Bạn đang xem bài viết Phá Thai 7 Tuần Tuổi Mẹ Đối Mặt Với Những Mối Nguy Hiểm Nào? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Việc phá thai 7 tuần tuổi có thể gây ra nhiều biến chứng – Ảnh Internet
2. Những biến chứng thường gặp khi phá thai 7 tuần tuổi 2.1 Nhiễm trùng dẫn tới mất máuTrong quá trình thực hiện các thủ thuật phá thai 7 tuần tuổi, nguy cơ nhiễm trùng ngược rất dễ diễn ra từ dòng âm đạo vào tử cung. Thai phụ sẽ có những biểu hiện cụ thể như: nóng sốt cao, đau bụng dưới dữ dội, âm đạo tiết dịch gây hôi thối. Bên cạnh đó, việc nhiễm trùng còn khiến chảy máu dữ dội ở trường hợp nhau cài răng lược.
2.2 Gây ra thủng tử cungTrong quá trình mang thai, tử cung dần biến đổi. Bộ phận này có phần mềm hơn lúc bình thường. Và chính sự tác động của các thành thần thuốc hay các dụng cụ y khoa vào lòng tử cung khiến bộ phận này bị tổn thương (có thể rách hoặc thủng).
Biến chứng thủng tử cung rất dễ xảy đến khi phá thai 7 tuần tuổi – Ảnh Internet
2.3 Dính buồng tử cungDính buồng tử cung thường xảy ra khi lớp căn bản của nội tử cung bị tổn thương. Khi thực hiện hút thai, thai phụ có biểu hiện mất kinh nguyệt hoặc có kinh út kèm theo tình trạng bụng đau nhức dữ dội. Chính tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng mang thai trong tương lai.
2.4 Sót thai, sót nhauKhi sót thai, phần phụ của thai vẫn còn và tiếp tục phát triển. Còn việc sót nhau thai dẫn đến tình trạng ra máu kéo dài, viêm nhiễm bên trong tử cung và âm đạo. Dù bị sót thau hay sót nhau thì tình trạng này cũng vô cùng nguy hiểm, gây thối rửa nghiêm trọng trong tử cung dẫn đến vô sinh, thậm chí tử vong.
Nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi ân ái vợ chồng – Ảnh Internet
Không những gây nhiễm trùng tử cung, phá thai 7 tuần tuổi còn dẫn đến viêm vùng chậu, đau nhức đi lại khó khăn, cơ thể mệt mỏi suy nhược kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình hành kinh, tắc 2 vòi trứng… Những biến chứng này là dấu hiệu dự báo việc vô sinh ở nữ giới và tử vong có thể xảy ra.
Nắm rõ được những mối nguy hiểm do việc phá thai 7 tuần tuổi mang lại, chắc chắn sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn, giữa quyết định có nên phá thai hay không. Hãy có những quyết định đúng đắn hơn để bản thân không phải ân hận về những đáng tiếc có thể xảy ra. Trên hết, các cặp đôi cần ghi nhớ sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khi quan hệ, để có một đời sống chăn gối lành mạnh, an toàn và không phải đối mặt với những quyết đinh khó khăn như trên, khi chưa sẵn sàng đón nhận con cái.
Tuyết Nguyễn tổng hợp
8 Căn Bệnh Nguy Hiểm Nhất Đối Với Phụ Nữ
Lạc nội mạc tử cung
Bệnh lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa ở phụ nữ và có khá nhiều chị em phụ nữ bị mắc. Bệnh lạc nội mạc tử cung thường là nguyên nhân, triệu chứng cho thấy một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Bệnh lạc nội mạc tử cung là một sự “rối loạn” bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà “đi lạc” tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Tức là nó sẽ phát triển ở bên ngoài của tử cung. Nhưng sự phát triển của lớp lót này thường sẽ không đi ra ngoài vùng chậu. Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội.
Nguyên nhân gây bệnh:
Máu kinh bị chảy ngược: khi máu kinh bị chảy ngược sẽ gây ra lạc nội mạc tử cung. Trong máu kinh có chứa những tế bào nội mạc tử cung, máu kinh chảy ngược lại qua ống dẫn trứng và khoang xương chậu thay vì bị đẩy ra khỏi cơ thể, làm cho các tế bào này bị bám lại các vùng bên ngoài của tử cung nhưng lại không đi ra ngoài.
Quan hệ tình dục trong những ngày bị hành kinh làm cho máu kinh bị dương vật đẩy ngược vào trong gây ra lạc nội mạc tử cung.
Tăng trưởng tế bào phôi: Các tế bào ở khoang bụng và xương chậu đến từ tế bào phôi. Khi một hoặc nhiều khu vực nhỏ của khoang bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử có thể phát triển.
Do phẫu thuật: khi trải qua phẫu thuật thì lớp lót bên trong tử cung có thể bị dính vào các vết phẫu thuật.
Hệ miễn dịch rối loạn: hệ miễn dịch rối loạn có thể làm phá hủy mô nội mạc tử cung mà đang phát triển bên ngoài tử cung.
Các hệ thống mạch máu hoặc các mô chất lỏng (bạch huyết) có thể vận chuyển lớp lót nội mạc tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể.
Các triệu chứng của bệnh:
Đau bụng dữ dội mấy ngày trước ngày kinh và đặc biệt là ngày đầu tiên trong kỳ kinh.
Xuất hiện triệu chứng đau vùng lưng, vùng sườn hoặc vùng chậu trước những ngày kinh nguyệt.
Đau khi quan hệ tình dục.
Đi tiểu nhiều, đau buốt khi tiểu tiện.
Có thể xuất hiện những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt.
