Bạn đang xem bài viết Top 10 Món Ăn Truyền Thống Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tác giả: chúng tôi Ngày đăng: 21/07/2023
Ẩm thực Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều món ngon khắp vùng miền. Có những món ăn bình dị dân dã từ bao đời nhưng đến nay vẫn được duy trì. Cùng chúng tôi thống kê top 10 món ăn truyền thống Việt Nam qua bài viết này nha!
Phở gia truyền
Nhắc đến phở là nghĩ ngay đến phở Hà Nội. Những sợi bánh phở trắng mềm, dài thượt chan cùng với nước dùng trong veo, ngọt đậm thêm thịt bò hoặc thịt gà. Tô phở nóng ăn kèm theo đĩa rau quế, ngò gai và giá trụng nước sôi, để đủ vị có thêm một muỗng tỏi dầm chua. Món ăn truyền thống nổi tiếng trên toàn thế giới của Việt Nam.
Bún cá
Món bún cá là món ăn trải dài từ Nam ra Bắc, mỗi nơi lại có cách biến tấu khác nhau. Ở miền Trung thì tô bún cá đặc biệt ở những lát chả cá chiên vàng, thơm ngậy ăn cùng bún và nước dùng được nấu ngọt đậm đà, tự nhiên từ xương cá và bí đỏ, bắp cải, thơm, cà.
Bánh xèo vàng thơm
Bánh xèo là loại bánh được làm từ bột gạo xay mịn được tráng trên chảo dầu nóng cùng tôm, thịt, trứng thêm một chút giá tươi và hành lá thái nhỏ. Bánh xèo ăn cùng với rau sống và nước mắm chấm chua ngọt. Ở miền Trung lại có thêm chén nước chấm sánh đặc được làm từ gan heo. Đây là món ăn đặc sản truyền của người miền Nam và miền Trung.
Chả giò cuộn tròn
Chả giò cũng là món ăn truyền thống của người miền Nam. Nhân chả giò được làm từ tôm, thịt cùng với nấm mèo và miến hoặc bún khô. Chả giò được cuộn bằng bánh tráng đặc biệt khi chiên lên chả giò có độ giòn rụm.
Cơm tấm – đặc sản miền Nam
Cơm tấm (hay còn gọi là cơm tấm Sài Gòn) là một món ăn nổi tiếng Việt Nam có nguyên liệu chủ yếu từ gạo tấm. Cơm tấm được bày ra đĩa ăn cùng với sườn nướng pha chút mỡ hành, sườn, bì, chả là những món truyền thống ăn cùng cơm tấm. Ngày nay món cơm tấm được biến tấu thêm nhiều món ăn kèm nhưng cơm tấm sườn nướng ăn cùng chén mắm nhạt ngọt vẫn là món ăn truyền thống được nhiều người ưa chuộng.
Bánh mì ngon, rẻ, tiện lợi
Có thể nói bánh mì là món ăn truyền thống có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Bánh mì bên ngoài với phần nhân đa dạng: chả cá, chả cốm, thịt nguội, chả bò, thịt nướng, cá rim, trứng ốp la bên trong tùy theo sở thích. Phần nhân bên trong cũng không thể thiếu dưa chuột, rau thơm và hành lá.
Bún bò Huế – ẩm thực lừng danh xứ Huế
Bún bò Huế là món ăn vượt thời gian, nổi tiếng khắp mọi miền. Ăn nước dùng bún có độ ngọt từ xương, mùi thơm đặc trưng của mắm ruốc Huế. Đặc biệt tô bún có cả giò heo béo ngậy cùng với thịt bắp bò mềm thơm.
Gỏi cuốn
Đây được coi là món chả giò tươi khi phần nhân bên trong là tôm hấp, thịt luộc, chả trứng chiên cùng với xà lách, dưa chuột, cà rốt thái sợi mỏng. Tất cả được cuộn lại và chấm cùng nước mắm chua ngọt.
Bánh khọt
Đây là món ăn đặc sản của miền Tây. Bánh khọt được làm từ bột gạo bằng cách đổ bột vào khuôn, thêm tôm vào giữa và nướng trên than đỏ rực. Bánh khọt vàng giòn rụm bên ngoài, mềm dai bên trong ăn cùng với nước mắm ngọt.
Nem cua bể
Miền Nam có chả giò thì miền Bắc có nem cua bể. Nem cua bể là đặc sản của Hải Phòng được cuộn bằng bánh đa bên ngoài với phần nhân ngọt, đầy dinh dưỡng bên trong là thịt và gạch cua bể. Những chiếc nem cua được chiên vàng giòn ăn cùng rau sống và nước mắm chấm thì ngon hết ý.
Hotline: 0901 486 486.
18 Món Bánh Truyền Thống Của Việt Nam
Bánh chưng
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh tét miền Nam, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.
Nguyên liệu làm bánh:
Lá để gói: thường là lá cây dong tươi. Lá dong chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Tuy nhiên, tùy theo địa phương, dân tộc, điều kiện và hoàn cảnh, lá gói bánh có thể là lá chít, lá chuối hay thậm chí cả lá bàng.
Lạt buộc: bánh chưng thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp cho mềm trước khi gói.
Gạo nếp: Gạo nếp thường dùng gạo thu hoạch vụ mùa. Gạo vụ này có hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Nhiều người chọn nếp cái hoa vàng hay nếp nương.
Đỗ xanh: đỗ thường được lựa chọn công phu, tốt nhất là loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ v.v. sẽ thơm và bở hơn). Sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi, hạt lép, phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ bằng sành là tốt nhất.
Thịt: thường là thịt lợn, chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Thịt ba chỉ (ba rọi) với sự kết hợp của mỡ và nạc cho nhân bánh vị béo đậm đà, không khô bã như các loại thịt mông, thịt nạc thăn.
