Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Cà Chua Bị Xoăn Lá Và Cách Trị Bệnh Xoăn Lá Cà Chua được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cà chua là loại cây trồng cho sản lượng cao, dễ tiêu thụ nên được rất nhiều hộ nông dân trồng thay thế cho các loại rau màu khác. Không chỉ vậy, rất nhiều chị em thích làm vườn trên sân thượng cũng trồng cà chua trong thùng xốp để có cà chua sạch cho các bữa ăn hàng ngày. Khi trồng cà chua, đôi khi chị em sẽ gặp tình trạng cà chua bị xoăn lá khiến cây còi cọc, đậu quả kém, quả nhỏ. Để khắc phục bệnh xoăn lá cà chua, chị em cần xác định được cây cà chua đang gặp vấn đề gì để có cách khắc phục cụ thể.
Nguyên nhân cà chua bị xoăn láCà chua bị xoăn lá có nhiều nguyên nhân khác nhau như cây bị thiếu dinh dưỡng hoặc do cây bị sâu bệnh tấn công. Tùy vào triệu chứng cụ thể khi cây bị xoăn lá các bạn có thể đoán được chính xác bệnh xoăn lá cà chua là do nguyên nhân nào gây ra. Một số nguyên nhân cũng như triệu chứng xoăn lá ở cà chua các bạn có thể dễ dàng nhận biết như sau:
1. Cà chua bị xoăn lá do virus
Khi cây bị virus tấn công sẽ có hiện tượng lá bị xoăn. Triệu chứng cụ thể là lá ban đầu cong, mép lá chuyển màu vàng, lá bị biến dạng, nhỏ hẹp, nếu dùng tay duỗi lá ra sẽ khiến lá rất dễ bị rách. Nhiều bạn gọi trường hợp này là lá bị sun chứ không hẳn là xoăn nữa. Việc lá bị xoăn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mà cũng khiến cây ra quả kém, bị rụng quả, quả méo mó.
2. Cà chua xoăn lá do thiếu chất
Đất trồng cằn cỗi hoặc cây thiếu một số khoáng chất như magie, canxi, phốt pho cũng là nguyên nhân khiến cây bị xoăn lá. Trường hợp này các bạn sẽ thấy lá bị xoăn, vàng, cháy mép lá nhưng cụp xuống chứ không cong lên như trường hợp bị virus tấn công.
3. Cà chua bị xoăn lá do thời tiết
Thời tiết khắc nghiệt cũng có thể khiến cà chua bị xoăn lá. Khi thời tiết khô nóng lá cà chua sẽ bị cong và hơi cuộn lại để tránh mất nước. Khi thời tiết nóng ẩm quá cũng khiến lá cà cua cuộn lại. Cà chua bị xoăn lá do thời tiết không ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển của cây cà chua nhưng sẽ khiến cây bị rụng hoa nhiều và thường không đậu quả.
4. Cà chua xoăn lá do côn trùng chích hút
Côn trùng chích hút cũng là một nguyên nhân khiến cà chua bị xoăn lá. Nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy lá ban đầu có những đốm vàng nhỏ sau đó lan rộng, lá xoăn dần. Nếu bị rệp tấn công thì bạn xem mặt dưới lá sẽ thấy có rệp bám ở dưới những lá bị xoăn để hút dinh dưỡng từ lá.
Cách trị bệnh xoăn lá cà chuaKhi thấy cà chua bị xoăn lá, các bạn cần ngắt các lá bị xoăn sau đó xác định nguyên nhân để có hướng khắc phục cụ thể:
Cây bị xoăn lá do virus hoặc côn trùng chích hút: trường hợp này nếu cây bị nặng thì bạn nên nhổ bỏ, làm lại đất để trồng cây mới. Nếu cây bị nhẹ bạn nên ngắt hết lá bị xoăn, ngọn bị xoăn sau đó mang đi tiêu hủy để tránh phát tán mầm bệnh. Phun các thuốc chứa Chitosan để trị xoăn lá, các thuốc này các bạn mua ngoài các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật có bán rất nhiều. Nên phun đẫm trên toàn bộ lá và cách 3 – 5 ngày phun lại một lần. Khi thấy các lá mới ra không bị xoăn nữa thì ngừng phun thuốc. Nếu bạn không muốn dùng thuốc bảo vệ thực vật thì có thể cắt hẳn phần thân bị bệnh (cắt khoảng 1/2 cây), tỉa hết các lá vàng trên cây, khi cây ra nhánh mới thì sẽ không bị bệnh nữa.
Cây bị xoăn lá do thời tiết: đợi khi thời tiết tốt hơn cây sẽ trở lại bình thường. Để hạn chế tình trạng này các bạn cần có các biện pháp chăm sóc phù hợp, gieo trồng đúng thời vụ để cây ít bị ảnh hưởng từ thời tiết.