Ung thư cổ tử cungLạc nội mạc tử cung
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo với buồng trứng). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên một cách khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. Tuổi thường gặp của ung thư cổ tử cung là khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55, rất hiếm ở phụ nữa dưới 20. Có rất nhiều loại bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó, loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80 đến 85% trong tất cả các loại ung thư cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát bệnh định kỳ. Ở giai đoạn tiến triển, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những triệu chứng sau: Chảy máu âm đạo, đau lưng, đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục, táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì, đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo, rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo, một chân bị sưng.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung:
Nguyên nhân chính được cho là do nhiễm vi rút Papilloma ở người (HPV). HPV thâm nhập vào bên trong tế bào cổ tử cung, phát triển và làm biến đổi gen của tế bào. Các tế bào bị đột biến gen sẽ phát triển thành các tế bào ác tính. Quá trình này phải mất nhiều năm, có thể từ 10 đến 15 năm. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiền lâm sàng, nghĩa là đã có bất thường về mức độ tế bào nhưng khi thăm khám thì cổ tử cung có thể hoàn toàn bình thường. Nhưng sau đó, một khi đã là ung thư thì bướu sẽ lan rộng nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Hoạt động tình dục sớm.
Có nhiều bạn tình.
Vệ sinh sinh dục kém.
Hút thuốc lá.
Suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, AIDS).
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung:
Ra máu âm đạo bất thường.
Tiết dịch âm đạo có mùi hôi.
Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục.
Đau vùng xương chậu, đau lưng dưới.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường.
Thay đổi thói quen đi tiểu.
Sưng đau ở chân.
Ung thư cổ tử cung
Thận hưUng thư cổ tử cung
Nhiều chị em quan niệm rằng, thường chỉ có đàn ông mới dễ mắc các bệnh về thận. Nhưng thực tế cho thấy, nữ giới cũng có nguy cơ cao bị thận yếu. Nhất là những người làm việc văn phòng. Theo các báo cáo, mỗi năm ở nước ta có khoảng 8.000 ca mắc mới. Đối với hội chứng thận hư, quả thận sẽ không thể làm việc một cách bình thường được, hậu quả dẫn đến một lượng lớn protein trong máu bị thất thoát và xuất hiện trong nước tiểu. Sự mất protein có thể gây ra một loạt các vấn đề như: Giảm protein máu có thể dẫn tới tình trạng giảm sức kéo và giữ nước từ các mô kẽ vào trong lòng mạch, gây ứ nước ở mô kẽ, hậu quả là dẫn đến phù. Tình trạng này thường tiến triển ở quanh mắt, mu bàn chân – cẳng chân rồi mới đến các phần còn lại trên cơ thể. Nhiễm trùng: Một số loại protein đặc biệt trong máu đóng vai trò là kháng thể, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đối với hội chứng thận hư, những protein này bị mất đi, bệnh nhân (nhất là trẻ em) dễ bị nhiễm trùng, thường thấy mệt mỏi, ốm yếu, ăn uống kém đi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh thận hư ở chị em phụ nữ:
Dùng các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá…
Có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.
Làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.
Làm việc bên máy tính thời gian dài.
Đời sống tình dục không lành mạnh, quá độ.
Các triệu chứng thường gặp ở chị em mắc bệnh thận hư:
Tiểu nhiều về đêm.
Tăng cân liên tục dù ăn uống vẫn bình thường.
Giảm ham muốn trong quan hệ tình dục.
Rụng tóc.
Chóng mặt hoa mắt, ù tai, mất ngủ, ác mộng nhiều.
Ung thư vúThận hư
Ung thư vú là loại bệnh xuất hiện khi các tế bào (ung thư) ác tính bị phát hiện trong các mô của vú. Các tế bào ung thư này sau đó phát tán trong các mô hoặc cơ quan và di căn sang các phần khác của cơ thể. Bệnh ung thư vú có thể gây ra các triệu chứng như u cục ở vú, thay đổi hình dạng bất thường. Triệu chứng điển hình là sờ thấy có khối u ở vú; hình dáng vú có sự thay đổi; núm vú chảy dịch hoặc chảy máu, có u, hạch ở hõm nách.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú:
Tiền sử gia đình bị ung thư vú.
Có vài xáo trộn trong tuyến vú.
Sự đột biến của một số gen.
Chịu tác động lâu dài của oestrogen (phụ nữ có kinh trước 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi) .
Dùng thuốc nội tiết trong thời gian dài, không sinh con hoặc có con đầu lòng sau 30 tuổi.
Hút thuốc lá và uống rượu.
Cơ địa béo phì.
Triệu chứng của bệnh ung thư vú:
Đau vùng ngực.
Thay đổi da ở vùng ngực.
Sưng hoặc nổi hạch.
Đau lưng, vai hoặc gáy.
Ung thư buồng trứngUng thư vú
Ung thư buồng trứng là một trong những loại u thường gặp ở cơ quan sinh dục phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh chỉ thấp hơn ung thư cổ tử cung và ung thư tử cung và được liệt vào vị trí thứ 3 trong số các loại u phụ khoa. Nhưng số bệnh nhân tử vong vì ung thư buồng trứng thì đứng đầu trong số các loại u phụ khoa, có uy hiếp lớn đến sức khoẻ và sinh mạng của phụ nữ độ tuổi dễ mắc ung thư buồng trứng là 50 tuổi, bệnh nhân thường là phụ nữ cao tuổi, mà độ tuổi của bệnh nhân càng cao thì tỷ lệ tử vong do ung thư buồng trứng càng cao. Ung thư buồng trứng giai đoạn sớm hiếm khi có các triệu chứng hay dấu hiệu. Các triệu chứng có xu hướng phát triển chỉ khi ung thư tiến triển nặng. Các triệu chứng này bao gồm: chướng bụng, đầy hơi và khó chịu, khó tiêu dai dẳng, xì hơi hoặc buồn nôn, các thay đổi trong hoạt động ruột, như táo bón, mất cảm giác ngon miệng, đau lưng.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư buồng trứng:
Mang thai muộn.
