Xu Hướng 9/2023 # Rubella Trước Khi Mang Thai Bao Lâu? # Top 17 Xem Nhiều | Hsnf.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Rubella Trước Khi Mang Thai Bao Lâu? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Rubella Trước Khi Mang Thai Bao Lâu? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chích ngừa sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai bao lâu là một trong những câu hỏi được nhiều phụ nữ trong độ tuổi mang thai quan tâm nhất. Tiêm ngừa sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai 3 tháng để cơ thể tạo ra kháng thể phòng bệnh và không ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên phụ nữ có thể chích ngừa sởi, quai bị, rubella trước tối thiểu là 1 tháng và tốt nhất là 3 tháng. Thời gian 3 tháng là thời gian tốt nhất để vắc-xin hoạt động hiệu quả nhất.1

Vì vắc-xin này là vắc-xin sống giảm độc lực, thành phần vắc-xin Rubella không được tiêm ở phụ nữ biết mình đang mang thai.

Vắc-xin sởi – quai bị – rubella là vắc-xin phòng ngừa:2

Bệnh sởi gây ra các triệu chứng phát ban toàn thân, sốt, ho khan kéo dài, chảy nước mũi, sưng mí mắt…

Bệnh quai bị có các triệu chứng điển hình là sưng đau vùng mang tai, đau đầu, đau nhức cơ, sốt, khó nhai…

Bệnh Rubella gây phát ban toàn thân, sốt nhẹ và viêm khớp. Phụ nữ mang thai nhiễm rubella thì trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc Rubella bẩm sinh làm chậm phát triển trí tuệ và bị dị tật bẩm sinh.

Tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella cho phụ nữ trước khi mang thai có chi phí:

1. Giá tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella tại Hệ thống tiêm chủng VNVC (thuộc Công ty Cổ phần vắc-xin Việt Nam)

Công ty cổ phần vắc-xin VNVC là hệ thống tiêm chủng vắc xin nhiều cơ sở trải dài từ Nam ra Bắc. Ở đây được trang bị hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh hiện đại và là đơn vị đầu tiên có các loại vắc xin thế hệ mới nhất. Thêm vào đó, công ty này còn cam kết bình ổn giá ngay cả thời điểm khan hiếm. Ngoài ra, ở đây còn có gói tiêm phòng vắc-xin cho phụ nữ có ý định mang thai.

Tên vắc-xin Nước sản xuất Giá bán lẻ (VNĐ)

MMR II (3 trong 1) Mỹ 305.000 VNĐ

Priorix Bỉ 415.000 VNĐ

MMR Ấn Độ 205.000 VNĐ

2. Giá tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella tại Pasteur TP.HCM

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 127 Pasteur, phường 8, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Giá tiêm MMR (3 trong 1) của Mỹ có giá khoảng 265.000 VNĐ.

3. Giá tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella  tại Trung tâm y tế Bình Thạnh – TPHCM

Giá vắc-xin MMR II (Ấn Độ) tại đơn vị này là 188.000 VNĐ cho thời gian tiêm từ thứ 2 đến thứ 6, 203.000 VNĐ cho thứ 7.4

Trung tâm y tế Bình Thạnh – TPHCM nằm tại 99/6 Nơ Trang Long, Phường 11, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Bạn đọc và gia đình có thể liên hệ trực tiếp trung tâm để được tư vấn chi tiết hơn.

4. Giá tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella tại Trung tâm y khoa Pasteur Đà Lạt

Vắc-xin MMR II (Mỹ) có giá 280.000 VNĐ tại trung tâm y khoa Pasteur Đà Lạt. Địa chỉ: 16 Lê Hồng Phong, Phường 4, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.5

Cảm giác rát bỏng/ đau nhói chỗ tiêm.

Tác dụng phụ ít gặp: Sốt trên 38°C, xuất hiện ban đỏ nhẹ trên da.

Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, căng cứng, đau họng, khó chịu, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Phản ứng trên da bao gồm nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.

Đau cơ, khớp: Thường thoáng qua và không kéo dài thành mãn tính. Thường xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi trường thành.

Các loại vắc-xin được khuyên tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai là những vắc-xin chứa vi-rút còn sống. Dù vi-rút đã bị làm yếu đi, song vẫn có thể gây bệnh cho mẹ.

