Xu Hướng 9/2023 # Tâm Sự Của Bà Mẹ Trước Giờ Đón Con Chào Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ # Top 11 Xem Nhiều | Hsnf.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tâm Sự Của Bà Mẹ Trước Giờ Đón Con Chào Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tâm Sự Của Bà Mẹ Trước Giờ Đón Con Chào Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sáng nay, Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, ông Vũ Bá Quyết cho PV biết, chiều nay, gia đình có nhu cầu sinh con bằng phương pháp mang thai hộ sẽ cùng người mang thai hộ vào Bệnh viện Phụ Sản Trung ương làm các thủ tục và xét nghiệm cuối cùng để sẵn sàng cho cuộc mổ đón bé sơ sinh sáng mai, tôi cũng đã cảm nhận được niềm vui từ giọng nói của ông. Ông Quyết cho biết, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến sẽ tiến hành ca mổ lấy thai này.

Gặp hai người phụ nữ đặc biệt tại khu điều trị Tự nguyện Bệnh viện Phụ sản Trung ương, ngay từ phút đầu, tôi đã cảm nhận một sự gần gũi nơi họ. Ông Quyết cho biết, đây là ca sinh đầu tiên theo hình thức mang thai hộ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Bệnh viện cũng muốn dành một sự quan tâm đặc biệt cho ca sinh này và chuẩn bị cho hai bà mẹ một phòng riêng nhưng các chị lại yêu cầu ở phòng chung cùng 2 sản phụ nữa cho vui.

Chị Minh luôn nói với tôi: “có lẽ, đêm nay, hai vợ chồng chị sẽ không ngủ được. Mong sao, trời mau sáng để được đón con”. Chị Minh tâm sự, hai vợ chồng chị lấy nhau đã 16 năm mà chưa có con. Sức khỏe sinh sản của chồng chị thì hoàn toàn bình thường, còn chị do tử cung nhỏ bẩm sinh nên không thể mang thai. Dù biết thế nhưng chị vẫn lo chạy chữa bằng nhiều cách. Đã nhiều lần, chị tính chuyện cho chồng. Nhưng chồng chị là một người tuyệt vời. Chồng chị muốn gắn bó với chị mãi mãi. Cho tới một ngày….

Bố chồng chị Minh gọi chị và nói: “Con đã nghe thấy thông tin gì trên vô tuyến chưa? Nhà nước cho phép mang thai hộ đó”. Ngay ngày hôm sau, chị Minh cùng chồng tìm hiểu thủ tục đăng ký mang thai hộ.

Tìm hiểu Luật mang thai hộ, chị Minh biết rằng, phải tìm một người có quan hệ họ hàng với mình hoặc chồng. Vấn đề này còn rất mới và tế nhị. Thật may mắn, đã có người thân giúp chị. Không những cá nhân người đó đồng ý giúp chị mà cả những người trong gia đình người đó cũng đồng ý giúp chị thực hiện ước mơ làm mẹ.

Có lẽ, đêm nay, hai vợ chồng chị Minh sẽ không ngủ được. Mong sao, trời mau sáng để được đón con.

Những tháng ngày cùng “vượt cạn”

Những tháng ngày mang bầu, hai bà mẹ đã có nhiều lúc lo cắt lòng. Chị Minh cho biết, dù đạt yêu cầu tất cả các chỉ số về sức khỏe nhưng do người mang thai hộ không phải là người trẻ tuổi nên ngay từ lúc đầu làm thủ tục, các bác sĩ cũng đã cảnh báo trước những nguy cơ có thể xảy ra. Tới tuần thứ 25, người mang thai hộ thấy ngứa khắp người, có những mảng da mẩn đỏ, nổi dày như kê. Cả hai đều lo lắng. Các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Trung ương chỉ định cho người mang thai hộ nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Người mai thai hộ được chẩn đoán chỉ là hiện tượng dị ứng thai kỳ, gây phiền phức chỉ là ngứa, không ảnh hưởng tới sức khỏe của người mang và thai nhi. Lần đó, 2 bà mẹ cũng nằm viện tới 10 ngày. Về nhà xong, được ít ngày, lại thấy mẩn ngứa, hai bà mẹ lại đi khám Bệnh viện Bạch Mai lần tiếp.

Trong cuộc nói chuyện của 3 chúng tôi có những lúc ngắt quãng bởi nhiều lần, chị Minh nói “em hồi hộp quá”. Chị bảo chị không phải là người lên bàn mổ ngày mai nhưng chị và chồng chị thấy lo lắng cho con, cho người họ hàng mang đứa con chị. Mong sao cho mẹ tròn, con vuông.

Chị Minh cứ mãi vuốt vuốt đôi bàn tay người họ hàng đang mang giọt máu của mình. Chị bảo tôi: “ít thấy có người nào tốt như gia đình nhà chị ấy (người mang thai hộ). Cùng là phận người phụ nữ với nhau, luôn mong muốn có một đứa con nên chị ấy đã giúp em. Không những thế, chồng của chị ấy đã rất tuyệt vời, anh còn đã động viên chị ấy giúp vợ chồng em. Suốt những tháng ngày chị ấy mang thai con em, chồng chị ấy điện thoại hỏi han suốt về sức khỏe, ăn uống. Chiều nay, anh ấy cũng bảo ngày mai muốn đến viện chung niềm vui đón cháu…” chị Minh nói.

