Xu Hướng 9/2023 # Chuyển Đổi Visa Ở Nhật Có Khó Không? # Top 13 Xem Nhiều | Hsnf.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chuyển Đổi Visa Ở Nhật Có Khó Không? # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chuyển Đổi Visa Ở Nhật Có Khó Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi gần hết thời hạn visa hoặc trong thời hạn mà bạn muốn chuyển đổi visa ở Nhật cho mình thì sẽ có những thủ tục và quy trình chuyển đổi riêng.

Đối với những người đi du học, xuất khẩu lao động tại Nhật trong thời gian gần kết thúc hợp đồng hay sắp học xong muốn xin chuyển đổi visa ở Nhật thường băn khoăn và lo lắng không biết có thể chuyển đổi được không. Đây là một quy trình thủ tục để chuyển đổi tư cách lưu trú và sẽ cần có những thủ tục riêng mà mọi người phải nắm rõ.

Định nghĩa

Khi muốn đặt chân đến Nhật Bản thì mọi người cần phải có visa do Đại sứ quán Nhật Bản cấp thì mới có thể xuất cảnh và đặt chân đến Nhật. Đây là một giấy tờ thị thực nhằm đảm bảo tư cách lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản trong một thời hạn nhất định.

Khi vừa đặt chân đến sân bay, các bạn sẽ được yêu cầu phải kiểm tra thị thực và nếu không có visa các bạn buộc sẽ phải quay trở về nước lại và không được phép lưu trú tại Nhật. Khi làm hồ sơ hay bất kỳ loại giấy tờ gì tại Nhật bạn cũng sẽ được yêu cầu xuất trình visa để chứng minh tư cách lưu trú hợp phải và khi hết thời hạn visa bạn buộc phải rời khỏi Nhật.

Điều kiện và giấy tờ cần thiết để xin visa

Để có thể xin visa thì các bạn phải có hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và làm thủ tục xin visa tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản ở quốc gia mà mình đang cư trú, cụ thể là Việt Nam. Khi nộp hồ sơ xin visa các bạn sẽ được chờ trong một thời gian và nếu không có gì thay đổi sẽ được hẹn lịch phỏng vấn và đậu phỏng vấn sẽ được cấp visa.

Những loại giấy tờ cần thiết để xin visa bao gồm: hộ chiếu, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, ảnh thẻ, giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn hay độc thân… Tùy theo từng mục đích đi Nhật của bạn là gì mà sẽ có những loại giấy tờ yêu cầu riêng biệt mà bạn cần phải chuẩn bị trong bộ hồ sơ visa của mình.

Vai trò của visa Nhật

Visa của Nhật được sử dụng tại Nhật đối với những người nước ngoài lưu trú tại quốc gia này. Visa của Nhật được sử dụng để chứng minh tư cách lưu trú hợp pháp của người đó tại Nhật Bản và nếu hết thời hạn visa mà không gia hạn sẽ được xem là cư trú bất hợp pháp và buộc phải rời khỏi Nhật Bản. Đây cũng là loại giấy tờ cần thiết của người nước ngoài khi sinh sống tại Nhật.

Nhu cầu chuyển đổi visa ở Nhật

Thông thường, tùy theo mục đích ở lại Nhật mà người có visa sẽ xin chuyển đổi tư cách lưu trú. Với những bạn sinh viên khi tham gia du học xong thường mong muốn ở lại Nhật Bản để làm việc nên sẽ thường chuyển đổi visa. Với những người có visa làm việc nhưng muốn chuyển sang visa cư trú do kết hôn với người Nhật. Bên cạnh đó cũng có một số người theo dạng visa du học và muốn chuyển đổi thành visa kỹ sư để có thể ở lại Nhật làm việc lâu hơn.

Các loại visa thông dụng ở Nhật Bản

Các loại visa chuyển đổi: từ du học sang đi làm, từ visa đi làm sáng gia đình, visa đi du học sang kỹ thuật viên, kỹ sư…

Tại Nhật Bản, có nhiều loại chuyển đổi visa mặc định cho mọi người. Tùy theo từng loại visa mà sẽ có những hình thức, thủ tục và giấy tờ chuyển đổi khác nhau. Cần nắm rõ từng loại visa để có thể chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi một cách tốt nhất và đầy đủ nhất.