Gia vị các loại: hạt tiêu dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không nên dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu.
Khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, tiếp theo là công đoạn gói bánh. Có hai cách gói là gói bánh chưng vuông và bánh chưng tày (giống như bánh Tét của miền Nam). Gói xong bánh sẽ được luộc, người ta thường luộc bánh chưng trong những chiếc nồi to, đổ đầy nước và đảm bảo lúc nào nước trong nồi cũng sôi và đầy trên mặt chiếc bánh trên cùng. Bánh chưng được luộc tầm 8 tiếng là chín, dền. Bánh được vớt ra, rửa sạch bằng nước lạnh và bảo quản trong điều kiện thoáng mát, tránh bị ôi, mốc.
Bánh chưng
Bánh giầyBánh giầy là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Bánh thường được làm bằng gạo nếp giã thật mịn, có thể có nhân đậu xanh và sợi dừa với vị ngọt hoặc mặn. Bánh thường được làm vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền và vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch (ngày Giỗ tổ Hùng Vương).
Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị “lại” bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính.
Bánh sẽ được cắt thành từng lát mỏng, tròn, trắng ngần kẹp ở giữa là miếng giò cùng kích thước. Như vậy là được món bánh giầy giò hấp dẫn, ngon miệng. Bên cạnh bánh giầy giò, nguời ta còn làm bánh giầy đậu xanh hay còn gọi bánh giầy ngọt. Hiện nay, bánh giầy được sử dụng phổ biến trong các ngày lễ, Tết, trong những đám cỗ, cưới hỏi và cả ngày thường.
Bánh giầy giò
Bánh giòBánh giò là một loại bánh được làm bằng bột gạo tẻ, bột năng hòa với nước xương hầm, nhân làm từ thịt nạc vai có kèm mộc nhĩ, hành tím khô, hành tây, hạt tiêu, nước mắm, muối (ở Miền Nam nhân bánh còn có thêm trứng cút). Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, bánh được gói bằng lá chuối và hấp bằng chõ từ 30 đến 40 phút.
Bánh giò là món ăn sáng hoặc phần xế chiều quen thuộc của người Việt Nam. Với lớp vỏ bột mềm tan cùng phần nhân thịt bằm đậm đà, bánh giò sở hữu hương vị thơm ngon rất đặc biệt, mà khi thưởng thức ai cũng rất dễ bị ghiền. Cách làm bánh giò khá đơn giản, bánh được làm từ bột gạo tẻ, bột năng hòa với nước hầm xương, nhân bánh thường là thịt, mộc nhĩ, và các gia vị khác, ăn kèm tương ớt.
Bánh giò
Bánh đúcBánh đúc
Bánh bột lọcBánh bột lọc
Bánh tẻBánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa, Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau.
Với thành phần chính là bột gạo tẻ nên bánh tẻ ăn rất ngon và không bị ngán. Bánh có phần nhân thịt và mộc nhĩ đậm đà rất dễ ăn. Đây là món ăn vặt phổ biến ở các làng quê Việt Nam và hiện nay được bán khá nhiều để làm món ăn sáng, món bánh ăn lót dạ khi đói. Có thể kể ra một số loại bánh tẻ nổi tiếng như:
Bánh tẻ làng Chờ (Yên Phong, Bắc Ninh)
Bánh tẻ làng Phú Nhi (phường Phú Thịnh thị xã Sơn Tây, Hà Nội)
Bánh tẻ ở xã Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên – hay còn gọi là bánh răng bừa)
Bánh lá ở Khoái Châu, Hưng Yên.
Ở Mỹ Đức, Hà Nội cũng có bánh tẻ nhưng ít nổi tiếng hơn.
Bánh tẻ
Bánh tro (Bánh gio hay bánh nẳng)Bánh tro, bánh gio, bánh ú tro hay bánh nẳng là một loại bánh được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro (tức tro than lá cây, nhất là lá tre) và gói lá đem luộc chín trong nồi. Phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam tới mức có bài báo cho rằng bánh độc đáo và “thuần Việt”, nhưng cũng thường thấy nó tương đồng với bánh gio Nhật Bản với tên gọi akumaki. Loại bánh này trước kia thường xuất hiện trong lễ cúng gia tiên của người Việt vào ngày Tết Đoan ngọ mồng 5 tháng 5 Âm lịch bên cạnh các loại trái cây khác và thịt, xôi, chè. Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước.Tên gọi bánh tro hay bánh gio, bánh nẳng xuất phát từ phụ liệu cốt yếu nhất làm nên đặc trưng của bánh là nước tro (còn gọi là nước nẳng) pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu. Bánh ú tro là tên gọi còn gợi tả cả hình dạng của bánh, do bánh thường được gói theo hình ú, vồm cao như bàn tay khi nắm lại. Bánh tro được ăn cùng với mật mía, vừa ngọt thanh mát, vừa tốt cho tiêu hóa, đặc biệt chống ngán cho ngày Tết rất hiệu quả.
Bánh tro
Bánh bòBánh bò là một loại bánh có xuất xứ từ phía nam Trung Quốc và phổ biến tại Việt Nam. Bánh bò là một loại bánh xốp làm từ bột gạo, nước, đường và men. Mặt bánh có rất nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong bánh. Loại bánh bò ở Trung Quốc được gọi là bái táng gāo – nghĩa là “bánh đường trắng”, loại bánh bò này hơi chua và bỏ qua thành phần dừa – một thành phần không thể thiếu trong bánh bò ở Việt Nam. Bánh bò nói chung được ăn như món tráng miệng hoặc ăn với chả…
Theo tự điển Đại Nam quốc âm tự vị của Paulus Huỳnh Tịnh Của, bánh này có tên “bánh bò” là vì nó “giống cái vú con bò”. Tuy nhiên, có người giải thích rằng, trong quá trình ủ bột với men, bột sẽ “bò” lên trên vành tô bột. Bánh có vị thơm thơm, ngậy ngậy, cắn vào có cảm giác xốp lại hơi dai, mặt bánh bóng mượt trông rất bắt mắt. Cách làm bánh bò tuy đơn giản nhưng khá mất thời gian vì phải ủ bột, đây là thành phần quan trọng quyết định chất lượng của bánh.