Điều kiện tối thiểu phải tiêm các loại vắc-xin này ít nhất 1 tháng trước khi mang thai. Đặc biệt, không được tiêm phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai.

Lưu ý, không nên tiêm các loại vắc-xin này ngay trong giai đoạn thai kỳ.

Nếu đã tiêm ngừa sởi quai bị rubella trước khi mang thai nhưng lại có thai trong khoảng thời gian từ lúc chích đến lúc phát hiện mang thai chưa đủ 1 tháng, người chích cần thông báo với bác sĩ để theo dõi, chăm sóc thai kỳ.

Có Nên Kiêng Quan Hệ Khi Mang Thai?

Đa số trường hợp quan hệ tình dục hoặc đạt cực khoái khi mang thai không thể dẫn đến sảy thai. Nhiều ca sảy thai do bất thường về nhiễm sắc thể, có nghĩa là phôi thai có vấn đề nên không thể phát triển bình thường. Trong những trường hợp này, không có cách để ngăn sảy thai, kể cả kiêng quan hệ tình dục hoặc cực khoái.

Trong quá trình mang thai và tử cung phát triển, chị em có thể cảm thấy co thắt tử cung khi đạt cực khoái mạnh hơn. Elizabeth Stewart, MD, chuyên gia sản phụ khoa tại Trường Y Harvard, Mỹ, giải thích lý do là tử cung sưng lên, lưu lượng máu dồn về tử cung tăng cao, song điều này không gây nguy hiểm và sảy thai. Thai nhi được túi ối và cơ tử cung bảo vệ, không bị ảnh hưởng bởi hoạt động tình dục. Ngoài ra, em bé còn được bảo vệ, chống nhiễm trùng nhờ nút nhầy dày bịt kín cổ tử cung.

Chị em có thể bị chuột rút và ra máu lốm đốm sau khi quan hệ, tuy nhiên chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng bình thường. Một nghiên cứu ở người mang thai có nguy cơ thấp, nếu không có các biến chứng đáng lo ngại và em bé, nhau thai ở vị trí tốt, đôi khi sẽ bị chảy máu lốm đốm và tình huống này không đáng ngại. Lượng máu tăng cao cùng cổ tử cung to lên có thể khiến các mạch máu ở khu vực này bị vỡ, dẫn đến xuất hiện đốm máu.

Quan hệ tình dục và đạt cực khoái khi mang thai có lợi cho nhiều thai phụ. Ảnh: Freepik

Do đó, chị em không nên lo ngại nguy cơ sảy thai mà kiêng quan hệ tình dục, đạt cực khoái. Hoạt động tình dục có lợi cho thai kỳ, do cảm giác khác biệt và mãnh liệt hơn so với quan hệ tình dục không mang thai, từ đó giảm căng thẳng, tăng lưu thông máu. Khi gần ngày dự sinh, tình dục có thể giúp chị em chuẩn bị cho việc sinh nở.

Một số người có thể thích hoạt động tình dục hơn trong thời kỳ mang thai do các loại hormone và lưu lượng máu tăng lên, cơ thể thay đổi. Nếu đã được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng, chị em có thể yên tâm. Trường hợp bị chảy nhiều máu, thấm đẫm một mảnh vải nhỏ, thì đây là triệu chứng không bình thường; hoặc chị em lo lắng về sức khỏe nên nhờ bác sĩ tư vấn hoặc đi khám ngay.

Ai nên tránh quan hệ tình dục khi mang thai?

Một số người có thể cần kiêng hoạt động tình dục khi mang thai, gồm người từng bị dọa sảy thai khi đang mang bầu, từng sinh non, có các cơn co thắt tử cung sớm, cổ tử cung yếu, chảy máu hoặc tiết dịch âm đạo không rõ nguyên nhân, rò rỉ dịch trong lúc mang thai.

Advertisement

Thai phụ bị nhau tiền đạo hoặc các vấn đề về nhau thai, vỡ tử cung hoặc màng ối cũng nên kiêng quan hệ tình dục khi mang thai. Lý do là tinh dịch chứa prostaglandin, có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, làm tăng khả năng sinh non hoặc nhau thai bong non (tình trạng nhau thai bong sớm trước khi sinh).

Ngoài ra, nhóm mắc bệnh lây qua đường tình dục cũng cần cân nhắc kiêng quan hệ tình dục khi mang thai cho đến khi điều trị xong và xác nhận đã khỏi bệnh.

