Bạn đang xem bài viết Mang Thai Tuần 1 Và Những Điều Mà Thai Phụ Cần Lưu Ý được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thông thường, các chuyên gia y tế đo thai tuần 1 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ. Mặc dù phụ nữ không thực sự mang thai vào thời điểm này, nhưng đếm tuần 1 kể từ kỳ kinh cuối cùng có thể giúp xác định ngày dự kiến mang thai của phụ nữ.
Tuy nhiên, bài viết này sẽ đề cập đến việc mang thai tuần 1 là bắt đầu từ một tuần sau khi thụ thai, nghĩa là tuần đầu tiên của thai kỳ.
Chậm kinh thường là triệu chứng chính của thời kỳ đầu mang thai.
Ốm nghén và những điều các mẹ bầu cần biết, xem và hiểu thêm trong bài viết: Ốm nghén: Những điều cần biết
Thai 1 tuần tuổi thực chất vẫn chưa có bất cứ một biểu hiện nào nào cho thấy sự hình thành rõ ràng về hình dạng và kích thước. Phải đến một vài tuần sau đó, thai nhi mới chính thức hình thành. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tính thời gian này là một giai đoạn của quá trình hình thành bào thai. Vì vậy đây cũng là điểm quan trọng không kém những tuần sau đó. Đây là khoảng thời gian mà mẹ bầu lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Việc tiêm phòng khi mang thai có thực sự quan trọng hay không? Những điều bạn cần biết về tiêm phòng khi mang thai cùng YouMed tìm hiểu thêm: Tiêm phòng khi mang thai
Trong giai đoạn trước mang thai, cơ thể người mẹ đã có sự chuẩn bị cho việc hình thành của em bé. Thật ra, cơ thể người phụ nữ đã được chuẩn bị từng tháng từ thời điểm dậy thì.
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, tử cung loại bỏ lớp lót trong của nó. Hiện tượng này tạo điều kiện cho sự hình thành một lớp áo mới. Nó có nhiều đường dẫn máu và nhiều dưỡng chất để nuôi dưỡng thai được tốt nhất.
Dấu hiệu có thai tuần đầu các mẹ có thể quan sát
Tăng thân nhiệt.
Mùi và màu sắc của chất nhầy ở cổ tử cung có sự thay đổi.
Bầu vú có dấu hiệu sưng, cương cứng, núm vú chuyển sang màu đậm hơn.
Cảm thấy khó chịu, dễ buồn nôn đối với nhiều mùi.
Tính tình thay đổi, có thể dễ bực bội, cáu gắt, nóng giận.
Đi tiểu nhiều lần hơn trong một ngày.
Một số biểu hiện có thai tuần đầu khác có thể xuất hiện ở nhiều thai phụ như:
Táo bón.
Đầy bụng, khó tiêu.
Khó ngủ.
Cảm giác căng tức ngực, tức bụng.
Trong tuần đầu mang thai, các triệu chứng có thể xuất hiện rõ ràng hoặc không điển hình. Vì vậy, thai phụ cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Quan tâm đến những thay đổi của cơ thể để có thể phát hiện ra mình đã bắt đầu mang thai.
Thai phụ nên cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Điển hình là nên bổ sung axit folic (vitamin B9) cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết cho thời kỳ mang thai.
Axit folic tự nhiên tồn tại trong các loại hạt khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, bánh mì nâu. Chất này có tác dụng ngăn ngừa các khiếm khuyết thần kinh khi mang thai trong những tuần đầu tiên.
Bên cạnh đó, thai phụ không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia cũng như các loại thức uống có cồn. Hạn chế cà phê, chất béo, chất ngọt. Đồng thời tránh làm việc nặng, vận động nhiều như chạy nhảy; hạn chế thức khuya, suy nghĩ nhiều.
Trong thời gian mang thai tuần 1, người mẹ có thể gặp một số bệnh thông thường như:
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn tiêu hóa.
Hội chứng bàng quang kích thích.
Hen phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng.
Viêm da dị ứng.
Bệnh trĩ, táo bón.
Cúm, viêm đường hô hấp trên.
Nhiễm virus như: sởi, Rubella, Epstein-barr virus, virus hợp bào hô hấp, thủy đậu,…
Vì vậy, lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa dành cho thai phụ mang thai tuần 1 đó là:
Cân bằng cảm xúc, hạn chế nóng giận, bực tức.
Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể, tránh ngâm mình trong nước.