Các loại visa có thể chuyển đổi tại Nhật như từ visa du học sang visa làm việc. Đối với những bạn sinh viên du học tại Nhật Bản, bạn có thể chuyển visa du học sang làm việc. Tuy nhiên, bạn cần phải có giấy xác nhận từ công ty làm việc.

Bên cạnh đó, với những người đi làm việc tại Nhật Bản nếu kết hôn với người Nhật thì bạn cũng có thể chuyển thành visa gia đình, visa vĩnh trú tại Nhật Bản. Với loại visa này bạn sẽ làm những thủ tục giấy tờ để xác nhận và chuyển đổi visa cho bạn.

Đối với những học sinh du học Nhật dạng visa du học sau khi học xong có thể xin việc kỹ thuật viên, kỹ sư để có thể làm việc và lưu trú tại Nhật lâu dài hơn. Với loại visa này bạn cũng cần sự xác nhận từ công ty xin việc.

Lợi ích chuyển đổi visa ở Nhật

Đối với việc xin chuyển đổi visa thì bạn sẽ có được thời gian lưu trú tại Nhật lâu dài hơn. Đặc biệt với việc xin chuyển đổi visa du học sang việc làm thì bạn sẽ có được công việc tốt, có thể làm việc lâu dài và xin cư trú dài hạn. Một số loại visa cho phép người lao động được bảo lãnh người thân, gia đình sang Nhật sinh sống.

Chuyển đổi visa Nhật Bản có khó không?

Quá trình chuyển đổi không rườm rà

Quá trình chuyển đổi visa tại Nhật Bản không quá phức tạp. Bạn chỉ cần thực hiện các loại giấy tờ, hồ sơ theo yêu cầu, đặc biệt là hộ chiếu và thẻ cư trú để có thể chuyển đổi tư cách lưu trú. Bạn sẽ nộp các loại giấy tờ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin đổi visa cho mình.

Thời gian xét duyệt

Trong quá trình xét duyệt hồ sơ thời gian xét duyệt lâu hay chậm còn phụ thuộc vào sự đầy đủ và rõ ràng của hồ sơ người xin chuyển đổi. Nếu bạn có một bộ hồ sơ đầy đủ và có các loại giấy tờ cần thiết theo yêu cầu thì thời gian xét duyệt sẽ nhanh hơn. Thông thường thời gian chuyển đổi sẽ từ 2 tuần đến 1 tháng.

Vài lưu ý khi chuyển đổi

Khi chuyển đổi hồ sơ visa thì có một số điều lưu ý mà mọi người cần phải nắm rõ như sau: cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, giấy giới thiệu của công ty khi xin chuyển tư cách lưu trú sang làm việc, giấy tờ chứng minh kết hôn với người Nhật để chuyển đổi visa sang dạng vĩnh trú tại Nhật.

Chi tiết thủ tục chuyển đổi visa ở Nhật Bản

Điều kiện chuyển đổi

Điều kiện để xin chuyển đổi visa tại Nhật Bản là visa của bạn chưa hết hạn và phải còn thời hạn từ 1 tháng trở lên. Cần phải đáp ứng các điều kiện để xin chuyển đổi visa tại Nhật Bản và có các loại giấy tờ cần thiết.

Hồ sơ, kinh phí

Cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau: hộ chiếu, thẻ cư trú, đơn xin thay đổi visa, lý do xin chuyển visa, giấy giới thiệu từ công ty, bản sao hợp đồng lao động, lý do tuyển dụng lao động từ phía công ty, giấy chứng nhận tốt nghiệp. Tùy theo từng loại visa mà sẽ có các mức chi phí khác nhau.

Nơi nộp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ xin chuyển đổi visa, các bạn sẽ nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Nhật Bản để làm thủ tục xét duyệt và xin chuyển đổi visa cho mình.