Câu chuyện của chúng tôi vẫn rộn rã dù trời chiều đã sẩm tối. Tiễn tôi ra ngoài màn trời mưa bụi, tôi nhận thấy trên môi chị Minh vẫn vương lại một nụ cười nhưng phía cuối ánh mắt chị có chút lấp lánh. Hẹn gặp lại chị Minh vào sáng mai, trong giờ khắc thiêng liêng, hanh phúc nhất của vợ chồng chị.

Hy vọng, sau những ca chào đời đầu tiên của những cháu bé này, sẽ có nhiều ông bố bà mẹ được đón nhận niềm vui như gia đình chị Minh.

Ghi chú: Người nhờ mang thai hộ: Nhân vật Minh đã được thay đổi tên

Theo SKĐS

Mang Thai Tuần 9: Điểm Nhấn Mẹ Bầu Cần Lưu Tâm

Mặc dù đã trải qua 8 tuần tương đương 2 tháng mang thai nhưng thai kỳ vẫn chưa thực sự ổn định. Đây vẫn là khoảng thời gian của tam cá nguyệt đầu tiên. Chính vì vậy, người mẹ không nên chủ quan với bào thai cũng như sức khỏe của mình.

Nếu không chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sức khỏe của người mẹ có thể bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, thai nhi của mẹ bầu mang thai tuần 9 vẫn cần được theo dõi, chăm sóc. Việc này được thực hiện gián tiếp thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt của người mẹ.

Khi mang thai tuần 9, quần áo của bạn mặc hàng ngày sẽ trở nên dần chật hơn. Bạn có thể cần mặc quần áo rộng thoáng để không cảm thấy khó chịu. Hệ thống mạch máu trong cơ thể phát triển để cung cấp máu cho thai nhi. Chính vì thế, bạn sẽ thấy những mạch máu của mình nổi rõ hơn.

Ngực của người mẹ sẽ dần đầy đặn hơn, hai núm vú chuyển sang màu sậm hơn. Những hạt Montgomery tiếp tục nổi rõ hơn tuần 8. Vòng eo của bạn sẽ to hơn một chút. Hormon thai kỳ tăng lên ở mức tối đa. Điều này có thể làm bạn cảm thấy không khỏe nhưng rất có lợi cho thai nhi.

Trong khoảng thời gian mang thai tuần 9, người mẹ có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:

Mệt mỏi nhiều hơn và thường xuyên hơn.

Buồn nôn nhiều hơn

Tâm trạng lâng lâng

Trong miệng có vị kim loại hơi khó chịu.

Đau căng vùng ngực.

Có thể bị đau đầu

Thèm một số món ăn nhất định như thịt, bánh ngọt, trái cây có vị chua,…

Khứu giác nhạy cảm hơn.

Âm đạo xuất hiện một ít dịch màu trắng đục. Có thể xuất huyết lượng rất nhỏ.

Chuột rút, đau ở bắp chân.

Da sạm đen hơn.

Tóc dày và sáng hơn

Đầy hơi và có cảm giác chướng bụng.

Em bé của bạn (thai nhi) có kích thước vào khoảng 4,24 cm. Lúc này, em bé có độ lớn tương đương một quả dâu tây. Khuôn mặt của bé đã dễ nhận biết hơn. Đôi mắt được bảo vệ bởi mí mắt, một cái miệng nhỏ và hơn nữa là một cái lưỡi có khả năng vị giác cơ bản.

Bàn tay và bàn chân đang dần hiện lên rõ nét hơn. Tuy nhiên, ngón tay và ngón chân chưa thực sự được phân chia rõ ràng. Trên bàn tay và bàn chân chỉ có những rãnh nhỏ.

Tất cả các cơ quan nội tạng chính trong cơ thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đó là tim, não, phổi, thận và ruột. Xương đang bắt đầu hình thành. Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, có lẽ bạn vẫn chưa biết được đó là bé trai hay bé gái. Mãi đến tuần thứ 18 – 21 thì bộ phận sinh dục mới hiện rõ.

Một số đặc điểm chính của em bé trong thời gian này bao gồm:

Đầu và cổ: Đầu thẳng và tròn hơn, khuôn mặt đang hình thành.

Mắt: Mắt bé vẫn nhắm, nhưng có đầy đủ sắc tố võng mạc.

Miệng: Bề mặt của lưỡi bây giờ sẽ có vị giác. Xương vòm miệng bắt đầu quá trình hợp nhất.

Tai: Đôi tai bên ngoài được phát triển đầy đủ, và dần dần rõ rệt hơn.

Bụng và xương chậu: Gan, lá lách và túi mật và ruột tiếp tục đi vào cơ thể từ dây rốn. Cơ quan sinh dục ngoài vẫn chưa rõ rệt.

Nếu trong tuần thứ 8, người mẹ chưa khám thai thì thời điểm mang thai tuần 9 vẫn không quá muộn. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa sản để được khám thai toàn diện. Siêu âm thai sẽ giúp bạn biết được khá chính xác tuổi thai.

3 hội chứng thường gặp do đột biến tam bội NST: Hội chứng Down, Patau, Edwards.

Dị tật bẩm sinh do rối loạn NST giới tính: Hội chứng Klinefelter (47, XXX), hội chứng Turner (45, X),…

Hội chứng DiGeore (đột biến NST 22q11.2) gây dị tật tim mạch, hở hàm ếch, suy giảm chức năng tiêu hóa.