Xuất hiện kinh nguyệt sớm.
Không bao giờ có con – tiền sử ung thư vú.
Mãn kinh muộn.
Yếu tố khuynh hướng di truyền.
Lạc nội mạc tử cung.
Triệu chứng của ung thư buồng trứng:
Cảm giác khó chịu, đau ở vùng bụng dưới.
Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
Thường xuyên đi tiểu do tăng áp lực đè ép vào bàng quang.
Ăn kém, cảm giác đầy bụng kể cả sau một bữa ăn nhẹ.
Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
Chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh, thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đau khi quan hệ tình dục.
Ung thư buồng trứng
Hội chứng trầm cảmUng thư buồng trứng
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biết đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, năm 2023 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2. Hội chứng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh do một số yếu tố như: Có những sự kiện bất lợi trong cuộc sống như: kinh tế khó khăn, việc làm, quan hệ gia đình, trình độ học vấn, sử dụng thuốc điều trị…
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng trầm cảm ở phụ nữ:
Tiền sử gia đình rối loạn tâm trạng.
Tiền sử rối loạn tâm trạng trong những năm đầu sau sinh.
Mất cha mẹ trước 10 tuổi.
Bị cộng đồng xa lánh hoặc các yếu tố tạo cảm giác mất mát tương tự.
Căng thẳng tâm lý do mất việc, các mối quan hệ, ly thân, ly hôn.
Bị bóc lột sức lao động hoặc lạm dụng tình dục khi còn nhỏ.
Do tác dụng của một số loại thuốc.
Phụ nữ sau sinh và trầm cảm theo mùa, đặc biệt là mùa đông.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở phụ nữ:
Buồn vì tình trạng sức khỏe, gia đình, công việc, tài chính…
Chán nản, không còn ham thích đến thú vui giải trí hằng ngày, ngay cả trong quan hệ vợ chồng.
Mệt mỏi, thấy công việc trong ngày trở nên nặng nhọc, phải gắng sức hơn bình thường.
Cảm thấy có lỗi khi không lo lắng được cho gia đình, hoặc là gánh nặng cho gia đình.
Ăn không ngon (hay ăn quá nhiều).
Tăng hoặc giảm cân.
Lo lắng thái quá.
Trí nhớ bị giảm sút, hay quên, không tập trung tư tướng.
Những rối loạn về thể chất (đau ngực, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa…).
Khó ngủ (hay ngủ quá nhiều).
Có ý nghĩ hay hành vi tự tử.
Bệnh tim mạchHội chứng trầm cảm
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ, chiếm hơn 1/3 tất cả các ca tử vong, đặc biệt là ở thời kỳ mãn kinh. Điều khác với nam giới, phụ nữ chủ yếu bị tai biến ở mạch mao mạch, do đó có đến 50% phụ nữ khi phát bệnh tim chưa bao giờ cảm thấy đau và tức ngực. Theo Foxnews, ước tính có 38.000 phụ nữ dưới 50 tuổi bị bệnh tim hàng năm ở Mỹ (theo thống kê năm 2014). Nhiều người mắc bệnh mà không phát hiện sớm để điều trị kịp thời bởi những vấn đề về tim có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như chứng khó tiêu, đau dạ dày.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch:
Nguyên nhân không thể thay đổi bao gồm: Yếu tố di truyền, vấn đề tuổi tác.
Nguyên nhân có thể thay đổi được như: Béo phì, hút và ngửi khói thuốc lá, thiếu vận động thể dục thể thao, cao huyết áp, Cholesterol trong máu cao và bị tiểu đường.
Một số triệu chứng của bệnh tim mạch ở phụ nữ:
Cảm giác ngứa ran ở cánh tay hoặc chân.
Nôn hoặc buồn nôn.
Khó thở, tim đập nhanh.
Đau hàm.
Chóng mặt, choáng váng.
Khó chịu ở ngực hoặc lưng nóng ran.
Mệt mỏi cùng cực.
Bệnh tim mạch
Tiểu đườngBệnh tim mạch
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không tự sản xuất được insulin hoặc sản xuất đủ nhưng không hoạt động bình thường. Chất insulin là một loại kích thích tố, hormone có tác dụng hộ tống chất đường trong máu đi nuôi các tế bào. Khi vắng mặt chất này đường không thể chuyển tới các tế bào do đó phải thải qua đường nước tiểu gọi là bệnh tiểu đường. Với phụ nữ, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ đối mặt với biến chứng tim mạch, ảnh hưởng thời kỳ mang thai, đời sống tình dục bị suy giảm…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường ở phụ nữ:
Yếu tố di truyền từ người thân: Chủ yếu là do gen di truyền từ thế hệ trước trong gia đình.
Ăn nhiều chất bột đường, nhất là gạo: Bạn có thể cắt giảm khẩu phần của gạo trắng hoặc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong bữa ăn hàng ngày.
Ngủ không đủ giấc và có lối sống căng thẳng: Khi bị căng thẳng sẽ làm một số cơ quan chức năng trong cơ thể của bạn sẽ bị rối loạn, dẫn đến rối loạn chuyển hóa glucose gây gia tăng lượng đường.
Bỏ bữa ăn sáng: Người Việt chúng ta thường có thói quen bỏ bữa ăn sáng nhưng chính thói quen này dẫn đến việc đường huyết trong cơ thể sẽ giảm đột ngột và tạo ra phản xạ thèm ngọt. Nếu đáp ứng cơn thèm bằng việc dung nạp những món ngọt thì sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể khiến bạn nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn tăng cao.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường thường gặp ở phụ nữ:
Giảm cảm giác ở bàn tay, bàn chân.