Khi bị bệnh cần đến các bác sĩ chuyên khoa sản để khám bệnh, không nên tự ý uống thuốc.
Mang Thai Tuần 9: Điểm Nhấn Mẹ Bầu Cần Lưu Tâm
Mặc dù đã trải qua 8 tuần tương đương 2 tháng mang thai nhưng thai kỳ vẫn chưa thực sự ổn định. Đây vẫn là khoảng thời gian của tam cá nguyệt đầu tiên. Chính vì vậy, người mẹ không nên chủ quan với bào thai cũng như sức khỏe của mình.
Nếu không chú ý thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, sức khỏe của người mẹ có thể bị ảnh hưởng nhiều. Bên cạnh đó, thai nhi của mẹ bầu mang thai tuần 9 vẫn cần được theo dõi, chăm sóc. Việc này được thực hiện gián tiếp thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt của người mẹ.
Khi mang thai tuần 9, quần áo của bạn mặc hàng ngày sẽ trở nên dần chật hơn. Bạn có thể cần mặc quần áo rộng thoáng để không cảm thấy khó chịu. Hệ thống mạch máu trong cơ thể phát triển để cung cấp máu cho thai nhi. Chính vì thế, bạn sẽ thấy những mạch máu của mình nổi rõ hơn.
Ngực của người mẹ sẽ dần đầy đặn hơn, hai núm vú chuyển sang màu sậm hơn. Những hạt Montgomery tiếp tục nổi rõ hơn tuần 8. Vòng eo của bạn sẽ to hơn một chút. Hormon thai kỳ tăng lên ở mức tối đa. Điều này có thể làm bạn cảm thấy không khỏe nhưng rất có lợi cho thai nhi.
Trong khoảng thời gian mang thai tuần 9, người mẹ có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:
Mệt mỏi nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Buồn nôn nhiều hơn
Tâm trạng lâng lâng
Trong miệng có vị kim loại hơi khó chịu.
Đau căng vùng ngực.
Có thể bị đau đầu
Thèm một số món ăn nhất định như thịt, bánh ngọt, trái cây có vị chua,…
Khứu giác nhạy cảm hơn.
Âm đạo xuất hiện một ít dịch màu trắng đục. Có thể xuất huyết lượng rất nhỏ.
Chuột rút, đau ở bắp chân.
Da sạm đen hơn.
Tóc dày và sáng hơn
Đầy hơi và có cảm giác chướng bụng.
Em bé của bạn (thai nhi) có kích thước vào khoảng 4,24 cm. Lúc này, em bé có độ lớn tương đương một quả dâu tây. Khuôn mặt của bé đã dễ nhận biết hơn. Đôi mắt được bảo vệ bởi mí mắt, một cái miệng nhỏ và hơn nữa là một cái lưỡi có khả năng vị giác cơ bản.
Bàn tay và bàn chân đang dần hiện lên rõ nét hơn. Tuy nhiên, ngón tay và ngón chân chưa thực sự được phân chia rõ ràng. Trên bàn tay và bàn chân chỉ có những rãnh nhỏ.
Tất cả các cơ quan nội tạng chính trong cơ thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đó là tim, não, phổi, thận và ruột. Xương đang bắt đầu hình thành. Bộ phận sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, có lẽ bạn vẫn chưa biết được đó là bé trai hay bé gái. Mãi đến tuần thứ 18 – 21 thì bộ phận sinh dục mới hiện rõ.
Một số đặc điểm chính của em bé trong thời gian này bao gồm:
Đầu và cổ: Đầu thẳng và tròn hơn, khuôn mặt đang hình thành.
Mắt: Mắt bé vẫn nhắm, nhưng có đầy đủ sắc tố võng mạc.
Miệng: Bề mặt của lưỡi bây giờ sẽ có vị giác. Xương vòm miệng bắt đầu quá trình hợp nhất.
Tai: Đôi tai bên ngoài được phát triển đầy đủ, và dần dần rõ rệt hơn.
Bụng và xương chậu: Gan, lá lách và túi mật và ruột tiếp tục đi vào cơ thể từ dây rốn. Cơ quan sinh dục ngoài vẫn chưa rõ rệt.
Nếu trong tuần thứ 8, người mẹ chưa khám thai thì thời điểm mang thai tuần 9 vẫn không quá muộn. Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa sản để được khám thai toàn diện. Siêu âm thai sẽ giúp bạn biết được khá chính xác tuổi thai.
3 hội chứng thường gặp do đột biến tam bội NST: Hội chứng Down, Patau, Edwards.