Cây bị thiếu dinh dưỡng: bón thêm các loại phân khoáng cho cây để bổ sung dinh dưỡng.
Với các nguyên nhân và cách điều trị cà chua bị xoăn lá ở trên, có thể thấy cà chua nếu chăm sóc và phòng bệnh không tốt thì rất dễ mắc bệnh xoăn lá cà chua. Khi cây bị xoăn lá, các bạn nên kiểm tra xem nguyên nhân gây bệnh do thời tiết, do sâu bệnh hay do vấn đề dinh dưỡng, sau đó mới thực hiện các biện pháp trị bệnh cho cây.
Nem Chua Hải Phòng Ăn Với Lá Gì? Cách Thưởng Thức
Tìm hiểu về nem chua Hải Phòng
Nem chua Hải Phòng là đặc sản trứ danh của mảnh đất An Thọ, huyện An lão, Hải Phòng không thua kém gì nem chua Thanh Hóa.
Từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản, dễ tìm như thịt heo, bì heo, thính gạo, lá chuối cùng với gia vị như muối tiêu, nước mắm, tỏi ớt…Và các loại lá như lá sung, lá mơ ăn kèm, đặc biệt với công thức gia truyền của người An Thọ đã làm nên món nem chua dân dã mà độc đáo cho mọi người cùng thưởng thức.
Điều gì làm nên thương hiệu cho nem chua Hải PhòngNem chua Thanh Hóa được nhiều người biết đến với thịt xay nhuyễn kèm bì thái sợi, ủ lên men rồi gói thành những cái nem nhỏ như ngón tay, mỗi cái nem là một khối kết dính thì nem An Thọ Hải Phòng có cách chế biến hơi khác, đã mang đến hương vị độc đáo và rất riêng của món nem chua cho vùng đất Cảng.
Theo kinh nghiệm làm nem của các bậc tiền bối đi trước để lại, để món nem chua An Thọ chuẩn vị, đúng cách thì tất cả các nguyên liệu phải được chọn kỹ càng và phải đảm bảo tươi ngon. Với cách truyền thống ngày xưa, các cụ thường gói bằng rơm nếp nhưng ngày nay rơm nếp không có nhiều nên người ta dùng lá chuối để thay thế.
Khâu chọn thịt là bước quan trọng quyết định độ ngon của nem chua, thịt được chọn là thịt mông để đảm nem ngon, thơm, không bị nhão. Thịt phải vừa mới ra lò và vẫn còn nóng hổi.
Sau khi chọn được miếng thịt ưng ý, người ta dùng dao sắc loại bỏ hết gân, sơ và nhanh tay thái thành các lát mỏng. Cùng với đó là bì lợn cũng được sơ chế sạch sẽ, thái sợi mỏng đều tăm tắp. Thính gạo rang phải được làm từ gạo nếp sau đó đem đi dã nhỏ mịn. Sau đó các nguyên liệu, gia vị cũng được hòa trộn theo đúng tỉ lệ rồi đem đi gói.
Người thợ khi gói phải trải 3 – 4 lớp lá chuối trước, rồi đến lá ổi rồi mới đặt nem vào giữa. Khi gói xong đem nem đi ủ một thời gian nhất định, tùy vào kinh nghiệm mà người làm nem sẽ cân chỉnh để đảm bảo nem được chuẩn vị nhất.
Khi nem đạt đủ độ chín, miếng thịt chuyển màu hồng đẹp mắt, người ta sẽ mang nem đi giữ lạnh để làm chậm quá trình lên men của nem.
Nghe thì rất đơn giản nhưng để làm ra một mẻ nem ngon thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm, bí quyết gia truyền, để nhận biết độ chuẩn, độ chín của mẻ nem bởi làm nem rất phụ thuộc vào yếu tố thời tiết.
Khám phá: Kinh Nghiệm Du Lịch Hải Phòng
Cách thưởng thức nem chua Hải Phòng đúng điệuTheo kinh nghiệm của nhiều người thì nem chua Hải Phòng ngon nhất khi ăn cùng với nước giấm hoa quả lên men theo công thức gia truyền. Nem thái mỏng, chan ngập nước giấm, thêm miến ớt cay cay ăn kèm rau thơm đủ loại như lá mơ, đinh lăng, lá sung…Chính hương vị hòa quyện ấy đã gây bao thương nhớ cho bất kỳ thực khách nào ăn lần đầu.