Chi Lê (Theo Parents)

7 Động Tác Yoga Mà Bạn Nên Tránh Khi Mang Thai

Yoga là bộ môn rất lý tưởng cho bà bầu với vô vàn những lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải động tác yoga cũng phù hợp, có những động tác bà bầu nên tránh để không làm ảnh hưởng đến bé cưng.

Tập yoga là một trong những cách an toàn nhất để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho bà bầu. Yoga không chỉ giúp cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở mà còn giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái trong suốt thai kỳ.

Yoga cho bà bầu dù tốt nhưng cần phải cẩn trọng

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua rất nhiều thay đổi về thể chất. Sự thay đổi này khiến bạn phải điều chỉnh việc tập luyện để cơ thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.

Yoga là bộ môn có rất nhiều bài tập. Trước khi mang thai, bạn có thể không cần quá quan tâm đến việc chọn lựa các động tác yoga phù hợp. Tuy nhiên, một khi có bé cưng trong bụng, mẹ nên chú ý nhiều hơn.

Bởi một số tư thế yoga nếu tập trong thời gian mang thai sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Không những vậy, tập các tư thế không phù hợp còn có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé và có thể dẫn đến một số biến chứng trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.

Ví dụ, trong ba tháng đầu tiên, bạn nên tránh các tư thế tác động nhiều đến vùng bụng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình “làm tổ” của thai nhi.

7 loại động tác yoga bà bầu cần tránh

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn sẽ phải làm việc “hết công suất” để nuôi dưỡng và bảo vệ bé cưng. Do đó, đây không phải là lúc bạn nên thúc ép cơ thể mình.

1. Động tác yoga di chuyển nhanh hoặc phải nhảy lên

Trong thời gian mang thai, sẽ có rất nhiều thứ diễn ra bên trong cơ thể. Nếu thực hiện các động tác yoga phải nhảy lên hoặc di chuyển nhanh, bạn sẽ rất dễ cảm thấy buồn nôn và ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển thai nhi.

Do đó, thay vì chọn các tư thế phải di chuyển nhiều, hãy chọn các động tác yoga nhẹ nhàng để bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn “nhạy cảm” này.

2. Tư thế vặn xoắn

Bạn nên tránh tập các tư thế vặn xoắn quá mức, đặc biệt là ở phần eo, lưng và bụng trong thai kỳ. Bởi những động tác yoga này sẽ đè ép các dây thần kinh, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi. Các tư thế vặn xoắn bạn cần tránh là tư thế con thuyền, tư thế mặt trăng…

3. Động tác yoga kéo giãn quá mức

Để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, cơ bắp và dây chằng sẽ trở nên “lỏng lẻo” hơn. Chính vì vậy, nếu bạn thực hiện các tư thế yoga kéo giãn quá mức trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, dây chằng hoặc khớp xương chậu có thể bị tổn thương. Các tư thế yoga kéo giãn cơ thể mà bạn cần tránh trong thai kỳ là tư thế lạc đà, tư thế con cá, tư thế bánh xe.

4. Động tác yoga nằm ngửa

Mặc dù những động tác yoga nằm ngửa có vẻ đơn giản nhưng lại có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy từ tim đến phần dưới của cơ thể. Do đó, thực hiện các tư thế yoga nằm ngửa khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Ngoài ra, nằm ngửa trong thai kỳ còn có thể gây ra cảm giác buồn nôn, đau lưng dưới, tăng huyết áp và ợ nóng. Những tư thế yoga nằm ngửa bạn cần tránh: tư thế xác chết.

5. Động tác yoga lộn ngược

Mang thai sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Khi bụng to ra, bạn sẽ khó duy trì được trọng tâm và do đó cơ thể rất dễ mất cân bằng.

Thực hiện các tư thế lộn ngược trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba có thể gây ra chóng mặt cực độ, thậm chí có thể gây mất thăng bằng, dẫn đến té ngã và tử vong. Các tư thế yoga lộn ngược cần tránh: tư thế trồng chuối, tư thế đứng trên vai…

6. Yoga nóng

Đặc trưng của loại hình yoga nóng là việc thực hiện các tư thế yoga trong môi trường có nhiệt độ cao. Nếu bạn tập yoga nóng trong thai kỳ, nhiệt độ cơ thể bạn có thể tăng lên cao và làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.

