Bạn đang xem bài viết Những Thực Phẩm Dễ Gây Tiêu Chảy Cần Chú Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mật ong và đậu phụ
Khoáng chất trong đậu phụ khi gặp enzym trong mật ong có thể xảy ra những phản ứng hóa sinh gây bất lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy mà không nên ăn đậu phụ chung với mật ong hoặc sau khi ăn đậu phụ không được ăn mật ong.
Nho và hải sản
Sau khi ăn hải sản xong lại ăn nho bạn sẽ nhận thấy những hiện tượng như: nho, táo mèo, lựu,… sẽ thấy có những dấu hiệu như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng… Bởi vì axit tannic có trong nho khi gặp protein trong hải sản sẽ bị ngưng đọng, hình thành chất khó tiêu hóa.
Sau khi ăn nho xong nên xúc miệng sạch sẽ rồi mới ăn tiếp đến món khác, vì trong thành phần của nho có chứa hàm lượng đường cao, làm ăn mòn răng.
Nho và sữa chua
Nho và sữa chua không thể kết hợp được với nhau. Trong nho có chứa hàm lượng axit làm ngưng đọng protein có trong sữa chua. Khi kết hợp 2 loại này lại với nhau dễ gây đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy,… Vì vậy sau 1 giờ ăn sữa chua không nên ăn nho hoặc ngược lại.
Sữa và cam
Sau khi uống sữa mà lại ăn cam dẫn đến hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Khi ăn cam và uống sữa chung một lúc sẽ làm đầy bụng, khó tiêu, mắc ói, tiêu chảy,…
Không những cam mà đối với bất cứ một loại trái cây nào có chứa hàm lượng Vitamin C thì không nên ăn chung với sữa tươi, sẽ làm ngưng đọng và kết tủa.
Sau khi uống sữa xong khoảng 1 giờ các bạn không nên ăn bất cứ một loại trái cây nào, rất dễ gây tiêu chảy.
Dưa chuột và đậu phộng
Dưa chuột có vị ngọt, thường dùng để ăn sống và đậu phộng có chứa nhiều chất béo. Khi ăn những loại thực phẩm lạnh chung với thực phẩm có tính béo sẽ dễ gây tiêu chảy, đau bụng, khó chịu.
Thịt thỏ và trứng gà
Thịt thỏ không nên ăn chung với trứng gà vì cả hai loại này đều có tính hàn. Khi kết hợp giữa hai loại này lại với nhau có thể dễ dàng dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.
Trà với trứng
Trà chứa chất axit, khi trà kết hợp với chất sắt có trong trứng sẽ gây kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.
Ăn hải sản không an toàn
Ăn hải sản không được nấu kỹ hoặc hải sản ương, còn sống có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy.
Sữa và Chocolate
Trong sữa có chứa hàm lượng canxi trong khi chocolate có chứa hàm lượng Axit oxalic. Khi kết hợp hai loại này với nhau sẽ tạo ra hỗn hợp khó tan, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Gỏi, thịt sống
Món gỏi và thịt sống được nhiều người thích, nhưng trong gỏi và thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn, nhất là vi khuẩn chúng tôi rất dễ gây bệnh đau bụng, tiêu chảy.
Cà chua và khoai lang, khoai tây
Trong cà chua có chứa pectin và nhựa phenolic, khi hai chất này đi kèm với khoai lang hoặc khoai tây sẽ làm khó tiêu, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Hành và mật ong
Không nên kết hợp giữa hành và mật ong sẽ làm cho người ăn bị đau bụng, đầy hơi. Mật ong có tác dụng thanh nhiệt, trong hành có chứa một số chất. Khi kết hợp hai thứ này lại với nhau sẽ bị khó tiêu, thậm chí là bị ngộ độc.
