Bạn đang xem bài viết Đỗ Trọng: Vị Thuốc Công Dụng Hay Mang Hình Thù Kỳ Lạ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây được trồng ở Trung Quốc và ở Liên Xô cũ (miền Nam). Cây mọc được cả ở những nơi lạnh như Sapa (Lào Cai). Gần đây ở Việt Nam đã trồng nhiều hơn. Tuy nhiên số lượng chưa đủ nên hiện nay vị Đỗ trọng chính thức vẫn phải nhập.
Vào mùa hạ, bóc vỏ ở những cây có đường kính to, ép cho phẳng. Xếp thành đống, chờ 6 – 7 ngày cho đổ mồ hôi, mặt trong có màu đen nâu. Bấy giờ mới đem phơi khô. Vỏ mỏng, mặt ngoài màu xám, mặt trong đen nâu nhạt. Khi bẻ có các sợi trắng như tơ giống như mành mành
Vỏ được nhiều người nghiên cứu để sử dụng chất nhựa của nó có tính chất như cao su.
Trong vỏ cây có 3 – 7% chất có tính chất của gutta pecka. Trong lá có 2%, trong quả có 27,34%. Ở nhiệt độ 45 – 700, chất gutta pecka có tính chất dẻo rất cao. Chúng có khả năng chịu nước biển và độ cách điện cũng cao. Do đó được dùng làm vật cách điện và để bọc dây điện ngầm dưới biển.
Ngoài chất như gutta pecka trong đỗ trọng có chứa chất màu, chất anbumin, chất béo, tinh dầu và muối vô cơ.
Trong lá có tanin và nhựa. không có ankaloit. Dù sao hoạt chất cũng chưa rõ.
Chiết xuất từ dược liệu này có thể ức chế sự tiến triển của viêm xương khớp.
Khả năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ, có khả năng có thể được áp dụng trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer .
Đỗ trọng đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ sụn ở chuột bị viêm xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
3.1. Công dụng
Vỏ thân được dùng điều trị thận hư, đau lưng, chân gối yếu mỏi, phong thấp, sưng tê phù, tăng huyết áp, di tinh, liệt dương, có thai đau bụng, động thai ra huyết, hay đi tiểu đêm, bại liệt.
3.2 Đơn thuốc Đỗ trọng Hải thượng Lãn Ông đã sử dụng một số đơn thuốc sau:
Đau vùng thắt lưng:
Đỗ trọng, hạt Quít mỗi vị đều 80g, sao, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc dùng Tỳ giải, Địa cốt bì sắc cách thuỷ với rượu, uống thường ngày.
Ra mồ hôi trộm:
Đỗ trọng, Mẫu lệ đều bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa.
Các chứng trẻ em bẩm sinh ốm yếu. Trẻ co giật, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói, chậm đi:
Đỗ trọng 4g, Thục địa 4g, Sơn dược 4g, Sơn thù 4g, Phục linh 4g, Ngưu tất 4g, Mẫu đơn 3g, Ngũ vị 2g, Trạch tả 3g, Phụ tử chế 1,2g, Nhục quế 0,8g, sắc uống.
3.3. Đơn thuốc khác Lương y Lê Trần Đức giới thiệu vài đơn thuốc:
Phụ nữ sẩy thai nhiều lần (uống dự phòng khi thai được 2 – 3 tháng):
Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Đương quy, Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, sắc uống.
Thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương:
Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn, Đương quy, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn, Hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15 – 20g, chia làm 2 lần. Hoặc dùng Đỗ trọng 16g, Tỳ giải 16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, rễ Gốc hạc 12g, Thỏ ty từ 12g, rễ Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 16g, Củ mài 25g, Sắc uống.
Theo sách Bản Thảo Kinh Giải: Không dùng Đỗ trọng với Huyền sâm, Xà thoái.
Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Người không phải Can Thận hư hoặc âm hư hỏa vượng thì không dùng.
Theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Người âm hư có nhiệt phải dùng thận trọng.