Ngoài yoga nóng, trong yoga cũng có một số tư thế yoga được cho là làm tăng thân nhiệt. Bạn nên tránh tập những tư thế yoga như vậy trong tất cả các tam cá nguyệt của thai kỳ. Bởi những tư thế yoga này không chỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể mà còn có thể gây mất nước.

7. Động tác yoga nằm sấp

Nằm sấp trong thời gian mang thai có thể gây áp lực lớn lên thai nhi và cơ quan nội tạng. Điều này không chỉ khiến bạn không cảm thấy thoải mái mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng.

Các tư thế yoga nằm sấp cần tránh: tư thế cánh cung, tư thế con châu chấu, tư thế rắn hổ mang, tư thế nhân sư…

Mặc dù tập thể dục rất quan trọng trong thai kỳ nhưng sức khỏe của bạn và bé vẫn cần được ưu tiên hàng đầu. Do đó, đừng ép buộc bản thân và thực hiện các bài tập yoga quá sức đối với cơ thể.

Ngoài ra, để việc tập yoga trong thai kỳ đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên nhờ đến sự hướng dẫn của các giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp để đảm bảo thực hiện đúng tư thế. Hãy lắng nghe tín hiệu từ cơ thể và nếu bất cứ động tác nào làm bạn cảm thấy không thoải mái, hãy dừng tập ngay lập tức.

Đăng bởi: Mã Giảm Giá

Từ khoá: 7 động tác yoga mà bạn nên tránh khi mang thai

Các Xét Nghiệm Máu Khi Mang Thai Mẹ Bầu Cần Biết

Trong một thai kỳ, trước khi em bé chào đời, người mẹ luôn cần một quá t rình theo dõi lâu dài. Quá trình này cần sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên sản phụ khoa và các nhân viên y tế khác. Họ cần thông qua các kết quả của cận lâm sàng để theo dõi thai kỳ của bạn một cách khách quan. Các xét nghiệm máu là một trong những công cụ đắc lực cho điều đó.

Các xét nghiệm máu bác sĩ có thể chỉ định cho các mẹ bầu trong thai kỳ của mình như

Xét nghiệm Beta HCG.

Công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm nhóm máu.

Xét nghiệm yếu tố RF.

Các xét nghiệm tầm soát dị tật Double test, Tripple test.

Các xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng trong thai kỳ như: Rubella, Viêm gan B, viêm gan C, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (STIs), HIV.

Thông thường, các mẹ bầu phát hiện mình có thai thường là bằng que thử thai nhanh Quick Stick. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ dương tính giả khá cao, do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Khi bạn đến khám tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu tìm định lượng Beta HCG. Đây là một loại xét nghiệm máu có tính chính xác cao. Xét nghiệm máu cũng cho kết quả phát hiện thai kỳ sớm hơn các hình ảnh học như siêu âm.

Khi đã xác định mình có thai, thì hành trình một em bé khỏe mạnh ra đời cần sự theo dõi kỹ từ bác sĩ có chuyên môn và người. Các xét nghiệm máu khi mang thai giúp theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và em bé. Thông qua các xét nghiệm này, bác sĩ có thể dự đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất lợi cho mẹ và con trong toàn bộ thời gian mang thai và sinh nở.

Mỗi giai đoạn khác nhau của thai kỳ, thai phụ và em bé phải đứng trước những nguy cơ bệnh lý khác nhau nên cần thực hiện các xét nghiệm máu thường xuyên theo mốc thời gian. Đặc biệt, khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ là cực kỳ có ảnh hưởng. Để từ đó, bác sĩ có thể phát hiện sớm hơn các tình trạng bệnh lí như: thiếu máu, dị tật bào thai, nhiễm trùng thai kỳ…Như vậy, người mẹ và thai nhi có thể nhận được các hướng xử trí phù hợp nhất cho mình.