Qủa hồng và trứng gà
Sau khi ăn trứng gà chúng ta không nên ăn hồng, bởi vì rất dễ gây buồn nôn, tiêu chảy… là những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
4 Món Cháo Cực Kì Dễ Làm Giúp Trẻ Nhanh Khỏi Bệnh Tiêu Chảy
Tiêu chảy là bệnh xuất phát từ đường tiêu hoá mà có khá nhiều người mắc phải. Ngoài việc khám bác sĩ, uống thuốc thì chế độ ăn cũng rất quan trọng giúp người bệnh bổ sung dinh dưỡng, nhanh chống phục hồi. Cùng mình tìm hiểu 4 món cháo cực kì dễ làm, giúp trẻ nhanh chống phục hồi bệnh tiêu chảy.
Trẻ bị tiêu chảy thường biến ăn, mất nhiều nhiều vitamin, vì vậy cháo thịt gà bí đỏ là món ăn giàu vitamin A giúp bé ăn ngon miệng, mắt sáng, cung cấp vitamin, sắt và kẽm. Cách làm cũng rất đơn giản và dễ làm cho các mẹ bĩm sữa.
Nguyên liệu:
– 50g thịt gà
– 80g gạo tẻ
– 50g bí đỏ
– Gia vị: đường, muối, nước dùng,…
Cách làm
– Thịt gà băm nhỏ, cho khoảng 2 thìa cafe nước lọc vào tán đều
– Bí đỏ hấp chín, tán nhuyễn.
– Nấu cháo với gạo, sau đó cho thịt gà, bí đỏ vào nấu chín. Nêm muối với đường cho vừa ăn.
– Múc cháo ra tô và cho trẻ ăn.
Gừng có vị cay, làm ấm bụng giúp trị tiêu chảy ở trẻ rất hiệu quả. Gừng là nguyên liệu rất dễ tìm mua và hầu như có sẵn trong mỗi gia đình và cách làm cháo gừng cũng rất đơn giản.
Nguyên liệu:
– 50g gạo trắng
– 50g gừng tươi
– 50g thịt nạc heo
– Gia vị: đường, muối, nước dùng,…
Cách làm:
– Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút.
– Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ.
– Băm nhỏ thịt nạt heo và gừng.
– Cháo chín cho gừng và thịt băm vào khuấy đều và nêm cho vừa ăn.
Theo đông y, hạt sen vốn có vị ngọt, tính bình (không lạnh, không nóng) do vậy cháo hạt sen cũng rất tốt cho việc điều trị tiêu chảy cho trẻ em.
Nguyên liệu:
– 100g hạt sen.
– 15g quả hồng xiêm non.
– 50g gạo
– 50g nấm gơm
– Gia vị: đường, muối, nước dùng,…
Cách làm:
– Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.
– Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.
– Cho tất cả các nguyên liệu gồm nước hồng xiêm, bột hạt sen, bột gạo vào nồi và đun chín nhừ.
– Sau đó nêm vừa ăn và múc ra tô cho trẻ ăn ngay.
Rau sam là loại rau mát, có vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn,.. vì thế rau sam dùng nấu cháo để chữa tiêu chảy cho bé cũng khá hiệu quả.
Nguyên liệu:
– 90g rau sam
– 10g quả hồng xiêm
– 30g gạo
Cách làm:
– Rau sam và quả hồng xiêm rửa sạch, sau đó cho vào nồi với khoảng 250ml nước đun sôi rồi lọc lấy nước, bỏ bã.
– Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên khuấy đều, đun trên lửa nhỏ.
– Cháo chín thì nêm vừa ăn và múc ra tô cho trẻ ăn ngay
Kinh nghiệm hay 7-Dayslim.
Những Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Mũi Ở Trẻ Là Gì?
Chảy máu mũi là tình trạng xuất huyết ở mũi và là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hiện tượng này gây ra nhiều khó chịu, thậm chí là hoảng sợ, tuy nhiên chảy máu mũi ở trẻ không phải là triệu chứng hay bệnh trầm trọng cần cấp cứu nhưng bạn cũng cần có kiến thức cơ bản để có thể sơ cứu khi trẻ bị chảy máu mũi. Vậy cùng chúng tôi nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ, cũng như cách điều trị và phòng tránh ngay bài viết sau nha!