Thưởng thức nem chua Hải Phòng ở đâu ngonNgay tại Hải Phòng, du khách có thể ghé qua quán nem của bà cụ chợ Đổ Hải Phòng, tại góc đường Quang Trung, cạnh chợ Đổ, đã tồn tại hơn 30 năm tuổi đời và lúc nào cũng đông khách. Đây là quán nem chua có tiếng tại Hải phòng, chỉ cần du khách thưởng thức món ăn này một lần nhớ mãi không thôi.
Nem chua của bà cụ ngon bởi độ giòn, dai và thơm từ thịt heo, chấm cùng với nước chấm hoa quả gia truyền độc đáo thì ăn bao nhiêu nem chua cũng không chán mà mỗi xuất nem chua chỉ có 20k nên các bạn tha hồ thưởng thức.
Đăng bởi: Tạ Ngọc Ánh
Từ khoá: Nem Chua Hải Phòng Ăn Với Lá Gì? Cách Thưởng Thức
Lá Mít Có Tác Dụng Chữa Bệnh Gì? Cách Uống Nước Lá Mít Trị Bệnh Hiểu Quả
Cây mít được trồng phổ biến tại các vùng quê Việt Nam. Không chỉ cho trái ngon mà nhiều bộ phận của cây mít còn được dân gian dùng làm thuốc, trong đó có lá mít.
Bạn đang xem: Lá mít có tác dụng chữa bệnh gì? cách uống nước lá mít trị bệnh hiểu quả
Lá mít đem rửa sạch, ngâm qua nước muối, sau đó cho vào 1,5 lít nước đun sôi lên. Để nguội uống hàng ngày, có tác dụng tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh.Lấy lá mít, lá mía, than tre, cả ba thứ có lượng bằng nhau, sắc uống ngày một thang, chia ba lần.Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.Lá mít vàng đem rửa sạch, phơi cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi hai lần trong ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này chữa tưa lưỡi ở trẻ rất hiệu quả.
Lá mít đem rửa sạch, ngâm qua nước muối, sau đó cho vào 1,5 lít nước đun sôi lên. Để nguội uống hàng ngày, có tác dụng tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh.Lấy lá mít, lá mía, than tre, cả ba thứ có lượng bằng nhau, sắc uống ngày một thang, chia ba lần.Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.Lá mít vàng đem rửa sạch, phơi cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi hai lần trong ngày, sáng và tối trước khi đi ngủ. Bài thuốc này chữa tưa lưỡi ở trẻ rất hiệu quả.
An thần, trị cao huyết áp: Rửa sạch lá và vỏ mít, cho vào nấu với 300ml nước, đun sôi chỉ còn 100ml. Để nguội uống làm hai lần trong ngày. Mỗi đợt dùng từ 5 – 7 ngày.
Rửa sạch lá và vỏ mít, cho vào nấu với 300ml nước, đun sôi chỉ còn 100ml. Để nguội uống làm hai lần trong ngày. Mỗi đợt dùng từ 5 – 7 ngày.
Là bộ đội nghỉ hưu, bị bệnh hen hơn 20 năm nay rồi, tôi dùng nhiều thuốc mà không khỏi.
Tình cờ biết sản phẩm thuốc hen thảodược, tôi mua về dùng thử. Uống đến khoảng gần 2 tháng, tôi thấy bệnh henđãđượccảithiệnnhiều phần.
Từ một người bị bệnh hen, không còn sức lực, sợ thời tiết thay đổi, sợ ra ngoài đường, giờ đây đã năm rồi cơn hen không còn tái phát, sức khỏe tôi rất tốt từ hơn 40kg giờ đã 63kg, đi lại và thể dục nhẹ nhàng, nhất là khi thay đổi thời tiết tôi không còn lo nữa.
Trang cộng đồng cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm điều trị các bệnh lý hô hấp. Các thông tin trên website dùng dể tham khảo, khi áp dụng nên hỏi ý bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi không chịu bất cứ trách nhiệm nào do tự ý sử dụng các thông tin trên website gây ra.
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế: Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin. 2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc: Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế: Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin. 2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc: Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.
Cách Nấu Tương Cà Chua Đơn Giản, Để Được Lâu
Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến tương cà chua ngon
1kg cà chua chín đỏ;
15 gram gừng;
30 gram tỏi;
60 gram hành tây;
1 thìa cafe tiêu hạt;
1 gram thanh quế;
1 vài hạt đinh hương;
20 gram bột năng;
1 thìa cafe ớt bột;
1 thìa canh muối;
30ml giấm ăn.
Công thức chế biến tương cà chua ngon chuẩn vị nhấ
Bước 1: Sơ chế cà chua
Cà chua sau khi mua về, rửa với nước muối loãng. Sau đó gọt bỏ vỏ. Bí quyết để bỏ vỏ cà chua nhanh hơn là khứa 2 đường dưới đáy rồi chần qua nước sôi. Sau khi lột bỏ vỏ, thái cà chua thành nhiều múi cau nhỏ.