Việc chuyển đổi visa tại Nhật Bản không quá phức tạp và không có nhiều rắc rối. Bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết. Qua những thông tin trên bạn có thể nắm rõ những yêu cầu về hồ sơ cũng như các loại visa có thể chuyển đổi để chuẩn bị tốt nhất.

Japan IT Works

Đăng bởi: Hồ Đắc Linh

Từ khoá: Chuyển đổi visa ở Nhật có khó không?

Những Khó Khăn Trên Con Đường Chuyển Đổi Số Của Doanh Nghiệp

Những khó khăn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp là gì? Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang miệt mài thực hiện quá trình chuyển đổi số (CĐS).

1. Những khó khăn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp Khó khăn về nhận thức trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp

Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm về ứng dụng, khai thác công nghệ. Do đó, để hiểu được tầm quan trọng của sự thay đổi cũng như những tác động của hành trình đó đến hoạt động kinh doanh là điều tương đối khó khăn. Những doanh nghiệp như vậy thường do dự có nên thực hiện việc thay đổi hay không.

Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể nhận thức được tầm quan trọng của CĐS

Kể cả khi ý thức được xu thế tất yếu của CĐS thì để thực hiện thành công lại là một vấn đề đau đầu khác. Các doanh nghiệp không chắc chắn về lợi nhuận đầu tư công nghệ, năng lực sử dụng công nghệ trong nội bộ còn yếu, tài chính hạn hẹp và những vướng mắc về pháp lý. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, có trên 75% doanh nghiệp nhỏ và vừa và 63% doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiện chưa rõ lợi nhuận đầu tư công nghệ bằng bao nhiêu, cũng như việc đầu tư đó có phù hợp với nhu cầu của họ hay không. Chưa đến 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, họ thiếu thông tin về những công nghệ hiện có, thiếu kỹ năng để sử dụng công nghệ. Các doanh nghiệp này cũng cho biết việc tiếp cận nguồn tài chính nước ngoài còn hạn chế.

Điển hình như các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam dựa trên nền tảng số được phát triển trong nước (Sendo, Tiki) có khả năng cạnh tranh thấp so với các đối thủ trong khu vực Đông Nam Á (Lazada, Shopee), do không tiếp cận được nguồn đầu tư từ nước ngoài.

Khó khăn về thị trường và các giải pháp trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp

Việt Nam vẫn chưa hình thành các cơ quan, tổ chức đóng vai trò như một kênh độc lập để đánh giá khách quan ưu, nhược điểm của các giải pháp công nghệ, qua đó giúp doanh nghiệp có đủ thông tin để đưa ra lựa chọn phù hợp cũng như có giải pháp hoàn thiện mình.

Bên cạnh đó nguồn lực tài chính cho chuyển đổi số hạn hẹp cũng khiến các doanh nghiệp nản lòng. Theo khảo sát từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2023, có đến 55,6% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng chi phí ứng dụng công nghệ là hạn chế lớn nhất.

Khó khăn vì các thể chế CĐS còn cồng kềnh

Chính phủ đã tăng cường Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số theo Quyết định số 1619/QĐ-TTg ngày 24/9/2023, các Ủy ban tương tự cũng được thành lập ở cấp tỉnh, trong đó Chủ tịch UBND tỉnh là người đứng đầu Ủy ban. Tuy nhiên, ở khâu vận hành, các nhiệm vụ lớn trong chương trình chuyển đổi bị dàn trải, khiến cho công tác phối hợp và triển khai chính sách gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ còn hạn chế đối với các doanh nghiệp số hoặc doanh nghiệp đang muốn đầu tư vào các công cụ số. Hỗ trợ từ khu vực công vẫn chỉ tập trung cho hoạt động nghiên cứu và phát triển thay vì cho nâng cấp công nghệ và thương mại hóa công nghệ

Khó khăn vì thiếu môi trường thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Môi trường kinh tế số tại Việt Nam còn khá khiêm tốn, ngoài chỉ số mật độ thuê bao internet băng rộng, các chỉ số khác còn rất hạn chế, cụ thể: chưa có các định hướng công nghệ trọng tâm, mang tính thương hiệu của Việt Nam thông qua các dự án nghiên cứu và đầu tư lớn; doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam hiện có mức đầu tư thấp vào phát triển khoa học và công nghệ để đổi mới so với các doanh nghiệp quốc tế. Ngành công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử viễn thông có tỷ lệ nội địa chỉ đạt 15%. So sánh với các nước, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam năm 2023 là 33,2%, năm 2023 là 36,3% (trong khi Trung Quốc là 68%, Thái Lan là 57%).