Thuốc Ebastine: Công Dụng, Cách Dùng Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Tên thành phần hoạt chất: Ebastin
Các thành phần tá dược khác: Avicel PH 102, Lycatab PGS, Natri glycolat starch, Aerosil – 200, Magnesi stearat.
Thuốc có thành phần tương tự: Gefbin, Ebastine-Borg, Ebastine Normon 10 mg Orodispersible Tablets…
Thuốc Ebastine là thuốc viên nén được dùng dưới dạng uống được sử dụng với mục đích điều trị triệu chứng các trường hợp dị ứng. Esbastine thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2 và được dùng trong các trường hợp như viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), có hoặc không kèm theo viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay vô căn mạn tính.
Liều thường dùng:
Viêm mũi dị ứng 1-2 viên/ngày.
Mề đay vô căn mạn tính 1 viên/ngày.
Người suy gan nhẹ tới vừa tối đa 1 viên/ngày.
Cách dùng:Dùng đường uống, dùng xa bữa ăn.
Ebastine có thể kéo dài tác dụng lên đến 12 giờ.
Ebastine nên dùng đúng theo lời khuyên của bác sĩ.
Tác dụng phụ thường gặp: đau đầu, khô miệng, buồn ngủ.
Tác dụng phụ ít gặp: viêm họng, đau bụng, khó tiêu, suy nhược, chảy máu cam, viêm mũi, viêm xoang, buồn nôn và mất ngủ.
Tác dụng phụ rất hiếm gặp:
Hệ tim mạch: đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
Hệ tiêu hóa: khô miệng, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, ói mửa.
Rối loạn chung: suy nhược, phù nề.
Hệ thần kinh trung ương: buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt.
Rối loạn tâm thần: mất ngủ, căng thẳng.
Hệ sinh sản: rối loạn kinh nguyệt.
Da: phát ban, mề đay, viêm da.
Hệ miễn dịch: biển hiện dị ứng nặng.
Cần phải thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tiền sử dị ứng với ebastine và các thành phần trong thuốc.
Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi vì thiếu dữ liệu về an toàn, hiệu quả.
Suy gan nặng.
Cần lưu ý sử dụng thuốc đối với những người
Hội chứng QT dài là hội chứng rối loạn nhịp tim có thể gây ra nhịp nhanh, tim đập hỗn loạn.
Hạ kali máu.
Đang điều trị với thuốc ketoconazol, itraconazol, erythromycin, clarithromycin, josamycin.
Người suy thận.
Phụ nữ mang thai, dự định có thai và cho con bú.
Tương tác thuốcKhông khuyến khích dùng đồng thời thuốc với
Ketoconazol, itraconazol.
Erythromycin, clarithromycin.
Josamycin.
Vì gây gia tăng nguy cơ xuất hiện các rối loạn nhịp thất ở những người nhạy cảm.
Tương tác thức ănKhông nên uống thuốc gần bữa ăn (ngay trước hoặc ngay sau ăn hoặc trong bữa ăn) do làm tăng nhẹ nồng độ thuốc.
Không nên dùng chung với rượu và thuốc lá vì có thể có tương tác với vài loại thuốc.
Tình trạng sức khỏeTình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Cần thông báo cho bác sĩ trước khi kê đơn thuốc, đặc biệt là các bệnh
Suy gan.
Suy thận.
Hội chứng QT kéo dài.
Phụ nữ có thai và cho con búChưa có đủ tài liệu dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Ebastin nên được dùng trong suốt thai kỳ sau khi đã được đánh giá một cách cẩn thận giữa nguy cơ và lợi ích.
Người lái xe, vận hành máy mócEbastin không gây tác dụng an thần đáng kể, tuy nhiên với một số người có thể bị gây buồn ngủ. Do đó nên thận trọng khi sử dụng thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc.
Nếu quên liều, dùng ngay khi nhớ ra.
Không được dùng gấp đôi liều với mục đích bù lại cho liều đã quên.
Trong trường hợp gần với liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và dùng đúng theo lịch trình bình thường.