Bước 2: Chuẩn bị hành tây, gừng, tỏi
Gừng với tỏi thì gọt bỏ vỏ rồi băm nhỏ. Hành tây sau khi bỏ vỏ, rửa sạch thì cũng thái nhỏ.
Bước 3: Rang tiêu, đinh hương, thanh quế
Cho chảo lên bếp để rang 1 thìa cafe tiêu hạt, 1 gram thanh quế, vài hạt đinh hương cho đến khi dậy mùi thơm. Cần phải có quế và đinh hương để cách làm tương cà chua để được lâu hơn và thơm hơn.
Bước 4: Làm sốt cà chua
Cho cà chua, hành tây, tỏi và gừng đã băm nhuyễn vào chảo và đảo đều. Khi đã đảo được 5 phút thì vớt quế và đinh hương ra. Tiếp tục đảo cà chua cho đến khi cà chua đã mềm nhũn, đặc lại thành sốt thì tắt bếp. Chờ khoảng 15-20 phút để sổ cà chua nguội bớt.
Bước 5: Xay sốt cà chua
Sốt cà chua sau khi đã nguội thì cho vào máy sinh tố. Tiến hành xay sốt cà chua cho đến khi hỗn hợp trở nên nhuyễn hơn, mịn hơn thì cho vào đó 20 gram bột năng để hỗn hợp sánh hơn. Để tạo độ cay, có thể thêm 1 gram bột ớt rồi xay tiếp trong 1-2 phút nữa để tất cả hòa vào nhau. Có thể kiểm tra lại, nếu tương cà chua vẫn chưa sánh thì có thể cho thêm 1 ít bột năng vào và xay tiếp.
Bước 5:
Dùng rây để lược hỗn hợp vừa xay, chỉ lấy nước, phần bã bỏ đi.
Bước 6: Cách làm tương cà chua để được lâu
Bí quyết của cách làm tương cà chua để được lâu nằm ở bước cuối cùng này đây. Hãy cho phần nước sốt đã được lọc vào chảo rồi đun với lửa nhỏ. Cho vào chảo 80 gram đường, 1 thìa canh muối, 30ml giấm ăn, đảo đều để tất cả quyện vào nhau. Nếm lại lần nữa xem đã hợp với khẩu vị gia đình chưa.
Khi đun nên đảo nhẹ, đảo đều để tương có độ sánh mịn. Có thể kiểm tra tương đã đạt yêu cầu chưa bằng cách lấy một ít tương cà cho vào đĩa. Nếu nghiêng đĩa mà không thấy nước chảy ra thì tương cà đã sánh lại, không còn nước. Bạn đã có thể tắt bếp, chờ tương nguội và bảo quản.
Một lưu ý nhỏ rằng khi tương còn nóng, độ đặc sánh của tương vẫn chưa đạt mức tối đa. Khi tương càng nguội dần thì sẽ càng đặc lại, đồng thời có màu sắc bắt mắt hơn. Muốn biết tương cà chua có đạt yêu cầu hay chưa, chỉ cần quan sát độ sánh của tương. Tương đạt yêu cầu sẽ có độ dẻo quánh, đặc sánh và màu đỏ tươi như màu của cà chua. Vị của tương mặn mặn, chua vừa phải lẫn một chút ngọt.
Video hướng dẫn cách nấu tương cà đơn giản, để được lâu
Thông tin cách nấu tương cà đơn giản, để được lâu
Thời gian chuẩn bị nấu món ăn: 20M
Thời gian nấu ăn: 30M
Tổng thời gian nấu ăn: 50M
Món ăn tại nhà dành cho : nhiều người
Món ăn cho bữa : sáng, trưa, tối
Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam
Tổng calories có trong món ăn: 341 calories
Đăng bởi: Hạnh Nguyễn
Từ khoá: Cách nấu tương cà chua đơn giản, để được lâu
Bệnh Alzheimer: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
Bệnh Alzheimer là một bệnh lý nhận thức thần kinh và là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ. Bệnh ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi và kỹ năng xã hội. Bệnh Alzheimer có thể khiến các tế bào não teo lạivà chết đi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh của người bệnh.
Tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer tăng theo độ tuổi [1]:
Tuổi từ 65 đến 74: 3%.
Tuổi từ 75 đến 84: 17%.
Tuổi từ 85 trở lên: 32%.
Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất của sa sút trí tuệ
Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer nhưng một số yếu tố rủi ro có thể gây ra bệnh như:
Tuổi: Hầu hết những người mắc bệnh Alzheimer đều từ 65 tuổi trở lên.
Lịch sử gia đình: Nếu một thành viên gia đình bạn đã phát triển tình trạng này, bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này.