Dị tật bẩm sinh do rối loạn NST giới tính: Hội chứng Klinefelter (47, XXX), hội chứng Turner (45, X),…
Hội chứng DiGeore (đột biến NST 22q11.2) gây dị tật tim mạch, hở hàm ếch, suy giảm chức năng tiêu hóa.
Các đột biến vi mất đoạn và mất đoạn điển hình.
Những điều mà mẹ bầu nên làm
Uống bổ sung axit folic với lượng 1.000mcg mỗi ngày
Bổ sung thêm canxi với lượng 800mg mỗi ngày
Ngủ đủ giấc, thời gian ngủ nên dao động từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày
Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục nhẹ, yoga bầu, đi bộ
Bổ sung vitamin phức hợp bằng việc ăn trái cây: cam, bưởi, kiwi, táo, chuối…
Những điều mà người mẹ nên tránh
Uống nhiều cà phê.
Thức khuya.
Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
Hút thuốc lá.
Ăn nhiều bánh ngọt, chất béo vì dễ gây tăng cân quá mức cần thiết.
Sử dụng những món ăn tái, chưa nấu chín, các loại thịt nguội.
Ths.BS Phan Lê Nam
Để biết được người mẹ mang thai tuần thứ 10 như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo bài viết: Mang thai tuần 10
Dinh Dưỡng Mang Thai Tuần Đầu Tiên, Cần Chú Ý Gì?
Mang thai là điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất của một người phụ nữ. Vào tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể sẽ mất thêm vài tuần nữa mới cảm nhận được sự tác động của nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên nên được quan tâm bởi kể từ bây giờ bạn sẽ phải đối mặt với giai đoạn thai nghén đầy mệt mỏi.
Thai nhi trong tuần đầu tiên
Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên
Khẩu phần dinh dưỡng mang thai của người phụ nữ cần ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Các bà mẹ, cần cung cấp đủ một số chất chính như:
– Chất đạm hay còn gọi là protein: Chất đạm thường có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Phụ nữ mang thai tuần đầu cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 g thịt cá tùy loại, 100-180 g đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
– Chất sắt: Thường có nhiều trong thịt, gan, tim, rau xanh và các loại hạt… nhằm giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa bà mẹ bị thiếu máu. Các chị em cần bổ sung thêm ít nhất 15g sắt mỗi ngày.
– Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và giúp xương, răng phát triển.
– Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Các bà mẹ nên ăn các loại rau xanh có màu đậm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… thường có nhiều vitamin. Ngoài ra trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim cũng có rất nhiều acid folic…
– Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây… Nên việc thường xuyên ăn trái cây và rau xanh là việc hết sức cần thiết trong tuần đầu tiên.
Thực phẩm các chị em cần tránh
– Thực phẩm gây co thắt tử cung: Một số loại thực phẩm được cảnh báo là nếu ăn nhiều sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai như dứa, cam thảo, đu đủ xanh… mẹ bầu cần tránh trong tháng đầu mang thai.
– Pho mát mềm: Nó có thể được làm từ những loại sữa chưa được tiệt trùng nên có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm các vi khuẩn có hại. Mẹ bầu cũng tuyệt đối tránh những loại sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.
Thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cần bổ sung những thực phẩm gì? Ở giai đoạn này, chúng ta cần lưu ý gì khi lựa chọn thực phẩm? Sữa cho bà bầu uống loại nào và vào thời điểm nào là hợp lý? Cân bằng…
– Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao: Các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nên mẹ bầu cần hạn chế ăn. Mẹ nên chọn những loại tôm, cua, cá… nước ngọt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
– Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn: Trong tháng đầu mang thai, chị em bầu cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm được chế biến, đóng gói sẵn như nước ép, sữa đặc có đường… vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Thay vào đó hãy tự chế biến nước ép với trái cây tươi ngay tại nhà.
Theo Dinhduong.online tổng hợp
Mối Quan Hệ Đặc Biệt Giữa Vitamin E Và Phụ Nữ Mang Thai
Vitamin E và phụ nữ mang thai có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Những tác động có lợi của vitamin E trong thời gian này có thể kể đến như:
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa và bảo vệ các mô cơ thể khỏi các gốc tự do. Các gốc tự do này có thể gây hại cho các tế bào, cơ quan và mô của bạn.