Các vùng da nếp gấp trên cơ thể như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, khoeo chân, nách, dưới cổ… sậm màu.
Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm gây mất ngủ kéo dài.
Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi cùng cực.
Thị lực bị giảm, hình ảnh nhìn thấy có thể bị móp méo.
Các vết thương nhẹ nhưng lâu lành, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
Luôn cảm thấy khát nước và đói.
Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên do.
Hơi thở hôi, có mùi axeton.
Tiểu đường
Có nhiều những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của các chị em phụ nữ, qua bài viết này mong các bạn sẽ có thêm những thông tin cho mình để có cách phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm trên.
Đăng bởi: Phụng Mỹ
Từ khoá: 8 căn bệnh nguy hiểm nhất đối với phụ nữ
Thai Nhi Nhẹ Cân So Với Tuổi Thai – Nỗi Lo Của Mẹ Bầu
1 062 đã xem
Cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi
Như thế nào là cân nặng bình thường của em bé trong bụng mẹ. Để kiểm tra xem em bé có đang phát triển tốt hay không, bác sĩ thường thực hiện siêu âm để đo các chỉ số về chiều dài và ước tính cân nặng của em bé.
Ví dụ theo bảng tiêu chuẩn trên thì cân nặng thai nhi ở tuần 33 là gần 1,918kg và dài 43,7 cm, cân nặng thai nhi ở tuần 34 là 2.416 kg và chiều dài là 45.0cm.
Bảng chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.
Như nào được cho là thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai?
Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai là trường hợp mà cân nặng của em bé thấp hơn một chút chỉ số cân nặng tiêu chuẩn trung bình. Chúng ta cần phân biệt với trường hợp thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung.
Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai: Khái niệm “thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai” có nghĩa là em bé có cân nặng nhẹ hơn so với cân nặng trung bình ở tuổi thai đó. Nhẹ hơn ở một mức độ vừa phải chưa nghiêm trọng và sức khỏe chưa có gì đe dọa ở thời điểm hiện tại.
Thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung: Nếu bác sĩ chẩn đoán là “thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung” thì có nghĩa là em bé của bạn quá nhỏ và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống. Đây là chứng FGR – fetal growth restriction. Trường hợp này không chỉ dựa trên cân nặng của thai nhi hiện tại bị quá nhẹ, còn phải dựa trên các yếu tố khác nữa yếu tố nguy cơ rõ ràng nào đó của mẹ như nguy cơ người mẹ có yếu tố tiền sử bệnh lý cùng với bất thường trên siêu âm có bất thường trên dinh dưỡng của bánh nhau hay từ em bé.
Vậy yếu tố nào để phân biệt rõ ràng giữa hai trường hợp này? Để đánh giá mức độ nguy hiểm của việc thai nhi nhẹ cân phải dựa vào các yếu tố sau:
Chỉ số ước tính cân nặng thấp hơn chỉ số dưới trong khoảng cho phép.
Và các chỉ số về tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi như đánh giá chức năng bánh nhau: Doppler động mạch rốn và động mạch tử cung, đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi: Doppler động mạch não giữa và ống tĩnh mạch.
Nếu cân nặng của em bé thấp hơn nhiều so với chỉ số dưới tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ xem kỹ hơn. Khi này bác sĩ đưa ra chỉ số bách phân vị cụ thể để biết em bé của bạn đang nằm ở mức nào.
Ở đây chúng ta được bác sĩ nói rõ hơn về khái niệm chỉ số bách phân vị. Bình thường một chỉ số sẽ được xếp thứ tự từ bé đến lớn theo bách phân vị từ 1 tới 100. Các chỉ số nằm từ bách phân vị 10 – 90 là các chỉ số bình thường. Trung bình chuẩn là bách phân vị thứ 50. Nếu cân nặng thai nhi nằm dưới bách phân vị 10 thì được gọi là thai chậm tăng trưởng trong tử cung và cần phải theo dõi cũng như có hướng điều trị riêng.
Nếu chỉ số cân nặng không quá thấp và không có vấn đề bất thường gì về tình trạng sức khỏe của mẹ và bé thì lời khuyên cho bạn là cần bổ sung dinh dưỡng hay nghỉ ngơi tránh căng thẳng mệt mỏi.
Chẳng hạn như một số đo cân nặng của một thai nhi 37 ở phiếu khám thai như sau: “Hiện tại dự kiến cân nặng: 3024gr (BPV:44%)”. Tức là cân nặng của em bé đang là 3024gr và nằm trong khoảng bách phân vị thứ 40- 50. Đây là cân nặng nằm trong mức bình thường cho phép. Mặc dù theo cách hiểu máy móc của các mẹ thì cân nặng đang thấp hơn trung bình (bách phân vị thứ 50) và nghĩ là thai nhi nhẹ cân.
Nguyên nhân khiến thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai
Một số bệnh lý hay các biến chứng thường gặp trong thai kỳ ảnh hưởng tới việc thai nhi bị nhẹ cân so với tuổi thai. Cụ thể:
Huyết áp cao
Phụ nữ mang thai bị huyết áp cao cũng ảnh hưởng đến cân nặng của em bé ngay từ trong bụng mẹ, cụ thể là em bé nhẹ cân so với tuổi thai. Do huyết áp cao ở người mẹ có thể cản trở việc cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho em bé. điều này ảnh hưởng trục tiếp đến cân nặng của thai nhi. Bên cạnh đó huyết áp cao cũng có thể gây ra sinh non, và những em bé được sinh ra sớm thường nhỏ hơn những đứa trẻ sinh ra đúng ngày.
Do vậy nếu bạn có tiền sử huyết áp cao, hãy nói với bác sĩ để kiểm soát tốt trong suốt thai kỳ.
Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ. Xu hướng là thai nhi thường nặng cân hơn so với tuổi thai, nhất là với trường hợp mẹ bầu không kiểm soát tốt được lượng đường trong máu. Tuy nhiên nhiều trường hợp tiểu đường thai kỳ làm em bé nhẹ cân do tiểu đường thai kỳ làm giảm tác dụng của insulin đối với sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Thiếu máu thai kỳ
Một trong những vấn đề thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi là cân nặng bị nhẹ. Thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân do các tế bào hồng cầu chịu trách nhiệm mang oxy và chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Thế nên mẹ thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
Loại thiếu máu ở thai kỳ phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Vì thế cần bổ sung sắt đầy đủ để giảm thiểu tình trạng thiếu máu, đảm bảo em bé được nuôi dưỡng đầy đủ từ trong bụng mẹ với cân nặng khỏe mạnh.
Tìm hiểu thêm về: Lượng sắt cần thiết cho bà bầu
Bệnh tim
Mẹ bầu mắc bệnh tim có nhiều khả năng sinh em bé nhẹ cân. Lý do là bệnh tim cản trở khả năng bơm máu của oxy và chất dinh dưỡng đến tim của em bé thông qua nhau thai.
Hội chứng kháng phospholipid
Yếu tố khác
Thai nhi nhẹ cân so với tuổi thai còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như:
Lối sống không lành mạnh của mẹ bầu khi mang thai: Hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng chất gây nghiện như heroin, cocaine…
Chế độ ăn uống khi mang thai: Nếu mẹ bầu ăn quá ít, các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không được truyền cho thai nhi và khiến nó nhiều khả năng bị thiếu cân. (Tham khảo cho tiết về: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu).
Do từ phần phụ của thai: bệnh lý bánh nhau, dây rốn…
Do nguyên nhân từ thai: đa thai, nhiễm trùng bào thai, hay các rối loạn di truyền…
Nguy cơ khi thai nhi nhẹ cân
Nếu thai nhi quá nhẹ cân, trẻ có thể có những nguy cơ về sức khỏe như sau:
Bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
Dễ mắc các bệnh về phổi: Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu.
Sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, nguy cơ bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.
Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí thông minh của trẻ sau này. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn bé sinh đủ ký.
Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, có thể đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ cân.
Ngăn ngừa tình trạng nhẹ cân ở thai nhi
Vì thai nhi có xu hướng nhỏ hơn trong bụng mẹ, nên chúng cũng có xu hướng nhẹ cân hơn khi được sinh ra. Nên bạn cần phải ngăn ngừa điều này ngay từ khi mang thai.
Hãy chuẩn bị cho mình sức khỏe thật tốt, không quá gầy không quá dư cân, nên bổ sung vitamin tổng hợp cả trước và trong giai đoạn mang thai.
Thời điểm và tuổi của mẹ khi mang thai: Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.
Bên cạnh đó bạn cũng cần sắp xếp công việc, thời gian nghỉ ngơi cân bằng.
Một chế độ ăn đầy dinh dưỡng cũng rất quan trọng nên mẹ cần lưu ý.
Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như ma túy và rượu.
Nếu mẹ bầu gặp các trục trặc về chán ăn, stress, hay có khuynh hướng sử dụng rượu, thuốc an thần… hãy trao đổi với bác sĩ sớm để tìm giải pháp phù hợp và kịp thời.
Đi khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường: Chăm sóc trước khi sinh rất quan trọng trong việc xác định những vấn đề có thể gặp phải khi thai nhi phát triển.
Mẹ nên ăn gì khi thai nhi nhẹ cân
Chế độ dinh dưỡng của mẹ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường thai nhi. Để thai lên cân tốt hơn thì trước tiên bạn cần tăng cường chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của mình. Bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ cả thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và hoa quả, uống nhiều nước… Các gợi ý sau sẽ giúp thai nhi tăng cân để sớm theo kịp cân nặng tiêu chuẩn.
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất, nên đa dạng các món ăn để hấp thu một cách đầy đủ nhất.
Tăng thực phẩm giàu đạm: Ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), cá. Nên cân đối trong khẩu phần ăn, mỗi tuần 3-4 bữa thịt bò hay cá luân phiên để bổ sung thêm lượng đạm cho bé hấp thụ.
Bổ sung rau xanh: Bên cạnh chất đạm mẹ đừng quên bổ sung rau xanh. Rau dền, các loại rau có màu xanh đậm là các loại rau mẹ bầu nên bổ sung trong quá trình đẩy nhanh cân nặng của con.
Bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa: Mỗi ngày bạn nên bổ sung 2-3 ly sữa ở giữa các bữa chính để bổ sung thêm dưỡng chất từ nguồn thực phẩm này đặc biệt là canxi.
Bổ sung vitamin từ hoa quả: Đừng bỏ qua nguồn vitamin khoáng chất từ hoa quả. Đây là
Mẹ cũng đừng quên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tăng cường khả năng hấp thu. Em bé nhận được đủ dưỡng chất sẽ mau chóng tăng cân.
Đọc chi tiết: Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và không vào mẹ?
Video chia sẻ về tình trạng thai nhi nhẹ cân
Theo các bác sĩ, nếu thai nhi chậm tăng trưởng đồng nghĩa với việc thai nhỏ hơn so với tuổi thai, thai bị suy dinh dưỡng, suy nhau thai… và đề cập đến các vấn đề:
Thế nào là thai chậm phát triển?
Nguyên nhân khiến thai chậm phát triển?
Mẹ bầu nên làm gì khi nghi ngờ thai nhi phát triển chậm?
Hay làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung?