Tác dụng an thần có thể xảy ra.
Nếu quá liều xảy ra, ngay lập tức gọi cho bác sĩ hoặc dịch vụ y tế khẩn cáp, hoặc đến các bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Giữ thuốc trong hộp đựng, để xa tầm tay trẻ em.
Bảo quản nơi khô ráo ở nhiệt độ từ 15 – 30 °C. Tránh ánh sáng trực tiếp.
Tránh để thuốc ở nơi ẩm ướt như nhà tắm.
Không được dùng thuốc đã hết hạn và phải xử lí những thuốc này trước khi đưa ra ngoài môi trường.
Ebastine là thuốc viên nén được dùng dưới dạng uống được sử dụng với mục đích điều trị triệu chứng các trường hợp dị ứng như viêm mũi dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), có hoặc không kèm theo viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay vô căn mạn tính. Nếu trong quá trình sử dụng thuốc xuất hiện nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể, hãy gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn!
Thuốc Clorocid và những điều bạn cần biết
Điều trị viêm mũi dị ứng với thuốc Fexostad mà bạn cần biết
Sinh Khương (Gừng): Vị Thuốc Dễ Kiếm Với Nhiều Công Dụng
Sinh khương là tên gọi khác của Gừng tươi, nhờ chứa thành phần đa dạng với dược tính cao nên được dùng làm vị thuốc phổ biến trong Đông y. Đây là thảo dược hiệu quả dùng chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, chân tay giá lạnh, ho suyễn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm về công dụng và cách dùng của vị thuốc này.
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, họ Gừng (Zingiberaceae), còn được gọi là Khương, Sinh khương, Can khương. Khương là thân rễ của cây Gừng tươi hoặc khô.
Tùy theo tươi hay khô, vị thuốc mang tên khác nhau:
Sinh khương: củ (thân rễ) tươi.
Can khương: thân rễ phơi khô.
Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm. Thân rễ mầm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le, không cuống, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vỏ có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc.
1. Phân bốGừng được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc, dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Bộ phận dùngThân rễ hay thường gọi là củ là bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc.
3. Thành phần hóa họcTrong Gừng có khoảng 2 – 3% tinh dầu, chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic. Ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola. Vị cay có trong Gừng là do hoạt chất zingeron.
4. Tác dụng dược lýGừng có những tác dụng dược lý như sau:
Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên và tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric. Cao chiết Gừng khô, gingerol và shogaol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt.
Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột đã được gây sốt bằng cách tiêm men bia.
Giảm đau và giảm ho.
Chống co thắt: shogaol và gingerol có tác dụng này.
Chống nôn. Dịch chiết Gừng khô có tác dụng trên chó gây nôn bằng đồng sulfat.
Kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa: dịch chiết Gừng khô cho chuột nhắt uống làm tăng sự vận chuyển barisulfat.
Tác dụng chống viêm: dịch chiết Gừng khô tiêm dưới da cho chuột nhắt ức chế sự tăng tính thẩm thấu của các mao quản trong phản ứng viêm thực nghiệm.
1. Mô tả dược liệuSinh khương là tên gọi của củ (thân rễ) gừng tươi.
2. Công năngSinh khương có vị cay, tính ấm. Quy vào ba kinh phế, tỳ, vị.
3. Công dụngTheo Đông y, Sinh khương có tác dụng phát biểu trừ hàn, ôn ấm, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thủy giải độc.
Dược liệu được dùng để chữa bụng đầy trướng, nôn mửa, ho có đờm; giải độc bán hạ, nam tinh, cua cá. Dùng với liều 3 – 6 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha rượu gừng tươi (mỗi ngày dùng 2 – 5 ml).
Ngoài ra, Sinh khương còn được dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.
Bạch đậu khấu là một vị thuốc cũng có công dụng cầm nôn. Tìm hiểu thêm về dược liệu này: Bạch đậu khấu: Thảo dược cầm nôn hiệu quả.
1. Cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏiGừng sống giã nhỏ, tẩm rượu xào nóng và xát vào chỗ đau mỏi.
2. Chữa ho lâu ngày và ợGừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) trộn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần.
3. Chữa sổ mũiNước gừng, bột Bạch chỉ. Trộn lẫn, bôi vào huyệt thái dương.
4. Chữa nôn mửa
Gừng sống nhấm từng ít một cho đến khi hết nôn.
Nước gừng sống 10 ml, sữa bò 20 ml. Đun nóng uống.
5. Chữa cảm thấp nhiệt, sốt gai rét, nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ho đờmGừng sống, hành trắng, mỗi vị 15 – 20 g. Sắc lấy nước uống nóng và xông ra mồ hôi.
6. Chữa cảm mạo phong hànTía tô 10 g, Kinh giới 10 g, Bạc hà 10 g, Bạch chỉ 6 g, Địa liền 6 g, vỏ Quýt 6 g, Gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang trong 3 ngày.
7. Chữa trúng phong cấm khẩuUống nước sắc Kinh giới hòa với nước cốt gừng, nước Măng vòi (lấy vòi tre hơ lửa vắt lấy nước cốt) và rượu, các thành phần với liều lượng bằng nhau.
Sinh khương hay gừng tươi là vị thuốc được sử dụng nhiều trong dân gian. Vị thuốc dễ dùng, hiệu quả cao.
Sinh khương vị đại cay, người có nhiệt, có thai không nên dùng. Vì tính cay nên làm tổn hại đến khí huyết cơ thể, không nên dùng trong thời gian dài.
Chú ý khi dùng chung với Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu.
Vị thuốc Sinh khương có nhiều công dụng, dễ kiếm dễ dùng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn đọc nên được tham vấn bởi bác sĩ chuyên môn để dùng đúng dược liệu, mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cù Mạch: Khám Phá Công Dụng Và Cách Dùng Của Vị Thuốc Này
1.1. Mô tả dược liệu
Cù mạch có thân nhỏ, là loại thực vật có hoa, cây mọc bò trên mặt đất thành cụm. Thân mọc màu xanh chia thành nhiều đốt. Lá mọc đối ở ngay đầu đốt, dài, hình mũi mác.
Hoa thường nở vào mùa xuân hoặc mùa hạ, có màu tím. Quả của cây có hình trụ, có dạng quả nang được tạo thành từ 4 mảnh vỏ ghép lại. Bên trong có hạt dẹp nhỏ, hình tròn, màu đen.
1.2. Phân bố và thu háiỞ nước ta, ngoài tác dụng làm thuốc, cây Cù mạch thường được trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Trong đó, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Đồng thời cây cũng được trồng với diện tích rộng để thu hái dược liệu phục vụ làm thuốc chữa bệnh.
Cù mạch được thu hái tốt nhất khi cây bắt đầu chớm ra hoa. Cây được đem về rửa sạch, để nguyên hoặc thái nhỏ, phơi ở nơi có nhiều bóng râm, nhiều gió để làm khô. Có thể dùng dược liệu ở dạng tươi hoặc đem sao qua tán bột dùng.
1.3. Bộ phận dùngCù mạch có thể dùng toàn cây, bao gồm lá, thân, hoa, ngọn non và hạt.
1.4. Thành phần hóa họcHiện vẫn chưa có nghiên cứu nhiều về thành phần của cây Cù mạch.
Theo Đông y, Cù mạch có vị đắng, tính hàn, quy vào 2 kinh Tâm và Tiểu trường. Cây Cù mạch có công dụng giúp lợi niệu, kích thích lưu thông khí huyết, trừ thấp, thông lâm, trừ ứ, chỉ thống. Điều trị các bệnh bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu, sỏi bàng quang, hóc xương, bế kinh. Có thể sắc uống, tán bột hoặc phối hợp làm thành viên hoàn với các dược liệu khác. Mỗi ngày dùng 6 – 15g tùy chỉnh.