Những thông tin chung

hCG (Human Chorionic Gonadotropin) thường được gọi là hormone thai kỳ vì nó được tạo ra bởi các tế bào lá nuôi trong bánh nhau ngay sau trứng được thụ tinh. Nồng độ hCG trong huyết thanh tăng nhanh sau thụ thai. Vì vậy nó trở thành một marker tuyệt vời cho việc xác định sớm và theo dõi thai. Mức độ có thể đầu tiên được phát hiện bằng xét nghiệm máu khoảng 11 ngày sau khi thụ thai và khoảng 12 – 14 ngày sau khi thụ thai bằng xét nghiệm nước tiểu. Thông thường, mức độ hCG sẽ tăng gấp đôi cứ sau 72 giờ. Mức độ sẽ đạt đến đỉnh điểm trong 8 – 11 tuần đầu tiên của thai kỳ và sau đó sẽ giảm dần và chững lại trong phần còn lại của thai kỳ.

Xét nghiệm beta hCG cần thiết trong thai kỳ.

Phân tích kết quả hCG

Mức hCG thấp có thể là chỉ điểm của nhiều vấn đề và nên được kiểm tra lại trong vòng 48 – 72 giờ để xem mức độ thay đổi như thế nào. Một mức độ thấp có thể chỉ ra:

Nguyên nhân có thể do tính tuổi thai không chính xác.

Có khả năng sẩy thai hoặc hỏng trứng.

Hoặc có thai ngoài tử cung.

Nồng độ hCG cũng có thể là vấn đề và nên được kiểm tra lại trong vòng 48 – 72 giờ để đánh giá các thay đổi về cấp độ. Một mức độ hCG cao có thể do:

Có thể do tính tuổi thai không chính xác.

Thai trứng.

Đa thai.

Nghĩ nhiều đến hội chứng Down khi lượng AFP trong máu giảm.

Những thông tin chung

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) được thực hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ để xác định bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà người mẹ có thể thường mắc. Xét nghiệm này theo dõi các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Nếu nồng độ sắt trong máu thấp, bạn có thể được chỉ định bổ sung sắt. CBC cũng xác định số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Xét nghiệm CBC thực sự cần thiết, vì nó giúp chẩn đoán bệnh lí hoặc bệnh nhiễm trùng người mẹ có thể mắc. Xét nghiệm tính được số lượng của ba loại tế bào máu. Từ đó nó có thể cung cấp cái nhìn tổng quát về sức khỏe mẹ bầu.

Xác định thành phần trong công thức máu.

Cụ thể, công thức máu (CBC) sẽ cho chúng ta biết thông tin về những chỉ số sau:

Số lượng bạch cầu (WBC).

Phần trăm từng loại bạch cầu (WBC).

Số lượng hồng cầu Hematocrit (RBC).

Dung tích hồng cầu (HCT, PCV) và Huyết sắc tố Hemoglobin (Hgb).

Chỉ số hồng cầu.

Đếm số lượng tiểu cầu (thrombocytes).

Khối lượng tiểu cầu (MPV).

Phân tích kết quả một công thức máu toàn phần

Kết quả xét nghiệm giúp phát hiện bệnh khởi phát ở thai phụ.

Nếu số lượng WBC thấp, bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng. Phạm vi bình thường là 4.500 đến 10.000 tế bào trên mỗi microliter (tế bào/mcL).

Nếu số lượng hồng cầu của bạn thấp, bạn có thể bị thiếu máu. Phạm vi bình thường đối với nam giới là 4,5 triệu đến 5,9 triệu tế bào/mcL; đối với phụ nữ, nó khoảng 4,1 triệu đến 5,1 triệu tế bào/mcL.

Phạm vi bình thường của huyết sắc tố (hb) đối với nam giới là 14 đến 17,5 gram mỗi decilit (gm/dL). Đối với phụ nữ, dao động khoảng 12,3 đến 15,3 gm/dL.

Mức Hct thấp có thể là dấu hiệu thiếu sắt. Điểm Hct cao có thể do bạn mất nước. Phạm vi bình thường đối với nam giới là từ 41,5% đến 50,4%. Đối với phụ nữ, phạm vi là từ 36,9% đến 44,6%.

Nếu RBC của bạn lớn hơn bình thường, MCV của bạn sẽ tăng. Điều đó có thể xảy ra nếu bạn có lượng vitamin B12 hoặc folate thấp.

Nếu các tế bào hồng cầu của bạn nhỏ hơn, bạn có thể bị thiếu máu. Điểm MCV phạm vi bình thường là 80 đến 96.

Phạm vi bình thường của tiểu cầu là 150.000 đến 450.000 tiểu cầu/mcL.