Tác động lực mạnh ở vùng mũi:
Trẻ chảy máu mũi do bị va chạm mạnh vào mũi trong quá trình hoạt động, đánh nhau hay bé ngoáy mũi, đút dị vật vào mũi khi nô đùa, hắt hơi, xì mũi không đúng cách.
Trẻ ngoáy mũi quá mạnh và thường xuyên sẽ làm rụng lông mũi, làm tổn thương các mạch máu trong mũi, dẫn đến hậu quả làm vỡ mạch máu, chảy máu mũi. Nếu trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần có nguy cơ dẫn đến nhiễm khuẩn, làm giảm chức năng bảo vệ khoang mũi, gây ra các triệu chứng nghiệm trọng hơn.
Tiếp xúc với thời tiết nóng và khô quá lâu:
Thời tiết nóng, khô làm các vùng da gần mạch máu cũng bị khô và rát. Gây khó chịu với các tác động nhẹ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương vùng dưới da ở mũi. Từ đó mà làm vỡ mạch máu, chảy máu mũi ở trẻ.
Sử dụng điều hòa, máy lạnh, máy sưởi trong thời gian dài cũng gây ra hiện tượng tương tự.
Viêm mũi dị ứng:
Các mô dọc theo mũi bị sưng lên do dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang bởi các tác nhân từ môi trường, độ ẩm. Gây nên tình trạng giãn mao mạch, khi có các tác động dù là nhỏ cũng sẽ gây ra các vết loét và chảy máu, khi hắt hơi hoặc xì mũi sẽ kèm theo máu ở dạng vệt nhỏ.
Viêm xoang:
Viêm xoang gây chảy máu mũi khi người bệnh ngoáy mũi thường xuyên, hắt hơi mạnh, sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc chống viêm trong thời gian dài,… Nếu máu mũi có màu đậm, mùi hôi khi chảy thì có thể do nhiễm trùng xoang và bệnh nhân phải đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra.
Khối u hốc mũi:
Xuất hiện một số triệu chứng như: Một bên mũi gồm thay đổi khứu giác, chảy máu mũi, chảy dịch mũi hôi, nghẹt mũi. Trạng thái phản ánh sức khỏe không được đảm bảo với các giai đoạn khác nhau, trừ u mạch máu ra thì thường mức độ chảy máu sẽ không trầm trọng.
U lành tính có thể là: U xơ vòm mũi họng, u hạt, u mạch, u nhú. Nếu trẻ xuất hiện u lành tính này cần được điều trị kịp thời để mang đến hiệu quả sức khỏe tốt nhất.
U ác tính sẽ hiếm gặp hơn, bao gồm: Ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng và khối u lympho không hodgkin.
Một số việc cần làm ngay khi trẻ bị chảy máu mũi để kịp thời điều trị, hạn chế sự ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tránh những biến chứng ung thư mũi:
Cần phải bình tĩnh trấn an trẻ không được để trẻ hoảng sợ. Cho bé ngồi thẳng bằng cách dựa lưng vào ghế hoặc người lớn, đầu bé hướng ra trước hơi cúi đồng thời dùng ngón cái và ngón trỏ ép cánh mũi hai bên lại trong thời gian khoảng 5-10 phút. Đây là phương pháp hiệu quả nhất cho hầu hết các trường hợp.
Nếu bé thường xuyên bị chảy máu mũi, hoặc chảy máu mũi kèm theo tình trạng đi tiểu, đi ngoài có máu, để lại vết bầm trên da khi va chạm nhẹ, hoặc vết bầm tự nhiên, đang dùng thuốc kháng đông hoặc điều trị bệnh có sẵn thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để xem xét khi nào thì cần thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện.