Bánh bò
Bánh bèoBánh bèo
Bánh gaiBánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam. Bánh có dạng hình vuông, màu đen màu của Lá Gai, mùi thơm đặc trưng của đỗ xanh và gạo nếp. Một loại bánh tương tự, đặc sản của tỉnh Bình Định ở Nam Trung bộ là bánh ít lá gai, được gói bằng lá chuối tươi thành hình chóp như bánh ít. Bánh gai có thể được thưởng thức như đồ tráng miệng sau bữa ăn chính. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh. Là sản phẩm đặc trưng của vùng, có thể làm quà tặng.
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống của Việt Nam, bắt nguồn vùng Đồng bằng Bắc bộ ở Việt Nam, thường thấy trong ngày lễ tết. Bánh có vị ngọt, bùi, thơm ngậy do nhân bánh mang lại và dẻo, mát nhờ vào vỏ bánh. Bột của bánh làm từ lá cây gai nên có màu đen, gói trong lá chuối khô nên có mùi thơm rất dễ chịu. Bánh gai về cơ bản gồm vỏ và nhân. Nguyên liệu thường dùng có lá gai, gạo nếp, đỗ xanh, mứt bí, thị mỡ tẩm đường, dầu chuối vali, đường kính, vừng.
Bánh gai
Bánh trôiBánh trôi, xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn Thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là “ngày bánh trôi bánh chay”. Bánh trôi là loại bánh của sự đoàn viên, sum họp, lại đơn giản, dễ làm. Vỏ bánh làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ, nhân thường dùng đường phèn, đem luộc trong nước sôi, khi bánh chín sẽ tự nổi lên trên bề mặt. Miếng bánh trắng trẻo, trơn mềm có thể ăn kèm dừa nạo hoặc vừng.
Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phên, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước. Gạo nếp lẫn gạo tẻ thường theo tỷ lệ nếp/tẻ là 9/1 hoặc 8/2. Gạo vo sạch, ngâm mềm, lại vo sơ một lần nữa rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ. Trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, sau đó nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.
Cho nhân vào giữa viên bột nhỏ đã được nhào nặn từ trước, dùng hai bàn tay ve tròn cho kín đường. Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc trên lửa nhỏ, khi nào bánh nổi lên là chín. Vớt bánh ra, thả vào chậu nước lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước. Rắc vừng (đã rang vàng và xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh cho đẹp. Có thể rắc nước hoa bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên sản phẩm để dậy mùi thơm. Thành phẩm dùng khi nguội. Với bánh trôi mặn thì nhân bánh làm bằng thịt lợn, rau củ nấu trong nước súp đặc.
Bánh trôi
Bánh dẻoBánh dẻo là một trong hai loại bánh trung thu đặc biệt của người Việt Nam, bên cạnh bánh nướng. Với vỏ bánh được làm từ bột nếp rang xay mịn nhào quyện cùng nước đường, nước hoa bưởi và nhân bánh với đậu xanh, hạt sen, hay thập cẩm đủ loại nguyên liệu thực phẩm làm chín từ trước, bánh dẻo được thực hiện không cần chuẩn bị lò nướng, mà chỉ cần sự kiên nhẫn cũng như cách pha trộn nguyên liệu chính xác.
Bánh dẻo
Bánh xèoBánh xèo là một loại bánh làm từ bột phổ biến ở châu Á, phiên bản bánh xèo của Nhật Bản và Triều Tiên có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, kimchi, khoai tây, hẹ, tôm, thịt, cải thảo được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh xèo được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách là bánh xèo giòn và bánh xèo dai.
Bánh xèo
Bánh khúcBánh khúc
Bánh phu thêBánh phu thê
Bánh nướngBánh nướng hay bánh nướng trung thu là một trong những loại bánh được làm và sử dụng nhiều trong Tết trung thu. Bánh xuất xứ từ ẩm thực Trung Hoa nhưng trong chiều dài lịch sử giao thoa, ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa, đã lan tỏa và phổ biến tại nhiều quốc gia châu Á khác. Tại Việt Nam, loại bánh với lớp vỏ bột mì vàng sẫm nhờ được nướng trong lò này là một trong hai loại bánh không thể thiếu dịp phá cỗ trông trăng đêm Trung thu, bên cạnh những chiếc bánh với vỏ làm từ bột nếp vốn mang sắc thái thuần Việt hơn được định danh với tên gọi bánh dẻo.
Bánh nướng có hai phần: Phần áo nướng và phần nhân. Áo bánh (tức vỏ bánh) sử dụng bột mì, bột nở (baking soda), nước đường và dầu ăn nhìn chung ít hương vị, bao bọc khối nhân rất ngọt hơi có dầu bên trong, được nướng vàng đều trong lò nướng. Màu vỏ bánh vàng sậm hay nhạt do nướng già hay nướng non mà thành, nhưng thường thấy với màu vàng nâu hay vàng đậm hấp dẫn. Bề mặt và viền bánh thường được trang trí bằng các hoa văn cách điệu, các biểu tượng hay chữ viết biểu thị tốt lành hoặc tên hiệu làm bánh. Phần nhân bánh rất đa dạng, ngoài mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng cấu thành nên loại nhân thập cẩm, còn có thể có thịt lợn quay, thịt gà quay, Giăm bông, thậm chí vi cá, yến sào. Bánh nướng cũng có loại nhân chay làm bằng đậu xanh mịn, dừa nạo sợi, hạt sen, đậu đen, đậu đỏ, nấm đông cô, cốm, bột trà xanh…
Bánh nướng
Bánh đậu xanhBánh đậu xanh là một loại bánh ngọt làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu thực vật hay mỡ động vật, thường là mỡ lợn. Bánh được cắt thành từng khối vuông nhỏ, gói giấy bạc thành hộp nhỏ, lớn hay gói giấy thấm mỡ thành từng thỏi vàng. Bánh thường được dùng khi uống trà tàu hay chè xanh, khi đó sẽ tạo cảm giác thư thái. Địa phương làm bánh đậu xanh nổi tiếng là Hải Dương.