Mang Thai Tuần 9: Điểm Nhấn Mẹ Bầu Cần Lưu Tâm
Mặc dù đã trải qua 8 tuần tương đương 2 tháng mang thai nhưng thai kỳ vẫn chưa thực sự ổn định. Đây vẫn là khoảng thời gian của tam cá nguyệt đầu tiên. Chính vì vậy, người mẹ không nên chủ quan với bào thai cũng như sức khỏe của mình.
Nếu không chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sức khỏe của người mẹ có thể bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, thai nhi của mẹ bầu mang thai tuần 9 vẫn cần được theo dõi, chăm sóc. Việc này được thực hiện gián tiếp thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt của người mẹ.
Khi mang thai tuần 9, quần áo của bạn mặc hàng ngày sẽ trở nên dần chật hơn. Bạn có thể cần mặc quần áo rộng thoáng để không cảm thấy khó chịu. Hệ thống mạch máu trong cơ thể phát triển để cung cấp máu cho thai nhi. Chính vì thế, bạn sẽ thấy những mạch máu của mình nổi rõ hơn.
Ngực của người mẹ sẽ dần đầy đặn hơn, hai núm vú chuyển sang màu sậm hơn. Những hạt Montgomery tiếp tục nổi rõ hơn tuần 8. Vòng eo của bạn sẽ to hơn một chút. Hormon thai kỳ tăng lên ở mức tối đa. Điều này có thể làm bạn cảm thấy không khỏe nhưng rất có lợi cho thai nhi.
Trong khoảng thời gian mang thai tuần 9, người mẹ có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:
Mệt mỏi nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Buồn nôn nhiều hơn
Tâm trạng lâng lâng
Trong miệng có vị kim loại hơi khó chịu.
Đau căng vùng ngực.
Có thể bị đau đầu
Thèm một số món ăn nhất định như thịt, bánh ngọt, trái cây có vị chua,…
Khứu giác nhạy cảm hơn.
Âm đạo xuất hiện một ít dịch màu trắng đục. Có thể xuất huyết lượng rất nhỏ.
Chuột rút, đau ở bắp chân.
Da sạm đen hơn.
Tóc dày và sáng hơn
Đầy hơi và có cảm giác chướng bụng.
Em bé của bạn (thai nhi) có kích thước vào khoảng 4,24 cm. Lúc này, em bé có độ lớn tương đương một quả dâu tây. Khuôn mặt của bé đã dễ nhận biết hơn. Đôi mắt được bảo vệ bởi mí mắt, một cái miệng nhỏ và hơn nữa là một cái lưỡi có khả năng vị giác cơ bản.
Bàn tay và bàn chân đang dần hiện lên rõ nét hơn. Tuy nhiên, ngón tay và ngón chân chưa thực sự được phân chia rõ ràng. Trên bàn tay và bàn chân chỉ có những rãnh nhỏ.
Tất cả các cơ quan nội tạng chính trong cơ thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đó là tim, não, phổi, thận và ruột. Xương đang bắt đầu hình thành. Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, có lẽ bạn vẫn chưa biết được đó là bé trai hay bé gái. Mãi đến tuần thứ 18 – 21 thì bộ phận sinh dục mới hiện rõ.
Một số đặc điểm chính của em bé trong thời gian này bao gồm:
Đầu và cổ: Đầu thẳng và tròn hơn, khuôn mặt đang hình thành.
Mắt: Mắt bé vẫn nhắm, nhưng có đầy đủ sắc tố võng mạc.
Miệng: Bề mặt của lưỡi bây giờ sẽ có vị giác. Xương vòm miệng bắt đầu quá trình hợp nhất.
Tai: Đôi tai bên ngoài được phát triển đầy đủ, và dần dần rõ rệt hơn.
Bụng và xương chậu: Gan, lá lách và túi mật và ruột tiếp tục đi vào cơ thể từ dây rốn. Cơ quan sinh dục ngoài vẫn chưa rõ rệt.
Nếu trong tuần thứ 8, người mẹ chưa khám thai thì thời điểm mang thai tuần 9 vẫn không quá muộn. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa sản để được khám thai toàn diện. Siêu âm thai sẽ giúp bạn biết được khá chính xác tuổi thai.
3 hội chứng thường gặp do đột biến tam bội NST: Hội chứng Down, Patau, Edwards.
Dị tật bẩm sinh do rối loạn NST giới tính: Hội chứng Klinefelter (47, XXX), hội chứng Turner (45, X),…
Hội chứng DiGeore (đột biến NST 22q11.2) gây dị tật tim mạch, hở hàm ếch, suy giảm chức năng tiêu hóa.
Các đột biến vi mất đoạn và mất đoạn điển hình.
Những điều mà mẹ bầu nên làm
Uống bổ sung axit folic với lượng 1.000mcg mỗi ngày
Bổ sung thêm canxi với lượng 800mg mỗi ngày
Ngủ đủ giấc, thời gian ngủ nên dao động từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày
Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục nhẹ, yoga bầu, đi bộ
Bổ sung vitamin phức hợp bằng việc ăn trái cây: cam, bưởi, kiwi, táo, chuối…
Những điều mà người mẹ nên tránh
Uống nhiều cà phê.
Thức khuya.
Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
Hút thuốc lá.
Ăn nhiều bánh ngọt, chất béo vì dễ gây tăng cân quá mức cần thiết.
Sử dụng những món ăn tái, chưa nấu chín, các loại thịt nguội.