Các đột biến vi mất đoạn và mất đoạn điển hình.

Những điều mà mẹ bầu nên làm

Uống bổ sung axit folic với lượng 1.000mcg mỗi ngày

Bổ sung thêm canxi với lượng 800mg mỗi ngày

Ngủ đủ giấc, thời gian ngủ nên dao động từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày

Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục nhẹ, yoga bầu, đi bộ

Bổ sung vitamin phức hợp bằng việc ăn trái cây: cam, bưởi, kiwi, táo, chuối…

Những điều mà người mẹ nên tránh

Uống nhiều cà phê.

Thức khuya.

Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.

Hút thuốc lá.

Ăn nhiều bánh ngọt, chất béo vì dễ gây tăng cân quá mức cần thiết.

Sử dụng những món ăn tái, chưa nấu chín, các loại thịt nguội.

Ths.BS Phan Lê Nam

Để biết được người mẹ mang thai tuần thứ 10 như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Mang thai tuần 10

Rubella Trước Khi Mang Thai Bao Lâu?

Chích ngừa sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai bao lâu là một trong những câu hỏi được nhiều phụ nữ trong độ tuổi mang thai quan tâm nhất. Tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai 3 tháng để cơ thể tạo ra kháng thể phòng bệnh và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên phụ nữ có thể chích ngừa sởi, quai bị, rubella trước tối thiểu là 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng. Thời gian 3 tháng là thời gian tốt nhất để vắc-xin hoạt động hiệu quả nhất.1

Vì vắc-xin này là vắc-xin sống giảm độc lực, thành phần vắc-xin Rubella không được tiêm ở phụ nữ biết mình đang mang thai.

Vắc-xin sởi – quai bị – rubella là vắc-xin phòng ngừa:2

Bệnh sởi gây ra các triệu chứng phát ban toàn thân, sốt, ho khan kéo dài, chảy nước mũi, sưng mí mắt…

Bệnh quai bị có các triệu chứng điển hình là sưng đau vùng mang tai, đau đầu, đau nhức cơ, sốt, khó nhai…

Bệnh Rubella gây phát ban toàn thân, sốt nhẹ và viêm khớp. Phụ nữ mang thai nhiễm rubella thì trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc Rubella bẩm sinh làm chậm phát triển trí tuệ và bị dị tật bẩm sinh.

Tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella cho phụ nữ trước khi mang thai có chi phí:

1. Giá tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella tại Hệ thống tiêm chủng VNVC (thuộc Công ty Cổ phần vắc-xin Việt Nam)

Công ty cổ phần vắc-xin VNVC là hệ thống tiêm chủng vắc xin nhiều cơ sở trải dài từ Nam ra Bắc. Ở đây được trang bị hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh hiện đại và là đơn vị đầu tiên có các loại vắc xin thế hệ mới nhất. Thêm vào đó, công ty này còn cam kết bình ổn giá ngay cả thời điểm khan hiếm. Ngoài ra, ở đây còn có gói tiêm phòng vắc-xin cho phụ nữ có ý định mang thai.

Tên vắc-xin Nước sản xuất Giá bán lẻ (VNĐ)

MMR II (3 trong 1) Mỹ 305.000 VNĐ

Priorix Bỉ 415.000 VNĐ

MMR Ấn Độ 205.000 VNĐ

2. Giá tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella tại Pasteur TP.HCM

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 127 Pasteur, phường 8, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Giá tiêm MMR (3 trong 1) của Mỹ có giá khoảng 265.000 VNĐ.

3. Giá tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella  tại Trung tâm y tế Bình Thạnh – TPHCM

Giá vắc-xin MMR II (Ấn Độ) tại đơn vị này là 188.000 VNĐ cho thời gian tiêm từ thứ 2 đến thứ 6, 203.000 VNĐ cho thứ 7.4

Trung tâm y tế Bình Thạnh – TPHCM nằm tại 99/6 Nơ Trang Long, Phường 11, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Bạn đọc và gia đình có thể liên hệ trực tiếp trung tâm để được tư vấn chi tiết hơn.

4. Giá tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella tại Trung tâm y khoa Pasteur Đà Lạt

Vắc-xin MMR II (Mỹ) có giá 280.000 VNĐ tại trung tâm y khoa Pasteur Đà Lạt. Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.5

Cảm giác rát bỏng/ đau nhói chỗ tiêm.

Tác dụng phụ ít gặp: Sốt trên 38°C, xuất hiện ban đỏ nhẹ trên da.

Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, căng cứng, đau họng, khó chịu, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Phản ứng trên da bao gồm nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.

Đau cơ, khớp: Thường thoáng qua và không kéo dài thành mãn tính. Thường xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi trường thành.

Các loại vắc-xin được khuyên tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai là những vắc-xin chứa vi-rút còn sống. Dù vi-rút đã bị làm yếu đi, song vẫn có thể gây bệnh cho mẹ.

Điều kiện tối thiểu phải tiêm các loại vắc-xin này ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Đặc biệt, không được tiêm phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai.

Lưu ý, không nên tiêm các loại vắc-xin này ngay trong giai đoạn thai kỳ.