Nguyên liệu để chế biến bánh đậu xanh gồm: Đậu xanh, đường kết tinh, mỡ lợn, tinh dầu của hoa bưởi. Tất cả đều phải được chọn lọc và được chế biến tinh khiết. Bốn nguyên liệu trên pha trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định, vượt tỉ lệ đó bánh sẽ kém chất lượng. Giấy gói bánh, màu sắc của nhãn, phải được xem xét cẩn thận để bánh giữ được lâu và tôn vẻ đẹp của bánh. Bánh từ lâu đã được đóng theo một cách riêng: 10 thỏi mỏng xếp 5 hàng (8,5 x 3,2 x1.1cm) nặng 45g, gần đây đã có những thay đổi, nhưng quy cách chung của nó thì không thay đổi.
Bánh đậu xanh
Bánh cốmBánh cốm làm từ cốm, nhân đậu xanh dừa nạo và mứt bí hoặc mứt sen trần, thường dùng cho lễ ăn hỏi. Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được ưa chuộng của du khách thập phương.
Cốm được trộn nước theo tỷ lệ nhất định, đảo đều trên lửa, hoặc hấp chín trộn chút đường và nước hoa bưởi. Nhân bánh được làm từ đậu xanh hấp chín xay nhuyễn sau đó ngào đường và lại đun nhỏ lửa. Sau đó cho dừa nạo và mứt bí xắt hạt lựu hoặc mứt sen. Công đoạn cuối cùng là gói bánh, với nhân được chia ra từng nắm nhỏ và áo bên ngoài bằng cốm đã chế biến.
Bánh cốm
Đăng bởi: Nguyễn Chí Thành
Từ khoá: 18 món bánh truyền thống của Việt Nam
10 Món Ăn Truyền Thống Trong Nền Ẩm Thực Guatemala
Là sự pha trộn hấp dẫn giữa các món ăn của người Maya cổ đại với ảnh hưởng của Mỹ và Tây Ban Nha, các món ăn trong ẩm thực Guatemala thịnh soạn và đầy màu sắc nhất của Trung Mỹ.
Guatemala cũng được công nhận về sự đa dạng về sắc tộc, văn hóa và ngôn ngữ với 25 dân tộc, 25 ngôn ngữ và bốn nền văn hóa (Ladina, Xinca, Garifuna và Maya). Kết hợp lịch sử phong phú, con người đa dạng và vị trí địa lý của đất nước đã tạo ra một nền ẩm thực thú vị.
Ẩm thực truyền thống ở Guatemala là gì?Món ăn truyền thống của Guatemala thường được dựa trên ẩm thực của người Maya với ảnh hưởng của Tây Ban Nha. Các món ăn nổi bật bao gồm đậu, ớt và ngô, được trồng nhiều cùng với nhiều loại nông sản do đất nước có khí hậu nhiệt đới, đất núi lửa màu mỡ, lượng mưa cao và nhiệt độ ấm áp. Khung cảnh lý tưởng này đã giúp đất nước này trở thành cái nôi của sô cô la và là quê hương của loại bơ Hass nổi tiếng.
Một só nguyên liệu chủ yếu trong ẩm thực Guatemala
Khi nói đến thịt, thịt bò, thịt gà, thịt lợn và ở mức độ thấp hơn là gà tây thường được sử dụng làm nguyên liệu và thường đi kèm với gạo và đậu. Chúng được hầm, nướng hoặc chiên, với một số món ăn có nước sốt kem rất hợp với rau. Do đó, đất nước Guatemala được cho là có nền ẩm thực ngon nhất trong số các nước láng giềng ở Trung Mỹ.
Danh sách những món ăn hấp dẫn trong nền ẩm thực Guatemala 1. TostadasTostadas Guatemaltecas hoặc tostadas Guatemala là món ăn nhẹ được làm từ bánh ngô chiên giòn hoặc nướng trong lò. Chúng thường được phục vụ như một món ăn nhanh hoặc món khai vị, thường là trước bữa trưa hoặc khi tổ chức lễ hội với gia đình. Chúng cũng thường được bán làm thức ăn đường phố ở Guatemala.
Tostadas với đậu đen, sốt tomto và guacamole – món ăn vặt đường phố phổ biến ở Guatemala @ Nomad Paradise
Tostadas có thể được phủ nhiều nguyên liệu khác nhau nhưng tostadas truyền thống của Guatemala thường được phủ với guacamole, salsa cà chua hoặc đậu đen chiên. Công thức nấu ăn khác nhau nhưng các thành phần khác có thể bao gồm hành tây, ớt ngọt, thịt băm nhỏ, gia vị adobo, rau thơm và gia vị để tạo cho bánh tostadas thêm hương vị.
2. TamalesTamales là một món ăn truyền thống của người Trung Mỹ có từ 8.000 đến 5.000 năm trước Công nguyên. Chúng được làm bằng masa ngô hoặc bột gạo và hấp trong lá chuối tươi (hoặc vỏ ngô) để tạo hương vị và mùi thơm đậm đà. Chúng có thể chứa đầy các loại thịt, pho mát, trái cây, ngô, cà chua, ớt chuông, ớt nướng hoặc bất kỳ thành phần nào khác.