Di truyền: Một yếu tố di truyền được hiểu rõ hơn là một dạng của gen apolipoprotein E (APOE) làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Các yếu tố rủi ro khác bao gồm trầm cảm, hút thuốc, bệnh tim mạch, chấn thương sọ não,…
Về trí nhớNhững người mắc bệnh Alzheimer có thể:
Lặp đi lặp lại các câu nói và câu hỏi.
Quên các cuộc hẹn, cuộc trò chuyện hoặc sự kiện.
Đặt nhầm đồ vật ở những nơi không hợp lý.
Bị lạc ở những nơi họ từng biết rõ.
Quên tên các đồ vật hàng ngày và các thành viên trong gia đình.
Gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ cho đồ vật, bày tỏ suy nghĩ hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện.
Về suy nghĩBệnh Alzheimer gây khó khăn trong việc tập trung và suy nghĩ, đặc biệt về các con số như quản lý tài chính, cân đối sổ sách, thanh toán đúng hạn hóa đơn, thậm chí có thể không nhận ra và xử lý các con số.
Ngoài ra, làm nhiều việc cùng một lúc rất khó khăn đối với bệnh nhân Alzheimer.
Đưa ra phán quyết và quyết địnhSuy giảm khả năng đưa ra quyết định và phán đoán hợp lý trong các tình huống hàng ngày cũng là một triệu chứng của bệnh Alzheimer.
Ví dụ, một người khi mắc bệnh Alzheimer có thể đưa ra những lựa chọn quần áo không phù hợp với loại thời tiết hoặc có thể không biết cách xử lý thức ăn đang cháy trên bếp.
Thay đổi hành viCác hoạt động hằng ngày được thực hiện theo thứ tự cũng trở nên khó khăn đối với bệnh nhân mắc Alzheimer. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể quên cách thực hiện các công việc cơ bản như thứ tự mặc quần áo, tắm rửa hoặc các bước chuẩn bị bữa ăn.
Những thay đổi về não bộ trong bệnh Alzheimer có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi dẫn đến:
Trầm cảm.
Mất hứng thú với các hoạt động và tự cô lập mình với xã hội bên ngoài.
Không tin tưởng vào người khác.
Tâm trạng lâng lâng.
Tức giận hoặc gây hấn.
Thói quen sinh hoạt và giấc ngủ bị thay đổi, đảo lộn.
Hay bỏ đi lang thang.
Ảo tưởng, chẳng hạn như tin rằng một cái gì đó đã bị đánh cắp..
Bệnh Alzheimer có thể do một số yếu tố rủi ro như tuổi tác, di truyền,…
Các triệu chứng của bệnh Alzheimer như mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm khả năng phán đoán và những thay đổi khác ở não bộ có thể khiến việc kiểm soát tình trạng sức khỏe trở nên khó khăn hơn.
Khi bệnh Alzheimer chuyển sang giai đoạn cuối, những thay đổi trong não có thể ảnh hưởng đến các chức năng thể chất như khả năng nuốt, cân bằng và kiểm soát nhu động ruột, bàng quang hoặc một số biến chứng khác như:
Nhiễm trùng tiểu do việc đi tiểu không tự chủ.
Té ngã, gãy xương.
Bệnh lở loét.
Té ngã, gãy xương là một trong những biến chứng của bệnh Alzheimer
Thăm khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tinh thần và thể chất bao gồm kiểm tra phản xạ, thị giác, thính giác, phối hợp, trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn, định hướng về địa điểm và thời gian,…
Chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp xác định các dấu hiệu quan trọng như viêm nhiễm, chảy máu và các vấn đề về cấu trúc.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) giúp bác sĩ tìm kiếm các đặc điểm bất thường trong não của bạn.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩNếu bạn cảm thấy lo lắng về trí nhớ hoặc khả năng tư duy của bạn, điều này ảnh hưởng đến công việc hay các hoạt động thường ngày của bạn hãy đến gặp bác sĩ.
Khi quan sát thấy các thành viên trong gia đình có biểu hiện bất thường như quên tên người thân, đi lang thang, khó thực hiện các hoạt động bình thường hằng ngày nên lập tức liên hệ với bác sĩ.
Nơi khám chữa bệnh AlzheimerNếu gặp các dấu hiệu nêu trên bạn nên đến ngay các phòng khám chuyên khoa thần kinh hoặc bất kỳ bệnh viên đa khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh uy tín và nổi tiếng trong điều trị bệnh về thần kinh
Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Nhân dân 115,…
Hà Nội: Bệnh viện Lão khoa Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai,…
Sử dụng thuốcHai loại thuốc được dùng để điều trị bệnh Alzheimer giúp giảm các triệu chứng về trí nhớ và những thay đổi về nhận thức khác gồm:
Thuốc ức chế cholinesterase: Giúp cải thiện chức năng nhận thức, trí nhớ và hành vi như kích động, trầm cảm. Tuy nhiên thuốc cũng có những tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn và rối loạn giấc ngủ.