Ths.BS Phan Lê Nam
Để biết được người mẹ mang thai tuần thứ 10 như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Mang thai tuần 10
Top Những Giống Chó Nguy Hiểm Nhất Trên Thế Giới
Loài chó rất thông minh và trung thành với chủ nhân, các chú pet đáng yêu này đang dần trở thành một bộ phận không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên cũng có những giống chó rất nguy hiểm do đặc tính săn mồi hoang dã và chưa được thuần hóa hoàn toàn. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng khi con người chọn nuôi chó và huấn luyện để hỗ trợ các nhiệm vụ đặc biệt như canh gác, bảo vệ hoặc hỗ trợ trong săn bắn, an ninh…
1. Chó chăn cừu vùng Kavkaz
2. Chó Pitbull
3. Chó Perro de Presa Canario
4. Chó Rottweiler
5. Chó Fila Brasileiro
6. Chó Alaskan Malamute
7. Chó Wolfdog
Chính vì thế, các giống chó nguy hiểm nhất thế giới đã trở thành lựa chọn đặc biệt của chúng ta trong một số mục đích cụ thể.
Hiện nay, loài chó được huấn luyện để bảo vệ gia súc, con người hay thậm chí là tiến hành làm nghiệp vụ cùng những người cảnh sát để canh gác, bảo vệ trật tự hay chúng còn có khả năng biểu diễn xiếc.
1. Chó chăn cừu vùng KavkazChó chăn cừu vùng Kavkaz thường giống chó rất lớn
Những chú chó chăn cừu vùng Kavkaz thường giống chó rất lớn với sức mạnh vượt trội so với những loài chó khác. Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ.
Chó chăn cừu rất khỏe mạnh và có bản tính đặc biệt hung dữ và nguy hiểm. Chúng rất quyết đoán và can đảm hơn các giống chó khác. Vì thế chúng có thể bảo vệ được một vùng lãnh thổ của mình. Đặc biệt ở loài chó này là cực kỳ trung thành và hầu như chỉ biết 1 gia đình chủ duy nhất.
Đặc điểm giống chó chăn cừu vùng Kavkaz
Tuổi thọ: từ 10-11 năm
Trọng lượng: từ 50-105 kg
Kích thước: từ 60 – 80 cm
Xuất xứ: Nga
2. Chó PitbullPibull là một giống có có khả năng hiếu chiến rất cao
Loài chó Pitbull là một giống có có khả năng hiếu chiến rất cao, bền bỉ và độ gan lỳ được xem là sát thủ máu lạnh nhất. Chúng được nhiều người huấn luyện để trở thành giống chó mạnh và hung nhất để tham gia những quyết đấu đẫm máu. Pitbull có khuôn mặt rất lầm lì và nhìn rất hung dữ, với bốn chân khá ngắn và các bó cơ đùi săn chắc. Chó Pitbull sở hữu cơ hàm và lực cắn cực kỳ lớn và mạnh. Vì thế khi bị Pitbull cắn vết thương thường rất rộng và sâu.
Đặc điểm giống chó Pitbull
Tuổi thọ: từ 12 – 14 năm
Trọng lượng: từ 18 – 32 kg
Kích thước: từ 45 – 60 cm
Xuất xứ: Cuối TK 18 tại Anh, Ireland, Scotland
3. Chó Perro de Presa CanarioPerro de Presa Canario
Với giống chó Perro de Presa Canario có khả năng chiến đấu rất cao, là giống chó chiến nếu được huấn luyện sẽ trở thành người bạn đồng hành rất có giá trị. Bởi loài chó có kích thước lớn và có khả năng bình tĩnh và ngoan ngoãn với chủ, đôi khi nó hơi độc lập. Loài chó này thừa hưởng được tính cách từ loài chó hoang dã nên rất gan lỳ và dũng cảm, khôn ngoan.
Đặc điểm chó Perro de Presa Canario
Tuổi thọ: từ 8 – 12 năm
Trọng lượng: từ 50 – 60 kg
Kích thước: từ 54 – 64 cm
Xuất xứ: từ loài chó hoang trên đảo Canary thuộc Bắc Phi
4. Chó RottweilerRottweiler có đặc điểm ngoại hình lớn và rất mạnh mẽ
Loài chó Rottweiler có đặc điểm ngoại hình lớn và rất mạnh mẽ, rắn chắc với chiều cao và cân nặng rất cân đối. Bởi hệ thống cơ phát triển và rất linh hoạt, dẻo dai cùng với tốc độ rất nhanh. Chính vì thế được huấn luyện để trở thành những chiến binh thực thụ săn bắn và tiêu diệt kẻ thù.
Bên cạnh đó loài chó có thể bảo vệ chủ nhân và trông coi nhà cửa rất hiệu quả bởi bản năng tuyệt vời của nó.
Đặc điểm giống chó Rottweiler
Tuổi thọ: từ 10 – 12 năm
Trọng lượng: từ 38 – 59 kg
Kích thước: từ 56 – 69 cm
Xuất xứ: thị trấn nhỏ tại Đức
5. Chó Fila BrasileiroChó Fila Brasileiro là loài chó với tính cách dũng cảm
Chó Fila Brasileiro là loài chó với tính cách dũng cảm và luôn phục tùng chủ nhân của mình. Là người bạn trung thành với con người, luôn sẵn sàng bảo bệ chủ không một chút do dự. Tuy nhiên, loài chó này rất hung dữ với những người lạ và chúng rất căm thù, kinh tởm với những người lạ đến bên cạnh chủ. Vì thế chúng cực kỳ nguy hiểm.
Đặc điểm giống chó Fila Brasileiro
Tuổi thọ: 9 – 11 năm
Trọng lượng: từ 41 – 50 kg
Kích thước: 65 – 75 cm
Xuất xứ: từ Brazil
6. Chó Alaskan MalamuteAlaskan Malamute là loài chó có ngoại hình to lớn
Alaskan Malamute là loài chó có ngoại hình to lớn nhưng tính cách rất hiền lành và thân thiện với con người và rất thông minh. Alaskan Malamute là loài có thể huấn luyện chúng để làm chó săn và vận chuyển đồ đạc rất tốt. Chúng có tính cách bảo vệ bầy đàn và bảo vệ chủ nhân trong những tình huống tấn công xảy ra. Chúng là thợ săn tài ba và có thể giết chết những kẻ thù rất lớn chẳng hạn như gấu.