Trong khi tamales phổ biến ở nhiều quốc gia Mỹ Latinh như Mexico, Belize, Peru, Bolivia và cộng hòa Dominica, Guatemala có bốn phiên bản chính của món ăn – tamale colorado (tamales đỏ), tamale negro, chuchito và tamalito.
Trong số bốn, tamal colorado là phổ biến nhất, thường được nhiều người Guatemala ăn vào thứ Bảy hàng tuần. Chúng được làm bằng nước sốt mặn màu đỏ sẫm với ô liu xanh và thịt, thường là thịt gà hoặc thịt lợn.
Tamal colorado, một loại tamales đỏ phổ biến ở Guatemala
Tamales negros là một loại tamale Giáng sinh được làm từ nước sốt ngọt, nho khô và các loại thịt như gà tây, thịt gà hoặc thịt lợn. Chuchitos được làm bằng vỏ dày hơn và bọc trong vỏ ngô. Một món ăn đường phố phổ biến ở Guatemala, chúng chứa đầy nước sốt cà chua và thịt gà. Cuối cùng, tamalitos là những món tamales nhỏ thường được phục vụ trong bữa ăn. Chúng được ăn như bánh mì và dùng để nhúng vào súp và sa lát.
Tamales Guatemala có nhiều kích cỡ khác nhau, với những loại lớn hơn có nhiều thành phần hơn có thể là quá đủ cho một bữa ăn đầy đủ. Công thức nấu món Tamales có thể bao gồm các nguyên liệu đơn giản nhưng bản thân món ăn này lại tốn nhiều công sức để chuẩn bị, vì vậy có thể mất gần như cả ngày để tạo ra nó
3. Caldo de ResChuchitos, một món ăn đường phố phổ biến ở Guatemala được làm từ thịt gà và sốt cà chua
Nếu mỗi quốc gia có món súp riêng đại diện cho văn hóa và ẩm thực của quốc gia đó, thì ẩm thực Guatemala có caldo de res. Thường được gọi là cocido hoặc “nấu chín” ở Antigua, món canh thịt bò này là một trong những món ăn được ăn nhiều nhất ở Guatemala. Do đó, đây là món thường xuyên có trong thực đơn của các nhà hàng Guatemala và các cơ sở ăn uống khác.
Nguồn gốc của nó có thể bắt nguồn từ một món ăn tương tự có nguồn gốc từ Andalucia – một món súp nông dân gọi là puchero được chế biến trong thời thuộc địa ở Mỹ Latinh và Philippines. Nó đã lấy nhiều tên ở các quốc gia nơi nó phổ biến và Guatemala có phiên bản riêng của nó dưới dạng caldo de res.
Caldo de res, món súp thịt bò nổi tiếng của Guatemala
Món ăn Guatemala này được làm bằng cách chuẩn bị nước dùng đầu tiên bằng thịt và xương trước khi thêm các loại rau, bao gồm cà rốt, ngô, khoai tây và bí su su. Cuối cùng, nó được phục vụ với cơm, bánh ngô mới làm hoặc lát bơ.
4. Jocon de PolloJocon là một món ăn truyền thống khác trongg ẩm thực Guatemala đến từ Huehuetenango, một thành phố và đô thị ở vùng cao nguyên phía tây của đất nước. Nó phổ biến trong cộng đồng người Maya vì bản thân món ăn này bị ảnh hưởng bởi người dân của họ.
Còn được gọi là jocon de pollo, công thức sử dụng gà hầm trong nước sốt xanh làm từ rau mùi và cà chua. Sau đó, nó được làm đặc với bí ngô xay và hạt vừng, ăn kèm với bánh ngô, cơm và bơ lát.
5. Pepian de IndioJocon de polo hoặc gà hầm Guatemala với bánh mì @Growing Up Bilingual
Được công nhận là một trong những món ăn quốc gia trong ẩm thực Guatemala giúp pepian de indio có vị trí xứng đáng trong danh sách những món ăn ngon ở Guatemala. Với những miếng thịt gà mềm nấu trong nước sốt cà chua ít gia vị và trộn với hạt bí ngô nướng và tương ớt.
Nguồn gốc của nó có từ thời tiền thuộc địa khi người Maya trồng các loại cây trồng như ngô, đậu, ớt, bí và cà chua, là nền tảng trong ẩm thực của họ. Nhưng chìa khóa tạo nên hương vị thơm ngon hấp dẫn của pepian de indio là bí ngô rang trên chảo và hạt vừng được nghiền thành bột mịn và trộn với nước sốt để tạo nên kết cấu mịn như nhung.
6. Kak’ikPepian de indio, một món ăn quốc gia của Guatemala làm từ thịt gà sốt cà chua @foreignfork
Kak’ik là một trong những món ăn phổ biến nhất của người Maya ở Guatemala và cũng được công nhận là một trong những món ăn thuộc di sản văn hóa phi vật thể của đất nước. Đó là một loại súp gà tây được nấu trong nước dùng màu đỏ có gia vị nhẹ.
Tên của món ăn bắt nguồn từ truyền thống Q’echi’ của người Maya trong thời kỳ tiền thuộc địa. Món súp gà tây phổ biến của Guatemala này được chế biến theo cách truyền thống bằng cách sử dụng gà tây bản địa, cà chua, rau mùi, ớt và achiote giúp món súp có màu sắc rực rỡ.
7. HilachaKak’ik, món súp gà tây phổ biến của người Maya ở Guatemala @atastefortravel.ca
Với gần 300 năm là thuộc địa (1540 đến 1821) , Tây Ban Nha có ảnh hưởng lớn đến đất nước này, đặc biệt là về ẩm thực. Một trong những món quà ngon của nó là hilachas hoặc phiên bản Guatemala của món thịt bò hầm, có thịt bò băm nhỏ đun trong nước sốt mịn có gia vị nhẹ với những lát khoai tây mềm. Cái tên hilachas được dịch theo nghĩa đen là “sợi chỉ”, mô tả bề ngoài của thịt bò được cắt thành dải mỏng.
