đây viếng thăm và làm công đức.

Địa chỉ: Giao Hòa, Châu Thành, Bến Tre

Đăng bởi: Hảo Hà

Từ khoá: Top 10 ngôi chùa đẹp ở Bến Tre được nhiều du khách tìm đến nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Vẻ Đẹp Chùa Bái Đính – Ngôi Chùa Được Check trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!