Memantine (Namenda): hoạt động trong mạng lưới giao tiếp tế bào não và làm chậm sự tiến triển của các triệu chứng với bệnh Alzheimer từ trung bình đến nặng. Tác dụng phụ tương đối hiếm bao gồm chóng mặt.
Ngoài ra, Aducanumab (Aduhelm) là kháng thể đơn dòng giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức cũng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt điều trị một số trường hợp mắc bệnh Alzheimer vào năm 2023 [2].
Tạo ra một môi trường an toànThiết lập, củng cố các thói quen hàng ngày và cắt giảm các công việc đòi hỏi trí nhớ khiến bệnh nhân Alzheimer có một môi trường an toàn và dễ dàng hơn trong hoạt động:
Giữ chìa khóa, ví, điện thoại di động và các vật có giá trị khác ở cùng một nơi trong nhà để không bị thất lạc.
Kiểm tra và giữ thuốc ở một nơi an toàn.
Sắp xếp tài chính để thanh toán và gửi tiền tự động.
Cài đặt báo động cảm biến trên cửa ra vào và cửa sổ.
Giữ ảnh và các đồ vật khác có ý nghĩa xung quanh nhà.
Đảm bảo rằng người mắc bệnh Alzheimer mang theo căn cước công dân, điện thoại có theo dõi vị trí hoặc đeo vòng tay cảnh báo y tế. Lập trình các số điện thoại quan trọng vào điện thoại của người mắc bệnh.
Lắp đặt tay vịn trên cầu thang và trong phòng tắm.
Sử dụng giày, dép thoải mái cho người mắc bệnh Alzheimer để tránh té ngã.
Advertisement
Sắp xếp đồ vật ngăn nắp để tránh đổ vỡ, hạn chế sử dụng thảm để tránh người bệnh bị trượt chân, té ngã.
Tạo ra một môi trường sinh hoạt an toàn tốt cho bệnh nhân Alzheimer
Luyện tập thể dục đều đặn: giúp máu và oxy được lưu thông lên não tốt hơn, cải thiện tâm trạng và duy trì sức khỏe xương khớp, tim mạch. Tập thể dục còn thúc đẩy giấc ngủ ngon, ngăn ngừa táo bón.
Chế độ ăn uống: Một thực đơn cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe não bộ. Khuyến khích uống nhiều nước mỗi ngày để tránh mất nước gây táo bón.
Không hút thuốc lá: Một nghiên cứu đã chứng minh giảm tỷ lệ hút thuốc có thể sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer [3].
12 mẹo cải thiện trí nhớ cho người hay quên từ thói quen hàng ngày!
Những bí quyết giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả
Các cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả
Nguồn: Mayoclinic, CDC, Healthline.
3 Cách Trồng Cà Chua Trĩu Quả Bằng Vật Dụng Dễ Làm Tại Nhà
Lưu ý để trồng cà chua trĩu quả tại nhà Thời điểm thích hợp để trồng cà chua
Cà chua là loại quả có khả năng phát triển mạnh mẽ nên bạn có thể trồng vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng để có được nhiều cà chua ngon nhất, tốt nhất thì bạn nên trồng vào thời điểm 3 mùa vụ:
Vụ sớm: Gieo vào tầm tháng 7 – 8 và thu hoạch cuối tháng 10 – 12.
Vụ chính: Gieo vào khoảng giữa tháng 9 và thu hoạch tầm tháng 2 – 3 năm sau.
Vụ muộn: Gieo vào tháng 11 – 12 và thu hoạch tầm tháng 3 – 4 năm sau.
Cà chua cần sống ở nơi có thời tiết ấm áp, nhiệt độ ban đêm phải liên tục trên 15 độ C và cà chua sẽ không phát triển khi ở trong nhiệt độ dưới 13 độ C.
Chọn giống cà chuaHiện nay cà chua có rất nhiều loại giống khác nhau, tùy thuộc sở thích và nhu cầu sử dụng mà bạn chọn cho mình giống cây phù hợp. Có thể kể đến các loại như: Cà chua bi, cà chua đen, cà chua hữu cơ,… Trong đó, cà chua hữu cơ được đánh giá là dễ trồng và cho loại quả to.
Bạn có thể mua cây giống khoảng 1 tháng tuổi ở các vườn ươm uy tín để dễ trồng, hoặc trồng từ hạt giống bằng cách mua hạt, lấy hạt từ những quả chín mọng. Tuy nhiên, cách trồng từ hạt giống sẽ khó hơn và mất nhiều thời gian hơn.