Vì hilachas có nguồn gốc từ thuộc địa Tây Ban Nha nên nó khá giống với món ropa vieja của Cuba. Cũng được làm từ thịt bò vụn với rau, ropa vieja trông giống như một đống giẻ đầy màu sắc, đó là nguồn gốc của bản dịch “quần áo cũ”. Giống như hầu hết các món ăn truyền thống ở Guatemala, hilachas đã phát triển để có những phiên bản món ăn phổ biến với công thức nấu ăn bao gồm cà rốt, bí su su, đinh hương, quế, đậu xanh tươi và cà chua.
8. FiambreFiambre có nghĩa là “thịt nguội” trong tiếng Tây Ban Nha. Đó là sự kết hợp của nhiều thành phần khác nhau trong một đĩa lớn và được ăn lạnh. Một công thức fiambre bao gồm nhiều loại thịt, pho mát, gia vị ngâm chua và rau, tổng cộng trung bình có khoảng bốn mươi thành phần, khiến nó xứng đáng một món salad khổng lồ.
9. Mole de PlatanoFiambre, một món ăn phổ biến trong ngày lễ ở Guatemala
Là nơi ra đời của sô cô la, chắc chắn trong danh sách ẩm thực Guatemala phải có một món về sô cô la, Mole de platano là một món tráng miệng truyền thống của Guatemala, hoàn hảo cho những người yêu thích sô cô la. Nó được làm từ sốt sô cô la trộn với chuối chiên, quế, ớt và ớt chuông rắc hạt vừng.
Món ăn này được coi là quan trọng trong di sản ẩm thực của đất nước đến nỗi nó đã được Bộ Văn hóa và Thể thao Guatemala công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể vào năm 2007.
Mole de platanos, một món tráng miệng của Guatemala làm từ chuối và sô cô la @willflyforfood
Như đã mô tả, Guatemala được coi là nơi sản sinh ra sô cô la. Người Maya cổ đại tôn thờ cây ca cao và hạt của nó đến mức họ gọi nó là “thức ăn của các vị thần”. Ixcacao là nữ thần của sô cô la và thường được kêu gọi mang đến những vụ mùa bội thu.
Trong thời đại của người Maya, sô cô la được tiêu thụ chủ yếu như một thức uống có vị đắng và cay. Để chuẩn bị, họ sẽ xay hạt cacao bằng tay và trộn với nước, vani, mật ong, ngô và ớt. Thường dành riêng cho giới thượng lưu, sô cô la được coi là một mặt hàng có giá trị được sử dụng như một loại thuốc kích thích tình dục và một dạng tiền tệ.
10. Đảo EloteAtol de elote là một thức uống ngọt và kem thường được bán ở chợ, khi ăn được nêm với quế hoặc vani, atol de elote có vị tương tự như arroz con leche và có thể được mô tả là sự giao thoa giữa horchata và bột ngô.
Theo cách truyền thống, việc tạo ra kết cấu dày mượt được thực hiện bằng cách nghiền ngô bằng đá mài với sữa, đường và gia vị được trộn trong một cái nồi khổng lồ, nơi hỗn hợp ngọt được làm nóng trước khi được phục vụ trong cốc.
Cốc atol de elote, thức uống từ ngô phổ biến của người Guatemala @willflyforfood
Cách tốt nhất để trải nghiệm ẩm thực Guatemala là tham gia một tour du lịch ẩm thực. Một người địa phương sẽ đưa bạn đến những khu chợ, nhà hàng và quán ăn đường phố ngon nhất của thành phố, đồng thời giải thích chi tiết hơn về tất cả các món ăn cho bạn. Đến với đất nước này, du khách không chỉ được trải nghiệm phong cảnh tuyệt đẹp của đất nước, mà còn được nếm trải lịch sử thông qua các món ăn tuyệt vời của Guatemala.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Ngọc Điệp
Từ khoá: 10 món ăn truyền thống trong nền ẩm thực Guatemala
Những Món Ăn Truyền Thống Nên Thử Khi Đi Tour Du Lịch Nga
1, Soup củ cải Nga
Soup củ cái là món ăn ưa thích của người Nga. Đây là món ăn bổ dưỡng với màu sắc bắt mắt. món súp này thể hiện sự hòa quyện hoàn hảo giữa thịt và rau củ. Nước dùng cho món ăn này có thể được chế biến từ nhiều nguyên liệu nhưng thịt bò được đánh giá là ngon nhất. Điều tạo nên sự khác biệt hấp dẫn thực khách chính là những nguyên liệu đặc trưng của Nga như rau thì là, mỡ muối, lá nguyệt quế và nhất là củ cải đỏ Nga.
Bạn không bao giờ nhìn thấy món ăn khai vị nào khác ngoài súp củ cải đỏ trên bàn ăn của họ. Còn trong nhà hàng của Nga thì thực đơn cũng luôn có súp củ cải đỏ kiểu Sibir và kiểu Matxcơva. Nếu bạn có dịp đi du lịch Nga 7 ngày 6 đêm trọn gói thì được nếm thử các món soup củ cải này, rât ngon và bổ dưỡng này vào bữa sang tại khách sạn ở Nga.
Theo như chúng tôi được biết, ngày nay, có thể tính được không dưới 30 công thức nấu súp củ cải đỏ. Mỗi vùng có những điều đặc biệt trong việc chế biến.
Đặc biệt, ở một số vùng như Karpaty, súp củ cải đỏ là món ăn truyền thống trong lễ cưới. Chỉ có một tập tục không thay đổi: mỗi gia đình trong Lễ Giáng sinh, Lễ Phục sinh, ngày giỗ, trong đám cưới luôn có một nồi súp củ cải đỏ ở giữa bàn.