Cù mạch được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, là thành phần của nhiều bài thuốc, cụ thể:
3.1. Điều trị sỏi ở niệu quảnBài thuốc Niệu lộ bài thạch thang: Dùng 15g thảo dược, Cây mắt rồng và Cỏ lưỡi mèo mỗi vị 30g, Mã đề và Biển súc mỗi vị 24g, Đinh phụ 10g, Hạt dành dành 20g, Hoàng lương 12g, Hoạt thạch và Cỏ xước mỗi vị 15g, Quốc lão (sao), Chỉ xác và Đinh phụ mỗi thứ 10g. Tất cả sắc uống, ngày chia 2 lần uống sáng chiều sau ăn.
3.2. Chữa dị vật trong cổ họng, vết thương bị đâmDùng Cù mạch tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 9g với rượu.
3.3. Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang
Dùng hạt Cù mạch tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần dùng 6g uống với rượu, ngày dùng 3 lần sáng trưa chiều.
Dùng 12g Cù mạch, Thòng bong và hoạt thạch mỗi vị 9g, Kim tiền thảo 30g, Cam thảo 3g. Mỗi ngày dùng 1 thang đem sắc chia làm 2 – 3 lần uống
3.4. Cù mạch chữa hóc xương cáNgoài các công dụng trên thì Cù mạch còn có khả năng chữa hóc xương cá. Công thức để chữa hóc xương cá là tán Cù mạch thành bột. Ngày dùng 6 – 15g mỗi ngày theo dạng sắc uống.
3.5. Chữa tiểu tiện ra máuDùng 15g Cù mạch, 30g Mã đề thảo, Mã lan căn và Ô liễm mai. Rửa sạch đem sắc cạn còn 1 chén, để nguội, ngày uống 3 lần.
3.6. Điều trị các chứng bế kinh, ứ huyếtDùng 9g thảo dược, Huyết căn và thược dược mỗi vị 9g, Ích mẫu thảo 15g, Hồng hoa 6g. Tất cả đem sắc uống.
Chú ý không sử dụng Cù mạch với Phiêu tiêu.
Người bị tỳ thận hư nhưng không có thấp nhiệt tránh dùng.
Không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin về công dụng và cách dùng của vị thuốc Cù mạch. Cây đã được ứng dùng nhiều trong nhân dân, tuy nhiên hiện tại vẫn còn ít nghiên cứu về loài cây này. Vì vậy, Quý độc giả trước khi sử dụng Cù mạch làm thuốc cần tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn và có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
5 Tác Dụng Tuyệt Vời Mà Ngâm Chân Thuốc Bắc Mang Lại
Từ lâu, việc ngâm chân với các loại thảo dược đã được xem là phương pháp dân gian trị được nhiều căn bệnh và còn giúp tăng cường sức khỏe. Việc ngâm chân thường xuyên bằng thảo dược thuốc Bắc có rất nhiều tác dụng quan trọng như giúp lưu thông huyết mạch chữa các bệnh về chân, giảm stress, rối loạn thần kinh, mất ngủ, chữa phong tê thấp….
Ngâm chân bằng thảo dược thuốc Bắc là một liệu pháp mang đến nhiều lợi ích bất ngờ, rất tốt cho sức khỏe của người cao tuổi, người ít vận động như dân văn phòng hay người bị mắc các bệnh viêm khớp.
Theo quan niệm của Đông y, đôi bàn chân là trái tim thứ 2 của con người. Bàn chân có hơn 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết kết hợp với nhiều động mạch, tĩnh mạch. Theo Y học cổ truyền, “Lục phủ ngũ tạng ” đều thu nhỏ trong lòng bàn chân, đôi bàn chân khỏe thì cả cơ thể cũng khỏe mạnh.
Việc massage & ngâm chân với thảo dược thuốc Bắc có khả năng xóa tan và loại bỏ những chất cặn lắng đọng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, cân bằng và cải thiện trường điện từ trong cơ thể, điều chỉnh âm dương và chức năng thần kinh.Bên cạnh đó có thể thúc đẩy vận động khí huyết, thông kinh hoạt lạc, làm ấm nội tạng, kích thích đầu dây thần kinh, rất có giá trị chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.