2. Các công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu

Những doanh nghiệp không thể tự mình định hướng việc CĐS hoặc không biết nên bắt đầu từ đâu và ứng dụng như thế nào thì có thể thuê các bên thứ 3 để tư vấn, mua dịch vụ. Những công ty cung cấp các dịch vụ CĐS điển hình có thể kể đến là FPT Digital, chúng mình, FSI,…

Để biết cụ thể hơn, các bạn tham khảo tại bài viết: Các công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu hiện nay

Đăng bởi: Nguyễn Mại

Từ khoá: Những khó khăn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp

Thủ Tục Làm Hồ Sơ Xin Visa Du Lịch Mỹ Có Khó Không?

Hồ sơ xin visa du lịch Mỹ bắt buộc phải chuẩn bị những giấy tờ gì?

Hồ sơ visa được coi là căn cứ rõ ràng nhất để Đại sứ quán xem xét yêu cầu xin cấp thị thực cho bạn, hay nói cách khác nó đóng vai trò gần như tiên quyết, trong việc xin visa đi Mỹ, Thế nhưng, đây cũng là khâu mà rất nhiều người mắc lỗi, nếu không hiểu biết và nắm chắc các yêu cầu cũng như quy định của cơ quan lãnh sự.

Hồ sơ visa là điều kiện tiên quyết trong việc xin visa Mỹ 

Theo đó, một bộ hồ sơ xin visa Mỹ chuẩn sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

– Hồ sơ nhân thân:

Hộ chiếu hợp lệ còn thời hạn ít nhất 06 tháng, được tính từ ngày sẽ rời khỏi Mỹ và phải còn ít nhất 01 trang trống.

Hộ chiếu cũ (nếu có).

1 ảnh cỡ 5x5cm, lưu ý là ảnh phải được chụp trong thời gian 06 tháng trở lại.

Hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân và giấy đăng ký kết hôn (nếu có)

Biên nhận thanh toán phí xử lý đơn xin visa DS – 160.

Giấy tờ xác nhận nộp tờ khai xin visa không định cư DS – 160 (có mã vạch).

Giấy hẹn phỏng vấn của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

– Hồ sơ công việc:

Nếu bạn là nhân viên cần phải có Hợp đồng lao động hoặc Quyết định bổ nhiệm, hoặc Quyết định tuyển dụng kèm theo bảng lương của 03 tháng gần nhất.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp cần đáp ứng được Giấy phép đăng ký kinh doanh và biên nhận nộp thuế 03 tháng gần nhất.

Nếu là người về hưu cần phải có Sổ hưu, phiếu lĩnh lương hưu hàng tháng. 

– Hồ sơ chứng minh tài chính như:

Sổ tiết kiệm, sao kê số dư tài khoản ngân hàng, giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà cửa, đất đai, ô tô… (tóm lại là những tài sản có giá trị lớn).

Nên lưu ý rằng, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Hoa Kỳ luôn xét duyệt tài chính của những người xin visa Mỹ, nhất là những người tham gia các tour du lịch Mỹ rất kỹ, lý do vì họ muốn bạn phải có tài chính đủ mạnh, để đáp ứng cho chuyến đi du lịch của bản thân.

– Hồ sơ chuyến đi: Với visa du lịch bạn cần có Đơn xin nghỉ phép để đi du lịch, lịch trình du lịch cụ thể,… 

Trên thực tế, những lỗi mà người làm visa du lich My thường mắc phải là chuẩn bị thiếu giấy tờ, các loại giấy tờ không đúng với quy định của cơ quan lãnh sự, hoặc chỉ mang theo bản sao. Trong khi đó, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ chỉ tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ xin visa bản gốc. Bởi vậy nên, nếu không chắc chắn rằng có thể tự mình chuẩn bị được một bộ hồ sơ xin visa trọn vẹn đầy đủ, bạn nên liên hệ với các công ty tour du lich My để nhờ hỗ trợ và làm hồ sơ.