Trong những ngày lễ trước Năm mới, theo truyền thống, lễ Giáng sinh nấu súp củ cải đỏ kiểu Ucraina chay, còn Lễ thánh ngày 14/1 là súp củ cải đỏ thịt có váng mỡ, thật hấp dẫn phải không ạ?
2, Món cá hồi và trứng cá hồi – món ăn truyền thống ở NgaCá hồi và trứng cá là món ăn mà người Nga đã sử dụng khá sớm trong các món ăn của mình. Nếu bạn tinh ý khi đi tour du lich Nga tron goi hay khám phá nước Nga từ màn ảnh nhỏ thì sẽ thấy trên tất cả các bàn tiệc của người Nga, có món trứng cá được đặt vào những hộp nhỏ và nó đắt hơn cả thịt mỡ. Những người có dịp được thưởng thức trứng cá được cho là bậc cao sang.
Trứng cá sau khi được lấy từ bụng cá sẽ được bảo quản thận trọng. Sau đó được ướp muối và phân loại cẩn thận. Người ta chia trứng cá theo dạng và độ béo của trứng. Trứng cá được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng chủ yếu và đơn giản như ăn kèm với bánh mỳ, kèm theo một lát bơ mỏng, một lát chanh.
Trứng cá hồi cũng xuất hiện nhiều trong các món Salat cao cấp dành cho những thực khách sành ăn và quý phái.
3, Bánh hạnh phúc nước Nga
Nước Nga còn nổi tiếng với món bánh hạnh phúc. Đây là món ăn được người dân Nga vô cùng yêu thích bởi ẩn sau mỗi chiếc bánh sẽ là một ý nghĩa. Sẽ là niềm vui nếu như nhân chiếc bánh được làm từ rau xanh, sẽ là tình yêu nếu như nhân làm từ ớt và đặc biệt sẽ là giàu có nếu nhân là một đồng xu.
Đăng bởi: Lâm Nguyễn
Từ khoá: Những món ăn truyền thống nên thử khi đi tour du lịch Nga
5 Loại Bánh Tết Truyền Thống Việt Nam Có Ý Nghĩa Đặc Biệt Gì?
1. Bánh Tết truyền thống – Bánh Chưng
Bánh chưng là loại bánh Tết truyền thống không thể thiếu của mỗi gia đình người miền Bắc. Món bánh này được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Gây ấn tượng với lớp vỏ màu xanh của lá dong bao bọc bên ngoài.
Tương truyền, món bánh truyền thống này xuất hiện từ thời vua Hùng. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho mặt đất. Những sợi dây lạt buộc chặt bên ngoài dùng để xắt bánh còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của những thành viên trong gia đình, cũng như sự gắn kết của toàn dân tộc.
Phần nhân bên trong của bánh chưng cũng mang ý nghĩa sâu xa. Từ nguyên liệu gạo nếp ngon là thức ăn nuôi sống dân tộc ta từ bao đời nay, cũng tượng trưng cho nền nông nghiệp lúa nước truyền thống của Việt Nam. Cho đến lá dong xanh bọc ngoài phần nhân trong ruột bánh, tượng trưng cho ơn sinh thành, bao bọc của cha mẹ.
2. Bánh Tét – Món bánh dịp Tết truyền thốngBánh tét là món bánh Tết truyền thống của người miền Nam, cũng tương tự như bánh chưng của người miền Bắc. Người miền Nam gói bánh tét hình trụ dài, có phần nhân dàn đều bên trong. Không chỉ có hương vị thơm ngon, mà bánh tét còn mang ý nghĩa lịch sử. Tượng trưng cho hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con.
Sự hiện diện của bánh tét vào dịp lễ quan trọng của dân tộc này, cũng là lời nhắc nhở công ơn sinh thành của cha mẹ ngày đầu năm. Có như thế, mỗi người con dân Việt Nam mới luôn biết hiếu thảo, nhớ đến công ơn cha mẹ.
3. Bánh Khảo – Món bánh truyền thống ViệtBánh khảo là loại bánh truyền thống có nguồn gốc từ vùng Bắc Bộ và được dùng nhiều vào dịp lễ tết của các dân tộc Tày, Nùng,… Món bánh này là sự kết hợp tuyệt vời của bột gạo nếp thơm, hương bưởi dịu dàng cùng những loại nhân phong phú.
Làm bánh khảo cũng mất khá nhiều thời gian vì quy trình dài gồm: rang gạo, xay bột, hạ thổ, giã đường, làm nhân, vò bột, vào khuôn…
4. Bánh Phu Thê – Món bánh Tết truyền thống của dân địa phươngBánh phu thê hay còn gọi là bánh xu xuê, đặc sản của người Bắc Ninh không chỉ góp mặt trong các dịp cưới hỏi mà luôn hiện diện trong các dịp lễ, Tết quan trọng.
Bánh phu thê truyền thống được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá dong hoặc lá chuối, bên ngoài là lớp lá dừa. Loại gạo để làm bánh phu thê phải là loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon.
Bánh phu thê mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng thuỷ chung son sắt của các cặp vợ chồng. Phần bột mỏng ôm trọn nhân đậu xanh bên trong, thể hiện sự ôm ấp, chở che ấm áp của tình nghĩa phu thê.
5. Bánh CộBánh cộ hay còn được gọi là bánh in, thường được dùng trong các dịp lễ Tết, cúng kính ông bà, tổ tiên, thờ Phật. Bánh cộ xuất phát từ cung đình Huế. Có thể nói, bánh được xem như một đặc sản của Huế.
Không khí Tết cổ truyền tại Huế luôn mang đậm nét ẩm thực. Bánh cộ nổi tiếng thơm ngon và sạch sẽ mà nguyên liệu thì rất bình dân và cách thức làm bánh cộ thì rất dễ làm.