Nếu đã tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai nhưng lại có thai trong khoảng thời gian từ lúc chích đến lúc phát hiện mang thai chưa đủ 1 tháng, người chích cần thông báo với bác sĩ để theo dõi, chăm sóc thai kỳ.

Các Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Mẹ Bầu Cần Biết

Trong một thai kỳ, trước khi em bé chào đời, người mẹ luôn cần một quá t rình theo dõi lâu dài. Quá trình này cần sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên sản phụ khoa và các nhân viên y tế khác. Họ cần thông qua các kết quả của cận lâm sàng để theo dõi thai kỳ của bạn một cách khách quan. Các xét nghiệm máu là một trong những công cụ đắc lực cho điều đó.

Các xét nghiệm máu bác sĩ có thể chỉ định cho các mẹ bầu trong thai kỳ của mình như

Xét nghiệm Beta HCG.

Công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm nhóm máu.

Xét nghiệm yếu tố RF.

Các xét nghiệm tầm soát dị tật Double test, Tripple test.

Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng trong thai kỳ như: Rubella, Viêm gan B, viêm gan C, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs), HIV.

Thông thường, các mẹ bầu phát hiện mình có thai thường là bằng que thử thai nhanh Quick Stick. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ dương tính giả khá cao, do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Khi bạn đến khám tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu tìm định lượng Beta HCG. Đây là một loại xét nghiệm máu có tính chính xác cao. Xét nghiệm máu cũng cho kết quả phát hiện thai kỳ sớm hơn các hình ảnh học như siêu âm.

Khi đã xác định mình có thai, thì hành trình một em bé khỏe mạnh ra đời cần sự theo dõi kỹ từ bác sĩ có chuyên môn và người. Các xét nghiệm máu khi mang thai giúp theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và em bé. Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ có thể dự đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất lợi cho mẹ và con trong toàn bộ thời gian mang thai và sinh nở.

Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, thai phụ và em bé phải đứng trước những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên theo mốc thời gian. Đặc biệt, khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là cực kỳ có ảnh hưởng. Để từ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm hơn các tình trạng bệnh lí như: thiếu máu, dị tật bào thai, nhiễm trùng thai kỳ…Như vậy, người mẹ và thai nhi có thể nhận được các hướng xử trí phù hợp nhất cho mình.

Những thông tin chung

hCG (Human Chorionic Gonadotropin) thường được gọi là hormone thai kỳ vì nó được tạo ra bởi các tế bào lá nuôi trong bánh nhau ngay sau trứng được thụ tinh. Nồng độ hCG trong huyết thanh tăng nhanh sau thụ thai. Vì vậy nó trở thành một marker tuyệt vời cho việc xác định sớm và theo dõi thai. Mức độ có thể đầu tiên được phát hiện bằng xét nghiệm máu khoảng 11 ngày sau khi thụ thai và khoảng 12 – 14 ngày sau khi thụ thai bằng xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, mức độ hCG sẽ tăng gấp đôi cứ sau 72 giờ. Mức độ sẽ đạt đến đỉnh điểm trong 8 – 11 tuần đầu tiên của thai kỳ và sau đó sẽ giảm dần và chững lại trong phần còn lại của thai kỳ.

Xét nghiệm beta hCG cần thiết trong thai kỳ.

Phân tích kết quả hCG

Mức hCG thấp có thể là chỉ điểm của nhiều vấn đề và nên được kiểm tra lại trong vòng 48 – 72 giờ để xem mức độ thay đổi như thế nào. Một mức độ thấp có thể chỉ ra:

Nguyên nhân có thể do tính tuổi thai không chính xác.

Có khả năng sẩy thai hoặc hỏng trứng.

Hoặc có thai ngoài tử cung.

Nồng độ hCG cũng có thể là vấn đề và nên được kiểm tra lại trong vòng 48 – 72 giờ để đánh giá các thay đổi về cấp độ. Một mức độ hCG cao có thể do:

Có thể do tính tuổi thai không chính xác.

Thai trứng.

Đa thai.

Nghĩ nhiều đến hội chứng Down khi lượng AFP trong máu giảm.

Những thông tin chung

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ để xác định bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà người mẹ có thể thường mắc. Xét nghiệm này theo dõi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu nồng độ sắt trong máu thấp, bạn có thể được chỉ định bổ sung sắt. CBC cũng xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Xét nghiệm CBC thực sự cần thiết, vì nó giúp chẩn đoán bệnh lí hoặc bệnh nhiễm trùng người mẹ có thể mắc. Xét nghiệm tính được số lượng của ba loại tế bào máu. Từ đó nó có thể cung cấp cái nhìn tổng quát về sức khỏe mẹ bầu.

Xác định thành phần trong công thức máu.

Cụ thể, công thức máu (CBC) sẽ cho chúng ta biết thông tin về những chỉ số sau:

Số lượng bạch cầu (WBC).

Phần trăm từng loại bạch cầu (WBC).

Số lượng hồng cầu Hematocrit (RBC).

Dung tích hồng cầu (HCT, PCV) và Huyết sắc tố Hemoglobin (Hgb).

Chỉ số hồng cầu.

Đếm số lượng tiểu cầu (thrombocytes).

Khối lượng tiểu cầu (MPV).

Phân tích kết quả một công thức máu toàn phần

Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện bệnh khởi phát ở thai phụ.