Nhóm máu

Có 4 nhóm máu (A, B, AB hoặc O) và bạn sẽ được xét nghiệm máu để tìm ra bạn thuộc nhóm nào. Sẽ rất hữu ích khi biết nhóm máu của bạn trong trường hợp bạn cần được truyền máu. Ví dụ điển hình là khi bạn bị chảy máu nhiều (xuất huyết) khi mang thai hoặc sinh.

Yếu tố Rhesus (RhD)

Khi bạn tìm ra nhóm máu của mình, bạn cũng sẽ tìm hiểu xem tuýp nhóm máu của bạn là dương tính hay âm tính. Đây là yếu tố Rhesus (RhD) hay được gọi là kháng nguyên D trên bề mặt các tế bào hồng cầu. Có hai dạng Rhesus âm tính và dương tính. Hầu hết mọi người có Rhesus dương, chỉ có số ít có Rhesus âm. Nếu bạn có Rhesus âm, thì vấn đề khá là nguy hiểm. Nếu con bạn Rhesus dương, cơ thể bạn sẽ tạo ra kháng thể chống lại máu em bé. Điều này không ảnh hưởng đến thai kỳ hiện tại. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến việc mang thai trong tương lai.

Double test

Xét nghiệm Double test là một loại xét nghiệm chủ yếu được đưa ra cho phụ nữ mang thai để xác định các dị tật nhiễm sắc thể ở thai nhi. Xét nghiệm này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện các bệnh lí thần kinh ở thai nhi. Các bệnh lí chẳng hạn như hội chứng Down hay Hội chứng Edward.

Bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi có thể dẫn đến dị tật phát triển nghiêm trọng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau ở trẻ sau khi sinh. Tuy nhiên, những bất thường như vậy là cực kỳ hiếm. Thử nghiệm đánh dấu kép được đặc biệt dành cho phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và những người có tiền sử gia đình bị dị tật bẩm sinh và bệnh tiểu đường type 1 phụ thuộc insulin.

Triple test

Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol.

AFP: alpha-fetoprotein là một loại protein được sản xuất bởi thai nhi.

hCG: Gonadotropin màng đệm ở người là một loại hormone được sản xuất trong nhau thai.

Estriol: estriol là một estrogen được sản xuất bởi cả thai nhi và nhau thai.

Đây là một thủ tục không xâm lấn được thực hiện thông qua xét nghiệm máu.  Hiện nay, test được xem là ít có nguy cơ được biết đến với người mẹ hoặc thai đang phát triển.

Thử nghiệm Triple test được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên theo y văn, kết quả thu được trong tuần thứ 16-18 được cho là chính xác nhất.

Xét nghiệm viêm gan B

Nhiều phụ nữ mắc viêm gan B không có triệu chứng. Điều này có thể vô tình làm bạn truyền nó cho em bé khi chuyển dạ hoặc sau khi sinh. Xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có mang mầm bệnh viêm gan B hay không.

Nếu bạn có, bác sĩ sẽ bảo vệ em bé bằng cách tiêm cho bé một loại globulin miễn dịch viêm gan B cũng như mũi tiêm vắc-xin gan B đầu tiên trong vòng 12 giờ sau khi sinh.  Em bé sẽ tiêm mũi thứ hai sau 1 hoặc 2 tháng và lần thứ ba sau 6 tháng. Tất cả các thành viên trong gia đình cũng nên được xét nghiệm và tiêm phòng nếu bạn là người mang mầm bệnh.

Sàng lọc giang mai

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) này tương đối hiếm ngày nay. Tuy nhiên, tất cả phụ nữ nên được kiểm tra vì nếu bạn mắc bệnh giang mai và không điều trị, cả bạn và em bé đều có thể phát triển các vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp dương tính bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị.

Hình ảnh của em bé bị giang mai bẩm sinh.

Xét nghiệm HIV

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, bác sĩ sản phụ khoa đại học Hoa Kỳ và một loạt các tổ chức khác khuyến nghị tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Đây là loại virus gây ra bệnh AIDS. Nếu bạn xét nghiệm dương tính với HIV, bạn và em bé của bạn có thể được điều trị ngay. Việc điều trị giúp duy trì sức khỏe của chính bạn và giảm đáng kể khả năng thai nhi sẽ bị nhiễm virus.