Vitamin E giúp sản xuất prostaglandin, là chất hóa học có vai trò làm giảm lượng sản xuất prolactin. Prolactin là một loại hormone tăng lên vào thời điểm bạn đang rụng trứng. Vitamin E giúp cơ thể bạn cân bằng mức prolactin, từ đó hỗ trợ hệ thống sinh sản nữ hoạt động tốt.
Vitamin E duy trì cấu trúc của chất béo (lipid) trong cơ thể bạn.
Vitamin E cũng giúp cơ thể chống lại virus và vi khuẩn bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch.
Vitamin E giúp mở rộng mạch máu của bạn ngăn ngừa đông máu bên trong mạch.
Vitamin E giúp hình thành tế bào hồng cầu.
Dầu Vitamin E trị rạn da khi mang thai thực sự rất tốt.
Vitamin E cho phép cơ thể bạn sử dụng Vitamin K.
Vitamin E được sử dụng bởi các tế bào trong cơ thể của bạn để tương tác với nhau và thực hiện một loạt các chức năng quan trọng.
Vitamin E giúp giảm nguy cơ sảy thai nếu được tiêu thụ trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Vitamin E đóng một vai trò quan trọng trong:
Sự phát triển ban đầu của hệ thống thần kinh của phôi thai. Thiếu vitamin E có thể gây ra rối loạn thần kinh, suy giảm cơ hoặc bệnh cơ tim.
Sự phát triển của mắt và đầu của phôi thai.
Quá trình tạo máu.
Phòng ngừa nguy cơ gia tăng các bệnh nhiễm trùng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ có nồng độ vitamin E cao hơn khi mới sinh sẽ tăng cường khả năng nhận thức khi được hai tuổi.
Mối tương quan giữa vitamin E và phụ nữ mang thai ở chỗ vitamin E giúp cải thiện lưu thông máu ở mẹ. Khi lưu thông máu trong cơ thể mẹ tốt, tuần hoàn máu trong nhau thai cũng sẽ tốt. Điều này có nghĩa là oxy sẽ đến được em bé và em bé đang ở trong môi trường tử cung khỏe mạnh.
Liều vitamin E cao có thể gây ra nhiều biến chứng trong thai kỳ. Do đó, bạn cần phải cẩn thận về liều vitamin E mà bạn tiêu thụ. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin E trong chế độ ăn uống của mình.
Phụ nữ mang thai không nên dùng quá 15 mg vitamin E từ các nguồn tự nhiên mỗi ngày trong thai kỳ. Đồng thời, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung vitamin E.
Trong trường hợp bạn đang sử dụng các chất bổ sung vitamin tổng hợp có chứa vitamin E, bạn không nên dùng thêm một liều vitamin E khác trừ khi bác sĩ kê đơn cho bạn.
Vitamin E và phụ nữ mang thai có mối quan hệ mật thiết nhưng tiêu thụ lượng cao các chất bổ sung vitamin E có thể làm tăng xác suất dị tật bẩm sinh ở trẻ, đặc biệt là dị tật ở tim. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong cơ thể, đặc biệt trong não.
Các loại rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh, bắp cải…
Các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân và quả phỉ.
Các loại dầu thực vật như hướng dương, cây rum, mầm lúa mì, dầu ngô và đậu nành.
Thực phẩm tăng cường như ngũ cốc ăn sáng, bánh mì, bơ thực vật và nước ép trái cây cũng chứa một lượng Vitamin E.
Các loại hạt như hạt hướng dương cũng chứa vitamin E. Bạn có thể rắc hạt này lên món salad hoặc có thể trộn chúng vào cháo.
Trứng (luộc) cũng là một nguồn giàu vitamin E.
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn thấy mối quan hệ đặc biệt giữa vitamin E với phụ nữ mang thai. Vitamin E cần thiết cho sự phát triển của con bạn và sức khỏe của chính bạn. Vì vậy, cần bổ sung đầy đủ lượng vitamin E thông qua chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng.
Mang Thai Có Kinh Nguyệt Không Và Một Số Điều Cơ Bản Liên Quan Chị Em Cần Biết
Mang thai có kinh nguyệt không là câu hỏi được không ít chị em phụ nữ quan tâm. Để trả lời câu hỏi này, chị em phải hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt bình thường cũng như khi trứng thụ tinh và phôi làm tổ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ thì chị em vẫn có thể ra máu để báo hiệu việc có thai. Vậy làm sao để phân biệt được máu báo hiệu và máu kinh nguyệt?