Nếu số lượng WBC thấp, bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng. Phạm vi bình thường là 4.500 đến 10.000 tế bào trên mỗi microliter (tế bào/mcL).

Nếu số lượng hồng cầu của bạn thấp, bạn có thể bị thiếu máu. Phạm vi bình thường đối với nam giới là 4,5 triệu đến 5,9 triệu tế bào/mcL; đối với phụ nữ, nó khoảng 4,1 triệu đến 5,1 triệu tế bào/mcL.

Phạm vi bình thường của huyết sắc tố (hb) đối với nam giới là 14 đến 17,5 gram mỗi decilit (gm/dL). Đối với phụ nữ, dao động khoảng 12,3 đến 15,3 gm/dL.

Mức Hct thấp có thể là dấu hiệu thiếu sắt. Điểm Hct cao có thể do bạn mất nước. Phạm vi bình thường đối với nam giới là từ 41,5% đến 50,4%. Đối với phụ nữ, phạm vi là từ 36,9% đến 44,6%.

Nếu RBC của bạn lớn hơn bình thường, MCV của bạn sẽ tăng. Điều đó có thể xảy ra nếu bạn có lượng vitamin B12 hoặc folate thấp.

Nếu các tế bào hồng cầu của bạn nhỏ hơn, bạn có thể bị thiếu máu. Điểm MCV phạm vi bình thường là 80 đến 96.

Phạm vi bình thường của tiểu cầu là 150.000 đến 450.000 tiểu cầu/mcL.

Nhóm máu

Có 4 nhóm máu (A, B, AB hoặc O) và bạn sẽ được xét nghiệm máu để tìm ra bạn thuộc nhóm nào. Sẽ rất hữu ích khi biết nhóm máu của bạn trong trường hợp bạn cần được truyền máu. Ví dụ điển hình là khi bạn bị chảy máu nhiều (xuất huyết) khi mang thai hoặc sinh.

Yếu tố Rhesus (RhD)

Khi bạn tìm ra nhóm máu của mình, bạn cũng sẽ tìm hiểu xem tuýp nhóm máu của bạn là dương tính hay âm tính. Đây là yếu tố Rhesus (RhD) hay được gọi là kháng nguyên D trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Có hai dạng Rhesus âm tính và dương tính. Hầu hết mọi người có Rhesus dương, chỉ có số ít có Rhesus âm. Nếu bạn có Rhesus âm, thì vấn đề khá là nguy hiểm. Nếu con bạn Rhesus dương, cơ thể bạn sẽ tạo ra kháng thể chống lại máu em bé. Điều này không ảnh hưởng đến thai kỳ hiện tại. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc mang thai trong tương lai.

Double test

Xét nghiệm Double test là một loại xét nghiệm chủ yếu được đưa ra cho phụ nữ mang thai để xác định các dị tật nhiễm sắc thể ở thai nhi. Xét nghiệm này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các bệnh lí thần kinh ở thai nhi. Các bệnh lí chẳng hạn như hội chứng Down hay Hội chứng Edward.

Bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi có thể dẫn đến dị tật phát triển nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau ở trẻ sau khi sinh. Tuy nhiên, những bất thường như vậy là cực kỳ hiếm. Thử nghiệm đánh dấu kép được đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và những người có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh và bệnh tiểu đường type 1 phụ thuộc insulin.

Triple test

Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol.

AFP: alpha-fetoprotein là một loại protein được sản xuất bởi thai nhi.

hCG: Gonadotropin màng đệm ở người là một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.

Estriol: estriol là một estrogen được sản xuất bởi cả thai nhi và nhau thai.

Đây là một thủ tục không xâm lấn được thực hiện thông qua xét nghiệm máu.  Hiện nay, test được xem là ít có nguy cơ được biết đến với người mẹ hoặc thai đang phát triển.

Thử nghiệm Triple test được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên theo y văn, kết quả thu được trong tuần thứ 16-18 được cho là chính xác nhất.

Xét nghiệm viêm gan B

Nhiều phụ nữ mắc viêm gan B không có triệu chứng. Điều này có thể vô tình làm bạn truyền nó cho em bé khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có mang mầm bệnh viêm gan B hay không.

Nếu bạn có, bác sĩ sẽ bảo vệ em bé bằng cách tiêm cho bé một loại globulin miễn dịch viêm gan B cũng như mũi tiêm vắc-xin gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ sau khi sinh.  Em bé sẽ tiêm mũi thứ hai sau 1 hoặc 2 tháng và lần thứ ba sau 6 tháng. Tất cả các thành viên trong gia đình cũng nên được xét nghiệm và tiêm phòng nếu bạn là người mang mầm bệnh.

Sàng lọc giang mai

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) này tương đối hiếm ngày nay. Tuy nhiên, tất cả phụ nữ nên được kiểm tra vì nếu bạn mắc bệnh giang mai và không điều trị, cả bạn và em bé đều có thể phát triển các vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp dương tính bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị.

Hình ảnh của em bé bị giang mai bẩm sinh.

Xét nghiệm HIV

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, bác sĩ sản phụ khoa đại học Hoa Kỳ và một loạt các tổ chức khác khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Đây là loại virus gây ra bệnh AIDS. Nếu bạn xét nghiệm dương tính với HIV, bạn và em bé của bạn có thể được điều trị ngay. Việc điều trị giúp duy trì sức khỏe của chính bạn và giảm đáng kể khả năng thai nhi sẽ bị nhiễm virus.