Nếu trẻ chảy máu mũi kéo dài 10 – 20 phút mà không cầm được, chảy với lượng máu nhiều, ói ra máu, tim đập nhanh, da nổi ban, sốt cao,…. thì nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Lưu ý: Theo Báo Vinmec: “Khi trẻ bị chảy máu mũi, không cầm máu bằng cách cho trẻ ngửa cổ hay nằm ngửa xuống giường, việc này có thể làm máu chảy từ khoang mũi xuống họng, trẻ bị ói máu và đi tiểu ra máu”.
Để phòng tránh chảy máu mũi ở trẻ em, chúng ta cần:
Tránh lui tới thường xuyên hai trạng thái không khí nóng lạnh, luôn đảm bảo điều kiện thở trong thời tiết ổn định, không khí duy trì độ ẩm vừa phải.
Advertisement
Thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế khả năng trẻ tự gây tổn thương niêm mạc mũi khi hoạt động, dặn trẻ không nên ngoáy mũi hay xì mũi.
Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ, thông báo cho bác sĩ tình trạng của trẻ nếu trẻ bị chảy máu mũi thường xuyên.
Phụ huynh nên ngừng hút thuốc khi trong nhà có trẻ nhỏ nhằm giúp cho trẻ không bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, gây chảy máu mũi.
Tùy theo nguyên nhân gây chảy máu mũi ở trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định và điều trị bằng những phương pháp điều trị khác nhau, ví dụ như: Nhét bấc mũi để cầm máu tại chỗ, dùng thuốc hay có thể là làm phẫu thuật…
Nguồn: Báo Vinmec
Nội Soi Tai Mũi Họng Và Những Điều Cần Đặc Biệt Chú Ý
1. Thế nào là nội soi tai mũi họng?
Nội soi tai mũi họng được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi chuyên dụng có gắn đèn và camera siêu nhỏ đưa vào trong vùng tai, mũi, họng. Lúc này, hình ảnh được camera quay lại và hiển thị trên tivi giúp bác sĩ nhìn được rõ và chẩn đoán được tình trạng của người bệnh, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
Nội soi tai mũi họng có thể phát hiện ra nhiều bệnh như:
Về tai: Viêm tai giữa, viêm tai ngoài, tắc vòi nhĩ, thủng màng nhĩ,…
Về mũi: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, phì đại cuốn mũi,…
Về họng: Viêm VA, viêm Amidan, bệnh lý hạ họng,…
Về thanh quản: Liệt dây thanh âm, nang dây thanh, viêm thanh quản,…
Nội soi tai mũi họng là kỹ thuật y khoa tiên tiến, được thực hiện ở nhiều đối tượng và nhóm tuổi khác nhau
2. Vì sao phải nội soi tai mũi họng?
Nội soi giúp bác sĩ nhìn thấy được tình trạng hoặc dấu hiệu ở những nơi rất sâu trong tai mũi họng.
Hình ảnh thu về cho cái nhìn rõ nét và toàn diện những sự biến đổi về kích thước, màu sắc hoặc tình trạng viêm nhiễm.
Nội soi hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn, những nơi sâu khó chạm tới nhất cũng được làm sạch dễ dàng.
3. Trường hợp nào thì nên nội soi tai mũi họng
Bạn nên thực hiện nội soi tai mũi họng khi có những triệu chứng như sau:
Nghẹt mũi, phải thở bằng mũi, chảy mũi xanh
Ù tai, đau tai, điếc đột ngột, giảm khả năng nghe
Ho liên tục trong nhiều ngày
Ngứa và đau họng hoặc kèm mủ
Khô miệng, khó nuốt nước bọt, có mùi hôi bất thường, bị khàn tiếng
Chảy máu mũi
Nổi hạch ở góc hàm, không gây đau
Có dị vật ở tai mũi họng
Sụt cân không rõ lý do
Ngoài ra, khi nội soi bạn cần lưu ý một số điều sau:
Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ
Giữ bình tĩnh, thả lỏng cơ thể, không cử động đột ngột
Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần chuẩn bị và giải thích trước để bé không bị bất ngờ và hợp tác trong lúc khám
Bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chăm sóc sức khỏe tốt hơn
4. Nội soi tai mũi họng có để lại biến chứng không?
Nhắc đến nội soi nhiều người sẽ cảm thấy sợ như là sợ đau, sợ bị biến chứng, tai biến,… Tuy nhiên, hiện nay các thủ thuật nội soi đã được cải tiến hơn, không gây cảm giác đau cho người bệnh, cụ thể là sử dụng ống nội soi mềm thay vì ống nội soi cứng như trước đây. Một số ít trường hợp người bệnh có hốc mũi hẹp, họng có nhiều phản xạ,… thì sẽ cảm thấy hơi khó chịu.
Quá trình nội soi tai mũi họng chỉ diễn ra tầm 5-10 phút, rất ít khi gặp biến chứng. Nhưng nếu bác sĩ không có kỹ thuật tốt hay người bệnh chuyển cơ đột ngột,… thì có thể bị chảy máu nhẹ do va chạm với ống nội soi.
Ống nội soi là ống optic có thể rửa bằng nước sạch rồi ngâm vào dung dịch sát khuẩn là có thể dùng được, đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Nội soi tai mũi họng là giải pháp hữu ích cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Nếu bạn có những triệu chứng bất thường như chảy mủ tai, nghẹt mũi… thì nên đi khám tai mũi họng sớm, tránh để lâu dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Sổ Mũi Ăn Gì Để Nhanh Hết? Cần Kiêng Những Thực Phẩm Nào?
Tham khảo: Cách dùng viên xông để xông mũi, giải cảm cực kỳ hiệu quả tại nhà
Lá hẹ
Đây là thực phẩm dân gian để trị sổ mũi, có thể nấu canh hoặc nấu lấy nước uống. Với trẻ em có thể 4-5 lá hẹ cắt khúc cho vào chén và thêm ít đường phèn, rồi hấp cách thuỷ. Uống ngày 2 lần sẽ giảm tình trạng sổ mũi.
Với trẻ nhỏ, bạn cũng có thể lấy khoảng 50g lá hẹ, hấp cách thủy 15 phút với một ít đường phèn. Chắt nước và cho trẻ dùng 2 lần/ngày sẽ giúp tình trạng bệnh mau khỏi hơn.
Tỏi
Tỏi cũng là một thực phẩm để trị sổ mũi rất tốt nhờ các kháng sinh tự nhiên có trong tỏi giúp bạn mau khỏi bệnh hơn. Có thể thêm tỏi vào trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cam thảo
Theo đông y, cam thảo là vị thuốc điều trị các bệnh về hô hấp rất tốt, có thể thêm một ít cam thảo khi nấu trà để uống, ngày uống 3 ly cam thảo sẽ làm dịu tình trạng sổ mũi, nên dùng lúc còn ấm hiệu quả sẽ tốt hơn.
Cháo gà hoặc canh gà
Trong cháo gà và canh gà có các axit amin cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thịt gà khi vào đường ruột sẽ loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trong hệ tiêu hoá, từ đó các cơn sổ mũi cũng giảm hẳn.
Trị cảm cúm hiệu quả với cháo gà hạt sen bổ dưỡng
Canh củ cải trắng nấu gừng
Đây là cũng món ăn giúp trị chứng sổ mũi hiệu quả, gừng giúp cơ thể ấm hơn.
Dùng 25g gừng thái sợi, 50g cũ cải trắng cắt mỏng, 500ml nước. Cho tất cả vào nồi nấu khoảng 15 phút, nêm thêm ít đường cho vừa ăn, khuấy đều, khi củ cải chín thì tắt bếp. Ngày ăn 1-2 lần, mỗi lần khoảng 1 chén canh là đủ, khi nào hết sổ mũi thì ngừng ăn.