Dấu Hiệu Tụt Huyết Áp Khi Mang Thai Và Cách Xử Trí

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai, bạn nên biết thế nào là huyết áp thấp trong thai kỳ. Huyết áp là chỉ số phản ánh sức khoẻ của mẹ và bé. Khi huyết áp tụt xuống đột ngột sẽ khiến cơ thể của mẹ cảm thấy khó chịu và có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Tụt huyết áp thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm không kém gì tăng huyết áp thai kỳ.

Đối với người bình thường chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg. Huyết áp thấp này thường sẽ duy trì ở mức thấp trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Sau đó sẽ tăng trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba.

Chóng mặt, mệt mỏi kéo dài.

Dễ nhầm lẫn.

Buồn nôn và nôn.

Choáng váng, có thể dẫn đến ngất xỉu.

Có thể khó thở.

Da lạnh, nhợt nhạt, sần sùi.

Vấn đề về thị lực như nhìn mờ.

Lo âu.

Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyết áp thấp và tăng các triệu chứng ốm nghén.

Khi gặp các vấn đề sức khỏe như trên bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định đúng tình trạng sức khỏe. Nguyên nhân cũng có thể không phải do huyết áp thấp mà do một vấn đề sức khỏe nào khác.

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà có các biện pháp xử trí khác nhau:

Nếu tình trạng tụt huyết áp này chỉ là một tình trạng tụt huyết áp sinh lý trong những tháng đầu thai kỳ thì không cần điều trị đặc hiệu gì mà chỉ cần theo dõi. Vì đa số các mẹ bầu sẽ có huyết áp thấp trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, sau đó sẽ trở lại bình thường trong tam cá nguyệt thứ ba.

Nếu chỉ số huyết áp của mẹ bầu quá thấp thì cần điều trị cấp cứu. Vì để kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người mẹ cũng như em bé. Sau khi xử trí cấp cứu, các bác sĩ sẽ đi tìm nguyên nhân gây ra bệnh để giải quyết triệt để.

Sau khi đã biết những dấu hiệu tụt huyết áp khi mang thai, các mẹ bầu nên biết những phương pháp giúp kiểm soát huyết áp. Huyết áp ổn định sẽ hỗ trợ và đảm bảo cho mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kì.

1. Uống nhiều nước

Mẹ bầu cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng lưu lượng máu trong cơ thể. Tránh tình trạng mất nước khiến cơ thể mệt mỏi. Nhờ đó khắc phục tình trạng tụt huyết áp.

2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các mẹ bầu nên chú ý chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Tuyệt đối các mẹ bầu không được bỏ bữa. Bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày tránh tình trạng quá đói.

3. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya

Thiếu ngủ cũng là một nguyên nhân có thể gây tụt huyết áp ở các mẹ bầu. Do vậy các mẹ nên cố gắng đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Nghỉ ngơi nhiều hơn. Nằm nghiêng bên trái cũng giúp tăng lưu lượng máu đến tim ổn định huyết áp tốt hơn.

4. Giữ tâm lý luôn vui vẻ, thoải mái

Các mẹ bầu nên giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ tránh căng thẳng. Điều này giúp ích cho tình trạng tụt huyết áp.

5. Mặc quần áo thoải mái

Tránh mặc quần áo quá gò bó, gây khó chịu, mệt mỏi. Sử dụng các vớ áp lực hoặc vớ cao đến đầu gối cũng giúp cải thiện tuần hoàn, ổn định huyết áp.

6. Không thay đổi tư thế đột ngột

Khi đang nằm mà đột ngột ngồi dậy hay đứng lên rất dễ gây tụt huyết áp do cơ thể chưa kịp thích nghi. Vì vậy các mẹ bầu cần ngồi dậy hay đứng lên một cách nhẹ nhàng và từ từ.

7. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ và thường xuyên theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện những triệu chứng huyết áp thấp thai kỳ. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Thực Hư Việc Lông Mày Dựng Là Dấu Hiệu Khi Mang Thai?

Lông mày là dải lông màu đen, rậm và mảnh, nằm ở phía trên mắt, có chiều dài khoảng 4cm, độ đậm nhạt tùy vào cơ địa của mỗi người. Trung bình mỗi người có khoảng 250 – 1100 sợi lông nhỏ trong chân mày. Những sợi lông này có chức năng ngăn mồ hôi và bụi bẩn rơi xuống mắt.