Làm sao để phân biệt máu báo hay máu kinh nguyệt? – Ảnh Internet
1. Tại sao có kinh nguyệt?Để trả lời cho câu hỏi “mang thai có kinh nguyệt không?” - trước tiên chị em hãy tìm hiểu về sinh lý của chu kỳ kinh nguyệt:
Kinh nguyệt là hiện tượng niêm mạc tử cung bị bong ra, chảy máu kèm theo các mảnh vụn của niêm mạc. Hiện tượng này có tính chu kỳ (chu kỳ kinh nguyệt), mỗi chu kỳ kéo dài từ 28 – 30 ngày và máu kinh nguyệt chỉ kéo dài từ 3 – 5 ngày (còn gọi là hành kinh).
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ khi phụ nữ bước vào tuổi dậy thì. Bắt đầu chu kỳ, dưới tác động của hormone GnRH tiết ra từ vùng dưới đồi, tuyến yên sẽ tăng tiết FSH tác dụng lên buồng trứng, đẩy mạnh quá trình trưởng thành của nang trứng. Đến ngày thứ 14 – 15 của chu kỳ, tuyến yên sẽ tăng tiết LH cần thiết cho sự rụng trứng. Kèm theo đó, hormone estrogen do nang trứng tiết ra giúp lớp niêm mạc của tử cung phát triển và chuẩn bị cho sự làm tổ của phôi.
Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ – Ảnh Internet
Sau khi trứng rụng, nang trứng sẽ phát triển thành thể vàng. Thể vàng tiết progesterone để hỗ trợ duy trì lớp niêm mạc tử cung:
Nếu trứng được thụ tinh và phát triển thành phôi: phôi sẽ di chuyển về tử cung, làm tổ và phát triển thành thai. Thai nhi lúc này sẽ tiết hCG giúp duy trì thể vàng nhằm duy trì lượng progesterone, đảm bảo lớp niêm mạc vẫn phát triển. Lớp niêm mạc tử cung sẽ luôn được duy trì trong suốt thai kỳ nên phụ nữ sẽ không mang thai nữa.
Nếu trứng không được thụ tinh: thể vàng dần thoái hóa, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo chảy máu. Sau khi kết thúc hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ được bắt đầu.
2. Khi mang thai phụ nữ có ra máu hay không?Theo bác sĩ sản khoa, khi mang thai chị em phụ nữ có ra máu, máu này là máu báo hiệu có thai do quá trình làm tổ của phôi. Nguyên nhân là do khi phôi làm tổ, phôi sẽ xâm lấn vào lớp niêm mạc tử cung gây ra tình trạng bong tróc của niêm mạc kèm theo hiện tượng xuất huyết. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà máu báo xuất hiện ít hay nhiều và thời gian xuất hiện khoảng 8 – 15 ngày sau khi quan hệ.
7 Động Tác Yoga Mà Bạn Nên Tránh Khi Mang Thai
Yoga là bộ môn rất lý tưởng cho bà bầu với vô vàn những lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải động tác yoga cũng phù hợp, có những động tác bà bầu nên tránh để không làm ảnh hưởng đến bé cưng.
Tập yoga là một trong những cách an toàn nhất để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần cho bà bầu. Yoga không chỉ giúp cơ thể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở mà còn giúp bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái trong suốt thai kỳ.
Yoga cho bà bầu dù tốt nhưng cần phải cẩn trọngTrong thời gian mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua rất nhiều thay đổi về thể chất. Sự thay đổi này khiến bạn phải điều chỉnh việc tập luyện để cơ thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất.
Yoga là bộ môn có rất nhiều bài tập. Trước khi mang thai, bạn có thể không cần quá quan tâm đến việc chọn lựa các động tác yoga phù hợp. Tuy nhiên, một khi có bé cưng trong bụng, mẹ nên chú ý nhiều hơn.
Bởi một số tư thế yoga nếu tập trong thời gian mang thai sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Không những vậy, tập các tư thế không phù hợp còn có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé và có thể dẫn đến một số biến chứng trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ.
Ví dụ, trong ba tháng đầu tiên, bạn nên tránh các tư thế tác động nhiều đến vùng bụng vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình “làm tổ” của thai nhi.
7 loại động tác yoga bà bầu cần tránhTrong thời gian mang thai, cơ thể bạn sẽ phải làm việc “hết công suất” để nuôi dưỡng và bảo vệ bé cưng. Do đó, đây không phải là lúc bạn nên thúc ép cơ thể mình.