Uống nước ấm
Nước ấm có tác dụng loại bỏ bớt đờm, giảm tình trạng nghẹt cứng do đờm trong mũi gây ra, đồng thời đẩy đờm ra ngoài thông qua các cơn ho. Uống 1 ly nước ấm bạn sẽ thấy dễ chịu và dễ thở hơn, từ đó sổ mũi cũng dần dần biến mất.
Uống trà gừng
Uống trà gừng ấm sẽ giúp cơ thể giữ ấm và làm giảm triệu chứng sổ mũi hiệu qủa. Chỉ cần pha trà như bình thường, rồi cho thêm vài lát gừng vào ly trà là có thể uống được.
Thức ăn ngọt hoặc quá mặn
Khi bị sổ mũi nên tránh các thức ăn quá mặn hoặc quá ngọt vì sẽ gây nóng cho phổi, tăng lượng đờm hơn, làm cho bệnh sổ mũi lâu hết.
Các món chiên
Khi ăn các món chiên thì lượng đờm và nước mũi cũng tăng
Advertisement
, dạ dày hoạt động nhiều hơn làm cho hệ tiêu hoá kém đi khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Các món hải sản
Các món ăn từ hải sản khiến cho tình trạng sổ mũi không giảm đi vì mùi tanh của hải sản sẽ kích thích hệ hô hấp gây sổ mũi, ho. Ngoài ra hải sản có thể gây ra các tình trạng dị ứng cơ thể.
Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần Đầu Tiên, Cần Chú Ý Gì?
Mang thai là điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất của một người phụ nữ. Vào tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể sẽ mất thêm vài tuần nữa mới cảm nhận được sự tác động của nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên nên được quan tâm bởi kể từ bây giờ bạn sẽ phải đối mặt với giai đoạn thai nghén đầy mệt mỏi.
Thai nhi trong tuần đầu tiên
Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên
Khẩu phần dinh dưỡng mang thai của người phụ nữ cần ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Các bà mẹ, cần cung cấp đủ một số chất chính như:
– Chất đạm hay còn gọi là protein: Chất đạm thường có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Phụ nữ mang thai tuần đầu cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 g thịt cá tùy loại, 100-180 g đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
– Chất sắt: Thường có nhiều trong thịt, gan, tim, rau xanh và các loại hạt… nhằm giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa bà mẹ bị thiếu máu. Các chị em cần bổ sung thêm ít nhất 15g sắt mỗi ngày.
– Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và giúp xương, răng phát triển.
– Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Các bà mẹ nên ăn các loại rau xanh có màu đậm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… thường có nhiều vitamin. Ngoài ra trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim cũng có rất nhiều acid folic…
– Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây… Nên việc thường xuyên ăn trái cây và rau xanh là việc hết sức cần thiết trong tuần đầu tiên.
Thực phẩm các chị em cần tránh
– Thực phẩm gây co thắt tử cung: Một số loại thực phẩm được cảnh báo là nếu ăn nhiều sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai như dứa, cam thảo, đu đủ xanh… mẹ bầu cần tránh trong tháng đầu mang thai.
– Pho mát mềm: Nó có thể được làm từ những loại sữa chưa được tiệt trùng nên có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm các vi khuẩn có hại. Mẹ bầu cũng tuyệt đối tránh những loại sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
Thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung những thực phẩm gì? Ở giai đoạn này, chúng ta cần lưu ý gì khi lựa chọn thực phẩm? Sữa cho bà bầu uống loại nào và vào thời điểm nào là hợp lý? Cân bằng…
– Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao: Các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nên mẹ bầu cần hạn chế ăn. Mẹ nên chọn những loại tôm, cua, cá… nước ngọt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
– Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn: Trong tháng đầu mang thai, chị em bầu cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm được chế biến, đóng gói sẵn như nước ép, sữa đặc có đường… vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Thay vào đó hãy tự chế biến nước ép với trái cây tươi ngay tại nhà.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Thực Phẩm Dễ Gây Tiêu Chảy Cần Chú Ý trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!