Tâm Lý Trẻ 2 Tuổi Và Vai Trò Của Ba Mẹ Trong Quá Trình Phát Triển Tâm Lý Của Con

Tâm lý trẻ 2 tuổi có những bước phát triển mới mẻ. Trẻ ở tuổi này thường trở nên dễ thương, hóm hỉnh hơn trong mắt ba mẹ. Đây cũng là độ tuổi trẻ chuẩn bị đi học mầm non, vì vậy vai trò của ba mẹ với trẻ trong giai đoạn phát triển tâm lý này rất quan trọng.

1. Sự phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi

Tâm lý trẻ 2 tuổi có sự phát triển nhất định – Ảnh Internet

Khả năng vận động, tư duy, nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp xã hội ở trẻ 2 tuổi được cải thiện rõ rệt, cụ thể như: 

Khả năng nhận thức trong tâm lý trẻ 2 tuổi có những bước tiến khá tốt. Trẻ đã có thể nhận biết được bản thân và phân biệt được mình với người khác. Nhiều trẻ có thể nhớ được tên của mình, cô giáo và các bạn trong lớp. Trẻ hiểu và thực hiện nhanh nhẹn các yêu cầu của ba mẹ, cô giáo.

Khả năng tiếp thu sự việc trong giai đoạn phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi cũng nhạy bén hơn, đặc biệt trẻ đã biết quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Khả năng vận động của trẻ cũng trở nên nhanh nhẹn và vững vàng hơn. Khả năng giữ thăng bằng và phối hợp các động tác của trẻ trở nên khéo léo và uyển chuyển hơn. Trẻ có thể thực hiện được các cử động ngày càng phức tạp như: tự mình mặc quần áo, mở cửa, mở nắp chai mà không cần sự giúp đỡ của ba mẹ. Trẻ thích chạy, nghịch quanh nhà, leo cầu thang và làm bất cứ thứ gì mình muốn. Trẻ mạnh dạn di chuyển tự do và không còn phụ thuộc nhiều vào người lớn nữa.

Trẻ 2 tuổi vận động nhanh nhẹn và vững vàng hơn – Ảnh Internet

Trong khoảng thời gian phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi này, trẻ thích được làm những việc nhỏ để giúp ba mẹ. Trẻ thường quan sát các hành động của ba mẹ và bắt chước theo như chăm em bé, nấu ăn, cắt đồ ăn, nghe điện thoại, mang dép người lớn. Các trẻ gái rất thích được làm điệu giống mẹ như mặc đầm váy, son môi, cột tóc…

Ngôn ngữ của trẻ ở thời gian này cũng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ. Trẻ rất thích học từ và kiểu phát âm các từ mới bằng cách lặp lại tất cả những gì mà trẻ nghe được, ngay cả khi trẻ không hiểu được những từ mới đó có nghĩa là gì. Trẻ đã có thể nói được khá nhiều từ, nhiều câu ngắn đơn giản.Tuy nhiên, ở độ tuổi này trẻ vẫn còn nói ngọng và nhiều khi nuốt âm. Trẻ đã biết được tên gọi của nhiều đồ vật gia dụng cũng như các bộ phận cơ thể. Trẻ có thể hát thuộc nhiều bài hát trẻ được học, được nghe. Nhiều trẻ phát triển ngôn ngữ sớm có thể kể lại được một vài chi tiết theo câu hỏi của ba mẹ.

Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi, khả năng giao tiếp ngày càng thuần thục tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người hiểu trẻ nhiều hơn. Khoảng thời gian này trẻ sẽ hay hỏi người lớn về mọi thứ và trò chuyện rất lâu, với rất nhiều câu hỏi ngộ nghĩnh và thú vị. Các mẹ sẽ cảm thấy con mình dường như là lớn rồi, biết nhiều thứ rồi và quan trọng là các mẹ nên kiên nhẫn trả các câu hỏi của con để con cảm thấy mình được quan tâm, được học hỏi nhiều hơn.

2. Vai trò của ba mẹ trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi

Trẻ hiếu động, tò mò, có thể khuấy tung đồ chơi – Ảnh Internet

Đây là giai đoạn ngôn ngữ của trẻ phát triển vượt trội nên trẻ sẽ rất thích thú trong việc hỏi han, diễn tả mong muốn của mình với ba mẹ và nhiều người lớn khác.

Trẻ rất hiếu động, luôn tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh nên thường đặt ra nhiều các câu hỏi như: tại sao, cái gì, như thế nào, hoặc khuấy tung mọi đồ chơi, đồ vật không theo một trật tự nào cả. Điều quan trọng là ba mẹ hãy chuẩn bị những đồ chơi an toàn cho trẻ, tránh để trẻ chơi ở những nơi nguy hiểm.

Để đồng hành cùng con trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi, ba mẹ nên khuyến khích con khám phá mọi thứ xung quanh và nhiệt tình trả lời các câu hỏi của trẻ một cách đơn giản để kích thích tư suy của trẻ phát triển tốt hơn.

Trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi, ba mẹ có thể tập cho trẻ các thói quen tự lập trong cuộc sống hàng ngày. Những thói quen này giúp trẻ cảm thấy bản thân mình cũng có thể giống ba mẹ, cảm thấy mình “đã lớn”. Ba mẹ để trẻ tự thay quần áo chỉ hỗ trợ khi cần, tập cho trẻ tự xúc ăn, tự đánh răng, rửa tay, dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong…

Thai Nhi Nhẹ Cân So Với Tuổi Thai – Nỗi Lo Của Mẹ Bầu

1 062 đã xem

Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi

Như thế nào là cân nặng bình thường của em bé trong bụng mẹ. Để kiểm tra xem em bé có đang phát triển tốt hay không, bác sĩ thường thực hiện siêu âm để đo các chỉ số về chiều dài và ước tính cân nặng của em bé.

Ví dụ theo bảng tiêu chuẩn trên thì cân nặng thai nhi ở tuần 33 là gần 1,918kg và dài 43,7 cm, cân nặng thai nhi ở tuần 34 là 2.416 kg và chiều dài là 45.0cm.

Bảng chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.

Như nào được cho là thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai?

Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai là trường hợp mà cân nặng của em bé thấp hơn một chút chỉ số cân nặng tiêu chuẩn trung bình. Chúng ta cần phân biệt với trường hợp thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung.

Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai: Khái niệm “thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai” có nghĩa là em bé có cân nặng nhẹ hơn so với cân nặng trung bình ở tuổi thai đó. Nhẹ hơn ở một mức độ vừa phải chưa nghiêm trọng và sức khỏe chưa có gì đe dọa ở thời điểm hiện tại.

Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung: Nếu bác sĩ chẩn đoán là “thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung” thì có nghĩa là em bé của bạn quá nhỏ và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống. Đây là chứng FGR –  fetal growth restriction.  Trường hợp này  không chỉ dựa trên cân nặng của thai nhi hiện tại bị quá nhẹ, còn phải dựa trên các yếu tố khác nữa yếu tố nguy cơ rõ ràng nào đó của mẹ như nguy cơ người mẹ có yếu tố tiền sử bệnh lý cùng với bất thường trên siêu âm có bất thường trên dinh dưỡng của bánh nhau hay từ em bé.

Vậy yếu tố nào để phân biệt rõ ràng giữa hai trường hợp này? Để đánh giá mức độ nguy hiểm của việc thai nhi nhẹ cân phải dựa vào các yếu tố sau:

Chỉ số ước tính cân nặng thấp hơn chỉ số dưới trong khoảng cho phép.

Và các chỉ số về tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi như đánh giá chức năng bánh nhau: Doppler động mạch rốn và động mạch tử cung, đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi: Doppler động mạch não giữa và ống tĩnh mạch.

Nếu cân nặng của em bé thấp hơn nhiều so với chỉ số dưới tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ xem kỹ hơn. Khi này bác sĩ đưa ra chỉ số bách phân vị cụ thể để biết em bé của bạn đang nằm ở mức nào.

Ở đây chúng ta được bác sĩ nói rõ hơn về khái niệm chỉ số bách phân vị. Bình thường một chỉ số sẽ được xếp thứ tự từ bé đến lớn theo bách phân vị từ 1 tới 100. Các chỉ số nằm từ bách phân vị 10 – 90 là các chỉ số bình thường. Trung bình chuẩn là bách phân vị thứ 50. Nếu cân nặng thai nhi nằm dưới bách phân vị 10 thì được gọi là thai chậm tăng trưởng trong tử cung và cần phải theo dõi cũng như có hướng điều trị riêng.

Nếu chỉ số cân nặng không quá thấp và không có vấn đề bất thường gì về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé thì lời khuyên cho bạn là cần bổ sung dinh dưỡng hay nghỉ ngơi tránh căng thẳng mệt mỏi.

Chẳng hạn như một số đo cân nặng của một thai nhi 37 ở phiếu khám thai như sau: “Hiện tại dự kiến cân nặng: 3024gr (BPV:44%)”. Tức là cân nặng của em bé đang là 3024gr và nằm trong khoảng bách phân vị thứ 40- 50. Đây là cân nặng nằm trong mức bình thường cho phép. Mặc dù theo cách hiểu máy móc của các mẹ thì cân nặng đang thấp hơn trung bình (bách phân vị thứ 50) và nghĩ là thai nhi nhẹ cân.

Nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai

Một số bệnh lý hay các biến chứng thường gặp trong thai kỳ ảnh hưởng tới việc thai nhi bị nhẹ cân so với tuổi thai. Cụ thể:

Huyết áp cao

Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao cũng ảnh hưởng đến cân nặng của em bé ngay từ trong bụng mẹ, cụ thể là em bé nhẹ cân so với tuổi thai.  Do huyết áp cao ở người mẹ có thể cản trở việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. điều này ảnh hưởng trục tiếp đến cân nặng của thai nhi. Bên cạnh đó huyết áp cao cũng có thể gây ra sinh non, và những em bé được sinh ra sớm thường nhỏ hơn những đứa trẻ sinh ra đúng ngày.

Do vậy nếu bạn có tiền sử huyết áp cao, hãy nói với bác sĩ để kiểm soát tốt trong suốt thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ. Xu hướng là thai nhi thường nặng cân hơn so với tuổi thai, nhất là với trường hợp mẹ bầu không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu. Tuy nhiên nhiều trường hợp tiểu đường thai kỳ làm em bé nhẹ cân do tiểu đường thai kỳ làm giảm tác dụng của insulin đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.