Vậy tác dụng của ngâm chân thuốc bắc là gì?
1. Giúp thư giãn, xua tan mệt mỏi, có giấc ngủ sâu và ngon
Việc ngâm chân bằng nước thảo dược được bào chế từ những nguyên liệu thảo mộc thiên nhiên như quế khấu, ngải cứu, lá lốt, thiên niên kiện… rất có tác dụng trong việc thư giãn và xua tan mệt mỏi. Trải qua một quá trình đun nấu, các hoạt chất có trong những dược liệu này sẽ được hòa tan, khi ngâm sẽ tác động trực tiếp lên da, giúp điều hòa lưu thông máu, đẩy lùi các tình trạng mệt mỏi, chống stress và thư giãn tinh thần.
Để có được giấc ngủ ngon, khi ngâm chân bạn nên lưu ý xoa bóp nhẹ, bấm huyệt ở bàn chân nhằm tăng cường tác động đến hệ thần kinh, giúp ổn định điều hòa khí huyết và mang đến giấc ngủ sâu hơn.
2. Giúp giảm đau nhức do các bệnh lý xương khớp mang lại
Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược thuốc Bắc rất có ích cho những người bị viêm, đau nhức xương khớp dai dẳng lâu năm. Trong thảo dược có chứa nhiều hoạt chất, tỏa hơi kết hợp cùng độ ấm vừa phải của nước giúp cơ thể cân bằng, tạo sự thoải mái, tác động tích cực lên các khớp xương bàn chân và đầu mút dây thần kinh ở bàn chân sẽ tác động ngược lên toàn cơ thể giúp giảm những cơn đau nhức do viêm khớp gây ra.
3. Trị các bệnh ngoài ra, tẩy tế bào chết
Ngâm chân bằng thảo dược thuốc Bắc cùng nước ấm còn mang đến tác dụng cung cấp nước, giữ ẩm cho da. Bên cạnh đó, khi cho thêm muối vào loại nước ngâm chân này còn có tính chất khử trùng, chống lại virus, loại bỏ lớp sừng và tẩy tế bào chết, sát trùng cho vùng da chân, giảm các bệnh ngoài da như viêm nhiễm, mẫn ngứa.
4. Tốt cho người cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp thường gặp ở người già, những người bị béo phì hay làm việc căng thẳng. Việc ngâm chân bằng thảo dược thuốc Bắc đã được chứng mình là giúp ổn định huyết áp đáng kể. Khi ngâm chân, người bệnh nên cần giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh những tư tưởng tiêu cực dẫn đến áp lực, lo âu. Ngoài ra, đối với người huyết áp quá cao, có thể kéo dài thêm thời gian ngâm chân để tăng hiệu quả.
5. Giúp bổ thận
Ngâm chân với thảo mộc thuốc Bắc có thể giúp bạn cải thiện bộ lọc của thận. Khi thực hiện, các thành phần hoạt chất trong nước ngâm chân thảo dược sẽ thẩm thấu vào thận, củng cố và góp phần tăng cường việc đào thải các chất cặn bã ra bên ngoài.
Để phát huy hết tác dụng của phương pháp ngâm chân bằng thảo mộc, nên ngâm với nước ấm 30-40 độ C trong 30 phút, tốt nhất nên sử dụng bồn ngâm chân gỗ. Bởi đa số các bồn gỗ ngâm chân đều được làm từ các loại gỗ thông, gỗ ngọc am, gỗ pơ mu. Khi ngâm chân, các tinh dầu có trong gỗ sẽ góp phần giúp bạn có được sự thư giãn, ổn định tinh thần.
Thuốc Waisan: Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý
Thành phần hoạt chất: Eperison.
Thuốc có thành phần tương tự: Deonas; Doterco 50; Epelax; Epezan; Erisk; Euprisone; Gemfix; Gored; Hawonerixon; Koruan; Macnir; Myoless Tab; Myonal; Myotab tab.; Prime Apesone.