Theo kinh nghiệm dân gian, nếu phần chân mày nằm trên cùng đường thẳng với đầu mắt và cánh mũi dựng ngược lên thì đó là dấu hiệu của việc mang thai.

Tuy nhiên, nói về độ chính xác thì quan niệm này chỉ là kinh nghiệm được truyền miệng từ các bà, các mẹ thời xưa. Dấu hiệu lông mày dựng là có thai không được công nhận bởi công trình nghiên cứu hay căn cứ khoa học nào.

Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp lông mày bị dựng ngược là do bẩm sinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, khi cơ thể có cảm giác lo sợ hay đang trong một cảm xúc mạnh mẽ nào đó, phần lông mày cũng có xu hướng dựng đứng lên. Do đó, việc lông mày dựng lên trong các tình huống cụ thể thì không thể xem đó là dấu hiệu của việc mang thai.

Vì vậy, dấu hiệu lông mày dựng lên chỉ nên xem là một dự báo để bạn nghĩ tới việc mang thai, từ đó sẽ có định hướng tiến hành các bước kiểm tra có khoa học tiếp theo.

Advertisement

Ngực căng

Trong những tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường có cảm giác bầu ngực căng hơn bình thường. Nguyên nhân của việc này là do khi có bầu, hormone trong cơ thể tăng cao và lưu lượng máu tập trung ở vùng ngực nhiều hơn.

Bên cạnh đó, trong thời gian này, đầu nhũ hoa cũng có màu sẫm hơn thường ngày.

Buồn nôn

Buồn nôn là một dấu hiệu rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn thai kỳ đầu tiên. Đa số mẹ bầu thường nhạy cảm với mùi nên rất dễ buồn nôn. Với các trường hợp nghén nặng, mẹ bầu có thể bị buồn nôn trong suốt thai kỳ, chỉ kết thúc sau khi sinh con.

Đi tiểu nhiều

Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ phát triển dần dần và đè ép lên bàng quang. Tình trạng này khiến cho khả năng chứa nước tiểu của bàng quang giảm đi nên các mẹ bầu thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn. Dấu hiệu này càng rõ dần khi bào thai ngày càng lớn lên.

Ngáp liên tục

Theo thông tin từ Vinmec, trong giai đoạn mang thai đầu tiên, quá trình sản xuất hormone progesterone trong cơ thể sẽ tăng mạnh để hỗ trợ thai kỳ và giúp làm tăng các tuyến sữa cho con bú. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể làm cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, ngáp liên tục và thường xuyên buồn ngủ.

Chậm kinh

Chuột rút

Tình trạng chuột rút không chỉ xuất hiện ở thời gian đầu của thai kỳ mà có thể xảy ra xuyên suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do khi mang thai, tử cung bị kéo giãn ra, mạch máu ở phần thân dưới bị chèn ép, gây ra tình trạng chuột rút.

Thân nhiệt tăng

Thân nhiệt cơ thể tăng bất thường là dấu hiệu của việc có em bé. Thông thường, thân nhiệt của mẹ bầu sẽ tăng khoảng 0.5 – 1ºC. Vì vậy, ở trong cùng một môi trường, mẹ bầu sẽ thường cảm thấy nóng bức và dễ ra mồ hôi hơn những người khác.

Nổi mụn, rôm sảy

Khi có bầu, hormone progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường, làm cho nhiệt độ cơ thể tăng, khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Việc này sẽ làm lỗ chân lông bị bịt kín, gây ra mụn nhọt, rôm sảy.

Đau bụng dưới

Khí hư ra nhiều

Khí hư ra nhiều hơn bình thường cũng là một dấu hiệu điển hình của mang thai. Thông thường, khí hư trong giai đoạn thai kỳ có màu trắng ngả vàng, mùi hăng nhẹ, không gây cảm giác ngứa hay khó chịu.

Hiện tượng này xảy ra có tác dụng ngăn vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín và bảo vệ cơ quan sinh sản của chị em phụ nữ.

Nguồn: Trang thông tin và cộng đồng Mẹ & Bé – MarryBaby, Vinmec

Cập nhật thông tin chi tiết về Rubella Trước Khi Mang Thai Bao Lâu? trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!