Đăng bởi: Trịnh Tâm
Từ khoá: 5 loại bánh Tết truyền thống Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt gì?
10 Lễ Hội Văn Hóa Truyền Thống Ở Miền Tây Nam Bộ
Lễ Cúng Dừa – Lễ hội tâm linh Lễ hội Kathina
Lễ Cúng Dừa – Lễ hội tâm linh
Lễ hội Kathina hay còn gọi là lễ dâng bông, dâng y cà sa của người dân Khmer tỉnh Sóc Trăng được tổ chức sau 3 tháng an cư kiết hạ và theo quy định của Phật giáo Nam tông Khmer, các chùa sẽ chọn 1 ngày cụ thể và thông báo cho các Phật tử trong phum sóc biết để chuẩn bị tiến hành làm lễ Kathina. Vì vậy mà mỗi phum sóc ở các tỉnh sẽ khác nhau về ngày tổ chức nhưng theo truyền thống thì thường diễn ra trong 2 ngày. Vào những ngày này người dân nơi đây lại nô nứt tổ chức lễ hội với mong muốn phum sóc nơi này được bình yên, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu. Trong lễ hội này người dân sẽ thỉnh chư tăng đến tụng kinh, cầu an cho gia chủ, ngày thứ hai là ngày đông vui nhất vì ngày này toàn bộ cư dân trong phum sóc làm lễ rước Kathina. Người dân sẽ dâng các vật phẩm gồm áo cà sa, bình bát và các lễ vật thiết yếu phục vụ việc sinh hoạt của các nhà sư. Đi kèm đó là đội trống Sa – dăm, đội Rô – băm cùng chục thiếu nữ xếp thành hai hàng để rước về chùa và dâng lên cho các nhà sư. Đây là lễ hội không đơn thuần là chỉ dâng y cà sa mà nó còn góp phần gìn giữ những giá trị tốt đẹp của đạo Phật và tạo nét gần gũi, thân thiện trong cộng đồng người theo đạo Phật ở Việt Nam.
Lễ hội Kathina
Lễ hội cúng trăng Ok Om Bok Lễ Hội Kỳ Yên Lễ tết Khmer Chol Chnam ThmayLễ Hội Kỳ Yên
Lễ Chol Chnam Thmay được gọi là lễ chịu tuổi là lễ tết lớn nhất của người Khmer diễn ra 3 ngày liên tiếp tính theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer tức là vào đầu tháng Chét của người Khmer. Lễ Chol Chnam Thmay còn là những ngày lễ Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Khi du khách đi đến những khu vực có đông đồng bào Khmer sinh sống như: Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh,… du khách sẽ bắt gặp không khí náo nhiệt của bà con nơi đây chuẩn bị Tết cổ truyền của mình. Cũng khá giống với Phong tục ngày tết nguyên đán của người Kinh ở vùng miền Tây Nam Bộ là dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, mọi người đều may cho mình bộ quần áo mới và gói bánh tét, chuẩn bị hoa quả, hương đèn để lễ Phật. Theo truyền thống ngày tết của người Khmer sẽ tổ chức ở các ngôi chùa Khmer, nhưng ngày nay do sống cộng cư với người Việt đã ảnh hưởng phong tục người Việt nên họ còn tổ chức lễ đón giao thừa, và cúng ông bà ở nhà trong những ngày lễ Chol Chnam Thmay. Trong ngày lễ này người Khmer còn tổ chức nhiều trò vui như: đốt đèn trời, đánh quay lửa,… đây cũng là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng của miền Tây, hấp dẫn du khách từ nhiều nơi đến đây.
Lễ tết Khmer Chol Chnam Thmay
Lễ Đôn Ta – Dolta Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi SamLễ Đôn Ta – Dolta
Lễ hội Bà Chúa Xứ còn gọi là Vía Bà được diễn ra ở miếu bà tọa lạc tại chân Núi Sam, thành phố Châu Đốc, An Giang. Hằng năm lễ được tổ chức vào ngày 23/4 – 27/4 âm lịch nhưng ngày Vía Bà chính là ngày 25/4 vì đây là ngày phát hiện ra tượng bà. Hằng năm cứ vào mùa lễ thì có hàng trục khách thập phương từ xa đến đây để cúng bái với ý nguyện cầu cho một năm ấm no, mọi tai ương đều qua hết. Lễ được bắt đầu từ ngày 23/4 cho đến 0h đêm hôm đó du khách sẽ được xem nghi thức tắm bà bằng nước mưa pha với nước hoa và thay y phục mới cho bà. Hôm sau du khách sẽ được xem lễ rước bà từ đỉnh núi xuống bằng chín cô gái đồng trinh, đó chỉ là lặp lại cảnh rước bà khi xưa. Bên cạnh những lễ hội đặc sắc đó còn có Văn hóa nghệ thuật dân gian được biểu diễn như: múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén,… Đây là một lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc và còn là di tích lịch sử và kiến trúc quan trọng của tỉnh và cả khu vực. Năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia.
Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
Lễ hội Nghinh Ông Lễ hội đua bò Bảy Núi Lễ Tống ÔnLễ Tống Ôn
Đó là những lễ hội văn hóa đặc trưng của miền Tây, thể hiện phong tục, tập quán từ xa xưa của những người bản địa. Du khách Đến đây mà không tham gia các hội này thì thật là thiếu sót vì không khí của mỗi lễ hội ở miền Tây rất hấp dẫn và độc đáo khiến bạn quên đi cái mệt mỏi khi đi du lịch đến đây
Đăng bởi: Nguyễn Quỳnh Như
Từ khoá: 10 Lễ hội văn hóa truyền thống ở miền Tây Nam Bộ
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 10 Món Ăn Truyền Thống Việt Nam trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!