Vị trí trồng cà chuaCà chua là loại cây có đặc tính ưa ánh sáng, vì vậy bạn nên đặt cà chua ở vị trí có nhiều ánh sáng chiếu vào, thoáng gió, có nắng liên tục khoảng 6 – 8 tiếng/ngày. Ví dụ như ban công, sân thượng, cạnh bờ tường ngoài sân,… Như vậy thì cây sẽ cho ra quả chín mọng, tươi ngon hơn.
Chọn loại chậu để trồngVì cà chua có bộ rễ chùm, lớn và có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ nên sẽ cần trồng trong chậu to. Thông thường, thùng xốp loại to sẽ được nhiều người sử dụng khi trồng tại nhà vì thùng có đủ không gian và có thể dễ dàng khoét lỗ thoát nước.
Nếu không có thùng xốp thì bạn có thể dùng các chậu lớn khác, miễn là có lỗ để cây thoát nước.
Chọn loại đất để trồngCà chua có thể trồng được trên nhiều nền đất khác nhau, nhưng để có được thành quả tốt nhất thì bạn nên trồng trên loại đất hữu cơ, đầy đủ chất dinh dưỡng. Loại đất này có thể dễ dàng tìm mua ở các chợ cây cảnh. Hoặc bạn cũng có thể tự làm đất và sử dụng phân bò, phân gà đã được ủ để bổ sung dinh dưỡng.
Lưu ý là nếu bạn tự làm đất thì nên phơi đất dưới ánh nắng vài ngày để giảm bớt nguy cơ xuất hiện sâu gây bệnh trong đất.
Tổng hợp 3 cách trồng cà chua Cách 1: Trồng cà chua từ hạt giốngNguyên liệu, dụng cụ:
Hạt giống
Đất
Khay ươm hạt
Bình tưới nước
Nắp đậy (hoặc màng bọc thực phẩm)
Cách trồng:
Bước 1 Ngâm hạt giống trong nước ấm với tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh, sau đó ủ trong khăn ẩm khoảng 6 tiếng.
Bước 2 Rải đều đất sạch vào các lỗ trong khay, nén nhẹ sao cho mặt đất cách mép khay khoảng 0.5cm. Dùng các tay tạo các lỗ gieo hạt, mỗi khay tạo 2 lỗ, mỗi lỗ sâu khoảng 1 – 1.5cm. Tránh tạo lỗ quá sâu vì như vậy hạt sẽ không lên được.
Bước 3 Gieo hạt xuống đất, 1 lỗ gieo 1 hạt giống. Sau khi gieo hạt xong thì rải một lớp đất mỏng lên trên để che kín hạt giống.
Bước 4 Tưới nước vừa đủ ẩm, dùng nắp đậy (hoặc màng bọc thực phẩm) che bề mặt khay ươm để duy trì độ ẩm. Sau đó để khay ươm vào chỗ tối, che chắn tránh côn trùng, theo dõi độ ẩm thường xuyên và chờ ngày hạt nhú mầm, trổ lá.
Cách 2: Trồng cà chua từ quảNguyên liệu, dụng cụ:
Quả cà chua
Chậu ươm
Đất
Bình tưới nước
Cách trồng:
Bước 1 Chọn những quả cà chua chín mọng, thái thành những lát mỏng vừa phải.
Bước 2 Cho đất vào chậu ươm rồi đặt những miếng cà chua đã thái vào chậu. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên phía trên, tưới nước đủ ẩm, theo dõi độ ẩm hàng ngày và đợi 7 – 10 ngày sau hạt nảy mầm.
Cách 3: Trồng cà chua từ cây conBạn có thể mua cây con từ những vườn ươm cây giống và nên chọn mua ở nơi có uy tín.
Nguyên liệu, dụng cụ:
Cây cà chua giống khoảng 1 tháng tuổi
Chậu/ thùng xốp
Đất
Bình tưới nước
Cách trồng:
Bước 1 Cho đất tơi, xốp vào chậu/thùng xốp, sau đó bạn khoét những lỗ nhỏ cách nhau từ 50 – 70cm rồi đặt cây cà chua xuống, độ sâu khoảng ½ thân cây rồi dừng lại.
Bước 2 Tưới nước cho ẩm đất và đưa chậu ra nắng dần dần cho cây quen trước. Sau đó khoảng 1 tháng thì cho cây tắm nắng trực tiếp từ 6 – 8 tiếng/ngày.
Cách chăm sóc cà chuaĐể có được thành phẩm tốt thì bạn phải có kế hoạch chăm sóc cà chua hợp lý
Tưới nước
Tưới nước cho cây là việc rất quan trọng trong các bước chăm sóc cây mà bạn phải thực hiện hàng ngày. Thời điểm thích hợp để tưới cây là vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát.