Thiếu máu thai kỳ

Một trong những vấn đề thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi là cân nặng bị nhẹ. Thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân do các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Thế nên mẹ thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

Loại thiếu máu ở thai kỳ phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Vì thế cần bổ sung sắt đầy đủ để giảm thiểu tình trạng thiếu máu, đảm bảo em bé được nuôi dưỡng đầy đủ từ trong bụng mẹ với cân nặng khỏe mạnh.

Tìm hiểu thêm về: Lượng sắt cần thiết cho bà bầu

Bệnh tim

Mẹ bầu mắc bệnh tim có nhiều khả năng sinh em bé nhẹ cân. Lý do là bệnh tim cản trở khả năng bơm máu của oxy và chất dinh dưỡng đến tim của em bé thông qua nhau thai.

Hội chứng kháng phospholipid

Yếu tố khác

Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:

Lối sống không lành mạnh của mẹ bầu khi mang thai: Hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng chất gây nghiện như heroin, cocaine…

Chế độ ăn uống khi mang thai: Nếu mẹ bầu ăn quá ít, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không được truyền cho thai nhi và khiến nó nhiều khả năng bị thiếu cân. (Tham khảo cho tiết về: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu).

Do từ phần phụ của thai: bệnh lý bánh nhau, dây rốn…

Do nguyên nhân từ thai: đa thai, nhiễm trùng bào thai, hay các rối loạn di truyền…

Nguy cơ khi thai nhi nhẹ cân

Nếu thai nhi quá nhẹ cân, trẻ có thể có những nguy cơ về sức khỏe như sau:

Bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.

Dễ mắc các bệnh về phổi: Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu.

Sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, nguy cơ bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.

Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ sau này. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn bé sinh đủ ký.

Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, có thể đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ cân.

Ngăn ngừa tình trạng nhẹ cân ở thai nhi

Vì thai nhi có xu hướng nhỏ hơn trong bụng mẹ, nên chúng cũng có xu hướng nhẹ cân hơn khi được sinh ra. Nên bạn cần phải ngăn ngừa điều này ngay từ khi mang thai.

Hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe thật tốt, không quá gầy không quá dư cân, nên bổ sung vitamin tổng hợp cả trước và trong giai đoạn mang thai.

Thời điểm và tuổi của mẹ khi mang thai: Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.

Bên cạnh đó bạn cũng cần sắp xếp công việc, thời gian nghỉ ngơi cân bằng.

Một chế độ ăn đầy dinh dưỡng cũng rất quan trọng nên mẹ cần lưu ý.

Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như ma túy và rượu.

Nếu mẹ bầu gặp các trục trặc về chán ăn, stress, hay có khuynh hướng sử dụng rượu, thuốc an thần… hãy trao đổi với bác sĩ sớm để tìm giải pháp phù hợp và kịp thời.

Đi khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường: Chăm sóc trước khi sinh rất quan trọng trong việc xác định những vấn đề có thể gặp phải khi thai nhi phát triển.

Mẹ nên ăn gì khi thai nhi nhẹ cân

Chế độ dinh dưỡng của mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường thai nhi. Để thai lên cân tốt hơn thì trước tiên bạn cần tăng cường chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mình. Bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ cả thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước…  Các gợi ý sau sẽ giúp thai nhi tăng cân để sớm theo kịp cân nặng tiêu chuẩn.

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất, nên đa dạng các món ăn để hấp thu một cách đầy đủ nhất.

Tăng thực phẩm giàu đạm: Ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), cá. Nên cân đối trong khẩu phần ăn, mỗi tuần 3-4 bữa thịt bò hay cá luân phiên để bổ sung thêm lượng đạm cho bé hấp thụ.

Bổ sung rau xanh: Bên cạnh chất đạm mẹ đừng quên bổ sung rau xanh. Rau dền, các loại rau có màu xanh đậm là các loại rau mẹ bầu nên bổ sung trong quá trình đẩy nhanh cân nặng của con.

Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa: Mỗi ngày bạn nên bổ sung 2-3 ly sữa ở giữa các bữa chính để bổ sung thêm dưỡng chất từ nguồn thực phẩm này đặc biệt là canxi.

Bổ sung vitamin từ hoa quả: Đừng bỏ qua nguồn vitamin khoáng chất từ hoa quả. Đây là

Mẹ cũng đừng quên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tăng cường khả năng hấp thu. Em bé nhận được đủ dưỡng chất sẽ mau chóng tăng cân.

Đọc chi tiết: Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và không vào mẹ?

Video chia sẻ về tình trạng thai nhi nhẹ cân

Theo các bác sĩ, nếu thai nhi chậm tăng trưởng đồng nghĩa với việc thai nhỏ hơn so với tuổi thai, thai bị suy dinh dưỡng, suy nhau thai… và đề cập đến các vấn đề:

Thế nào là thai chậm phát triển?

Nguyên nhân khiến thai chậm phát triển?

Mẹ bầu nên làm gì khi nghi ngờ thai nhi phát triển chậm?

Hay làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung?

Cập nhật thông tin chi tiết về Tâm Sự Của Bà Mẹ Trước Giờ Đón Con Chào Đời Bằng Phương Pháp Mang Thai Hộ trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!