1. Động tác yoga di chuyển nhanh hoặc phải nhảy lênTrong thời gian mang thai, sẽ có rất nhiều thứ diễn ra bên trong cơ thể. Nếu thực hiện các động tác yoga phải nhảy lên hoặc di chuyển nhanh, bạn sẽ rất dễ cảm thấy buồn nôn và ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển thai nhi.
Do đó, thay vì chọn các tư thế phải di chuyển nhiều, hãy chọn các động tác yoga nhẹ nhàng để bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn “nhạy cảm” này.
2. Tư thế vặn xoắnBạn nên tránh tập các tư thế vặn xoắn quá mức, đặc biệt là ở phần eo, lưng và bụng trong thai kỳ. Bởi những động tác yoga này sẽ đè ép các dây thần kinh, từ đó làm giảm lưu lượng máu đến thai nhi. Các tư thế vặn xoắn bạn cần tránh là tư thế con thuyền, tư thế mặt trăng…
3. Động tác yoga kéo giãn quá mứcĐể chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh nở, cơ bắp và dây chằng sẽ trở nên “lỏng lẻo” hơn. Chính vì vậy, nếu bạn thực hiện các tư thế yoga kéo giãn quá mức trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, dây chằng hoặc khớp xương chậu có thể bị tổn thương. Các tư thế yoga kéo giãn cơ thể mà bạn cần tránh trong thai kỳ là tư thế lạc đà, tư thế con cá, tư thế bánh xe.
4. Động tác yoga nằm ngửaMặc dù những động tác yoga nằm ngửa có vẻ đơn giản nhưng lại có thể gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, làm ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy từ tim đến phần dưới của cơ thể. Do đó, thực hiện các tư thế yoga nằm ngửa khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Ngoài ra, nằm ngửa trong thai kỳ còn có thể gây ra cảm giác buồn nôn, đau lưng dưới, tăng huyết áp và ợ nóng. Những tư thế yoga nằm ngửa bạn cần tránh: tư thế xác chết.
5. Động tác yoga lộn ngượcMang thai sẽ khiến trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Khi bụng to ra, bạn sẽ khó duy trì được trọng tâm và do đó cơ thể rất dễ mất cân bằng.
Thực hiện các tư thế lộn ngược trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba có thể gây ra chóng mặt cực độ, thậm chí có thể gây mất thăng bằng, dẫn đến té ngã và tử vong. Các tư thế yoga lộn ngược cần tránh: tư thế trồng chuối, tư thế đứng trên vai…
6. Yoga nóngĐặc trưng của loại hình yoga nóng là việc thực hiện các tư thế yoga trong môi trường có nhiệt độ cao. Nếu bạn tập yoga nóng trong thai kỳ, nhiệt độ cơ thể bạn có thể tăng lên cao và làm tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
Ngoài yoga nóng, trong yoga cũng có một số tư thế yoga được cho là làm tăng thân nhiệt. Bạn nên tránh tập những tư thế yoga như vậy trong tất cả các tam cá nguyệt của thai kỳ. Bởi những tư thế yoga này không chỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể mà còn có thể gây mất nước.
7. Động tác yoga nằm sấpNằm sấp trong thời gian mang thai có thể gây áp lực lớn lên thai nhi và cơ quan nội tạng. Điều này không chỉ khiến bạn không cảm thấy thoải mái mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé cưng.
Các tư thế yoga nằm sấp cần tránh: tư thế cánh cung, tư thế con châu chấu, tư thế rắn hổ mang, tư thế nhân sư…
Mặc dù tập thể dục rất quan trọng trong thai kỳ nhưng sức khỏe của bạn và bé vẫn cần được ưu tiên hàng đầu. Do đó, đừng ép buộc bản thân và thực hiện các bài tập yoga quá sức đối với cơ thể.
Ngoài ra, để việc tập yoga trong thai kỳ đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên nhờ đến sự hướng dẫn của các giáo viên dạy yoga chuyên nghiệp để đảm bảo thực hiện đúng tư thế. Hãy lắng nghe tín hiệu từ cơ thể và nếu bất cứ động tác nào làm bạn cảm thấy không thoải mái, hãy dừng tập ngay lập tức.
Đăng bởi: Mã Giảm Giá
Từ khoá: 7 động tác yoga mà bạn nên tránh khi mang thai
Cập nhật thông tin chi tiết về Mang Thai Tuần 1 Và Những Điều Mà Thai Phụ Cần Lưu Ý trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!