Khi tưới chỉ tưới trực tiếp vào thân hoặc phần đất. Không tưới lên lá cây. Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển mà cây sẽ cần lượng nước khác nhau nhưng tối thiểu là 500ml nước cho mỗi gốc trong một lần tưới.
Khi cây đã trưởng thành, mỗi tuần chọn khoảng 2 – 3 lần tưới lượng nước nhiều hơn bình thường, khoảng 4 – 5 lít nước/ lần. Tuy nhiên còn phải dựa theo tình hình thời tiết mà bạn điều chỉnh lượng nước phù hợp hơn (ví dụ trời nắng nóng thì tăng lượng nước hoặc trời mưa thì giảm lượng nước).
Đất trồngĐất trồng phải luôn được giữ thông thoáng, chỉ duy trì ở độ ẩm vừa phải và tránh bị ngập úng. Nếu trong lúc đậu quả mà thời tiết mưa nhiều làm cây bị ngập úng, ảnh hưởng đến chất lượng của quả thì bạn nên che chắn cho cây cẩn thận để tránh mưa.
Hoặc nếu như đất bị khô trong những ngày nắng nóng liên tục thì bạn nên phủ lên mặt đất ít rơm khô, hoặc cỏ khô để hạn chế lượng nước bay hơi.
Làm giá đỡ cho cây cà chuaThân cây cà chua yếu, dễ bị đổ cho nên bạn phải làm giàn cho cây, thông thường là khoảng từ 1,5 – 2 tháng sau khi trồng, trước thời điểm cây ra hoa. Bạn có thể sử dụng các cọc tre, thanh gỗ, sắt, nhựa để làm giá đỡ.
Cố định các cọc lại với chậu, lưu ý để cọc ở những vị trí không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, sau đó dùng dây buộc thân cây vào các cọc là hoàn tất. Tùy loại giống cà chua mà bạn chọn cho ra loại quả to hay nhỏ, ảnh hưởng đến thân cây thì bạn nên chọn các kích thước và chất liệu chọc phù hợp.
Phân bónKhi cây đến tới giai đoạn ra hoa thì bạn phải bổ sung một lượng chất dinh dưỡng cho cây thông qua phân bón. Trong giai đoạn này nên sử dụng loại phân hữu cơ để cung cấp chất dinh dưỡng, kích thích sự phát triển của quả.
Sâu bệnh
Sâu xám: Là loại sâu thường xuất hiện khi cây còn non. Ban ngày chúng trốn ở dưới đất và sẽ lên cắn cây vào ban đêm. Để phòng chống loại sâu này thì trước khi bắt đầu trồng cà chua, bạn nên phơi đất dưới ánh nắng vài ngày để làm sạch đất
Advertisement
Sâu đục quả: Loại sâu thường đẻ trứng trên lá, khi nở thành con thì sẽ đục lá và ăn vào quả. Nếu gặp phải loại sâu này thì bạn nên đến các cửa hàng bảo vệ thực vật để được tư vấn các loại thuốc trừ sâu phù hợp.
Thu hoạchCây sẽ xuất hiện những quả cà chua be bé sau khoảng 2 tháng kể từ ngày bắt đầu trồng. Quả sẽ có màu xanh nhạt và độ đậm của màu sắc cũng sẽ tăng theo từ xanh đến đỏ khi lớn dần lên.
Cà chua chín đỏ là thời điểm thích hợp nhất để bạn thu hoạch, vì nó đang chứa nhiều vitamin C và lượng đường phù hợp nhất. Khi thu hoạch bạn dùng kéo dắt hoặc dùng dao tỉa nhẹ những quả chín, không làm ảnh hưởng đến phần còn lại của cây.
Bảo quản cà chuaCách 1: Chọn những quả đã chín, vỏ bóng, còn cứng, sau đó rửa sạch rồi hấp chín. Nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây tách hạt. Đun nóng cho đến khi cà chua hơi sệt lại, nêm 1 ít muối rồi để nguội, cho vào chai. Bôi một ít mỡ sôi để nguội lên miệng chai, bạn có thể lưu giữ được cà chua trong 1 năm.
Cách 2: Chọn những quả chín, vỏ còn bóng và cứng, rửa sạch rồi để ráo nước. Xếp lần lượt 1 lớp cà chua rồi đến 1 lớp muối vào lọ to rồi đậy kín lại để ở nơi thoáng gió. Với cách này thì bạn có thể bảo quản cà chua được khoảng 1 tháng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Cà Chua Bị Xoăn Lá Và Cách Trị Bệnh Xoăn Lá Cà Chua trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!