Đặc điểm giống chó Alaskan Malamute
Tuổi thọ: từ 10 – 12 năm
Trọng lượng: có thể lên đến 75 kg
Kích thước: từ 63 – 69 cm
Xuất xứ: từ Alaska
7. Chó WolfdogChó Wolfdog là giống chó lai sói nguy hiểm nhất
Chó Wolfdog là giống chó lai sói nguy hiểm nhất. Vì chúng sở hữu tính cách sắc bén của loài sói và sự trung thành của loài chó. Với lực hàm rất chắc, những vết cắn của nó rất kinh khủng. Chúng có khả năng tập trung cao và có trí nhớ rất tốt với tốc độ phản ứng nhanh nhạy nên chúng cũng rất nguy hiểm.
Đặc điểm giống chó Wolfdog
Tuổi thọ: từ 10 – 13 năm
Trọng lượng: từ 36- 42 kg
Kích thước: từ 64 – 76 cm
Xuất xứ: từ Hà Lan
Đăng bởi: Lê Tuấn
Từ khoá: TOP Những giống chó nguy hiểm nhất trên thế giới
Mang Thai Tuần 1 Và Những Điều Mà Thai Phụ Cần Lưu Ý
Thông thường, các chuyên gia y tế đo thai tuần 1 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Mặc dù phụ nữ không thực sự mang thai vào thời điểm này, nhưng đếm tuần 1 kể từ kỳ kinh cuối cùng có thể giúp xác định ngày dự kiến mang thai của phụ nữ.
Tuy nhiên, bài viết này sẽ đề cập đến việc mang thai tuần 1 là bắt đầu từ một tuần sau khi thụ thai, nghĩa là tuần đầu tiên của thai kỳ.
Chậm kinh thường là triệu chứng chính của thời kỳ đầu mang thai.
Ốm nghén và những điều các mẹ bầu cần biết, xem và hiểu thêm trong bài viết: Ốm nghén: Những điều cần biết
Thai 1 tuần tuổi thực chất vẫn chưa có bất cứ một biểu hiện nào nào cho thấy sự hình thành rõ ràng về hình dạng và kích thước. Phải đến một vài tuần sau đó, thai nhi mới chính thức hình thành. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tính thời gian này là một giai đoạn của quá trình hình thành bào thai. Vì vậy đây cũng là điểm quan trọng không kém những tuần sau đó. Đây là khoảng thời gian mà mẹ bầu lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Việc tiêm phòng khi mang thai có thực sự quan trọng hay không? Những điều bạn cần biết về tiêm phòng khi mang thai cùng YouMed tìm hiểu thêm: Tiêm phòng khi mang thai
Trong giai đoạn trước mang thai, cơ thể người mẹ đã có sự chuẩn bị cho việc hình thành của em bé. Thật ra, cơ thể người phụ nữ đã được chuẩn bị từng tháng từ thời điểm dậy thì.
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, tử cung loại bỏ lớp lót trong của nó. Hiện tượng này tạo điều kiện cho sự hình thành một lớp áo mới. Nó có nhiều đường dẫn máu và nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai được tốt nhất.
Dấu hiệu có thai tuần đầu các mẹ có thể quan sát
Tăng thân nhiệt.
Mùi và màu sắc của chất nhầy ở cổ tử cung có sự thay đổi.
Bầu vú có dấu hiệu sưng, cương cứng, núm vú chuyển sang màu đậm hơn.
Cảm thấy khó chịu, dễ buồn nôn đối với nhiều mùi.
Tính tình thay đổi, có thể dễ bực bội, cáu gắt, nóng giận.
Đi tiểu nhiều lần hơn trong một ngày.
Một số biểu hiện có thai tuần đầu khác có thể xuất hiện ở nhiều thai phụ như:
Táo bón.
Đầy bụng, khó tiêu.
Khó ngủ.
Cảm giác căng tức ngực, tức bụng.
Trong tuần đầu mang thai, các triệu chứng có thể xuất hiện rõ ràng hoặc không điển hình. Vì vậy, thai phụ cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Quan tâm đến những thay đổi của cơ thể để có thể phát hiện ra mình đã bắt đầu mang thai.
Thai phụ nên cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điển hình là nên bổ sung axit folic (vitamin B9) cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết cho thời kỳ mang thai.
Axit folic tự nhiên tồn tại trong các loại hạt khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, bánh mì nâu. Chất này có tác dụng ngăn ngừa các khiếm khuyết thần kinh khi mang thai trong những tuần đầu tiên.
Bên cạnh đó, thai phụ không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng như các loại thức uống có cồn. Hạn chế cà phê, chất béo, chất ngọt. Đồng thời tránh làm việc nặng, vận động nhiều như chạy nhảy; hạn chế thức khuya, suy nghĩ nhiều.
Trong thời gian mang thai tuần 1, người mẹ có thể gặp một số bệnh thông thường như:
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn tiêu hóa.
Hội chứng bàng quang kích thích.
Hen phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng.
Viêm da dị ứng.
Bệnh trĩ, táo bón.
Cúm, viêm đường hô hấp trên.
Nhiễm virus như: sởi, Rubella, Epstein-barr virus, virus hợp bào hô hấp, thủy đậu,…
Vì vậy, lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa dành cho thai phụ mang thai tuần 1 đó là:
Cân bằng cảm xúc, hạn chế nóng giận, bực tức.
Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tránh ngâm mình trong nước.
Khi bị bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa sản để khám bệnh, không nên tự ý uống thuốc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phá Thai 7 Tuần Tuổi Mẹ Đối Mặt Với Những Mối Nguy Hiểm Nào? trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!