Thuốc Waisan có chứa hoạt chất eperison, trong đó:
Eperison hydroclorid giúp làm giãn cơ vân và giãn mạch. Do thuốc có tác động lên hệ thần kinh trung ương và trên cơ trơn mạch máu.
Ngoài ra, Eperison có tác động chủ yếu trên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và gây giãn cơ vân do làm giảm sự nhạy cảm của thoi cơ thông qua hệ thống ly tâm gamma. Thêm vào, thuốc giúp làm tăng tuần hoàn.
Do đó, Waisan giúp cắt đứt vòng xoắn bệnh lý bao gồm co cơ gây rối loạn tuần hoàn máu, sau đó gây đau và làm tăng thêm trương lực cơ
Hội chứng đốt sống cổ.
Viêm quanh khớp vai.
Đau cột sống thắt lưng.
Bệnh mạch máu não
Tình trạng liệt cứng do tủy.
Thoái hóa đốt sống cổ.
Hoặc các di chứng sau phẫu thuật (bao gồm cả u não tủy), di chứng sau chấn thương (chấn thương tủy, tổn thương đầu).
Tình trạng xơ cứng cột bên teo cơ, bại não, thoái hóa tủy, bệnh mạch máu tủy và các bệnh lý não tủy khác.
Dị ứng với Eperison hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong công thức của thuốc Waisan
4.1. Cách dùng
Thuốc Waisan được bào chế theo viên uống
Dùng thuốc với một cốc nước có dung tích vừa đủ.
Nên dùng thuốc sau mỗi bữa ăn.
4.2. Liều dùng
Thông thường thuốc được dùng trên đối tượng là người lớn
Mỗi ngày uống 3 viên 50 mg
Nên chia làm 3 lần sau mỗi bữa ăn trong ngày.
Tùy vào độ tuổi cũng như mức độ trầm trọng của triệu chứng mà dùng liều cụ thể khác nhau.
Rối loạn chức năng gan, thận, số lượng hồng cầu hay trị số hemoglobin bất thường.
Phát ban.
Xuất hiện các triệu chứng tâm thần kinh như mất ngủ, nhức đầu, cảm giác buồn ngủ, cảm giác co cứng hay tê cứng, run đầu chi.
Rối loạn tiêu hoá như buồn nôn, nôn, chán ăn, khô miệng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng hoặc các triệu chứng rối loạn tiêu hoá khác
Ngoài ra, thuốc còn gây ra các triệu chứng rối loạn tiết niệu.
Lưu ý đã có một báo cáo có đề cập đến tình trạng rối loạn điều tiết mắt xảy ra sau khi dùng thuốc đồng thời methocarbamol với tolperison hydroclorid (một hợp chất có cấu trúc tương tự eperison hydroclorid).
Do đó, cần lưu ý đến những trường hợp có sử dụng những thuốc này. Tốt nhất là nên thông báo cho bác sĩ biết để được tư vấn sử dụng hiệu quả và hợp lí.
Lưu ý dùng thuốc Waisan trên các đối tượng bị yếu sức, chóng mặt hoặc buồn ngủ có thể xảy ra khi dùng thuốc.
Phải ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều khi bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên của các triệu chứng đó.
Thật thận trọng khi dùng thuốc Waisan trên những bệnh nhân có rối loạn chức năng gan.
8.1. Phụ nữ có thai
Vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu đánh giá sự an toàn của eperison hydroclorid trong suốt thời kỳ mang thai
8.2. Phụ nữ cho con bú
Không khuyến nghị việc sử dụng eperison hydroclorid cho phụ nữ đang cho con bú.
8.3. Lái xe và vận hành máy móc
Vì thuốc Waisan có thể gây ra các tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như đau đầu, chóng mặt, yếu người,..
Do đó, bệnh nhân dùng eperison hydroclorid không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc
Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Để thuốc Waisan tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
Nên giữ thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đỗ Trọng: Vị Thuốc Công Dụng Hay Mang Hình Thù Kỳ Lạ trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!