Xin visa du lịch Mỹ – lưu ý về quá trình phỏng vấn 

Trước ngày phỏng vấn 1 – 2 ngày, hãy tham khảo các câu hỏi bạn có thể sẽ gặp phải và tập phản xạ một cách tự nhiên, lưu loát, hãy nhớ là trả lời thật ngắn gọn, rõ ràng, vì bạn chỉ có 5 phút, đừng vòng vo, khó hiểu, sẽ khó có cơ hội đậu.

Về trang phục, nên thật lịch sự và gọn gàng, để Viên chức Lãnh sự có cái nhìn thiện cảm về bạn, tránh ăn mặc quá cầu kỳ, diêm dúa, hay luộm thuộm vì điều đó tạo ấn tượng không tốt về hình ảnh của bạn. 

Hãy bình tĩnh, tự tin và trả lời thật rõ ràng trong quá trình phỏng vấn bạn mới có cơ hội đậu cao hơn 

Trong quá trình vấn đáp, bạn có thể trả lời bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, miễn là bạn thấy thoải mái lưu loát, logic nhau và phải thống nhất chung một ngôn ngữ từ đầu đến cuối. Hãy thật bình tĩnh, tự tin, chủ động để đưa ra những giấy tờ chứng minh rằng, bạn có ràng buộc tại Việt Nam.

Ngay sau cuộc phỏng vấn bạn đã biết mình đậu hay chưa, nếu nhận được tờ giấy màu xanh thì bạn đã xin visa thành công, ngược lại nếu nhận được tờ giấy màu trắng thì xin chia buồn.

Thời gian cấp visa du lịch Mỹ mất bao lâu? 

Thông thường, tùy vào mục đích chuyến đi và các loại hồ sơ, bạn sẽ nhận được yêu cầu cung cấp thời gian xin visa du lịch có thể thay đổi linh hoạt. Như đã trình bày ở trên, ngay sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn sẽ nhận được kết quả Visa Mỹ. Nếu như đạt, bạn sẽ được giữ lại hộ chiếu, đồng thời sẽ được nhận visa ngay 2 – 3 ngày sau hôm phỏng vấn bằng đường chuyển phát.

Tóm lại, so với việc xin visa đi các quốc gia khác thì quy trình này là khá nhanh và chuyên nghiệp. Thông thường, mỗi người sẽ mất khoảng từ 10 – 12 ngày, tính cả thời gian chuẩn bị hồ sơ để nhận được Visa du lịch Mỹ.

Tour du lịch Mỹ

Nếu chưa tự tin về việc mình có thể chuẩn bị hồ sơ xin visa trọn vẹn, bạn có thể liên kết với các tour du lịch Mỹ để được hỗ trợ,…Hiện nay, với sự phát triển của dịch vụ thương mại, bạn có thể liên kết với các công ty chuyên tổ chức các tour du lịch Mỹ để có sự hỗ trợ dễ dàng hơn về việc xin visa du lịch Mỹ. Bên cạnh đó, cũng có thể tham khảo một số tour Mỹ giá rẻ nhưng chất lượng để cân đối và tiết kiệm tài chính hơn cho hành trình khám phá vùng đất cờ hoa của mình. 

Đăng bởi: Vân I’m

Từ khoá: Thủ tục làm hồ sơ xin visa du lịch Mỹ có khó không?

Chuyển Đổi Số Trong Y Tế Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Chuyển Đổi Số Trong Y Tế

Chuyển đổi số trong y tế là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số (CĐS) trong y tế. Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, kéo theo đó là sự phát triển, hoàn thiện của các dịch vụ an sinh, trong đó quan trọng nhất phải kể đến ngành y tế. Sức khỏe luôn là vấn đề được người dân quan tâm hàng đầu. Dần dần những phương pháp truyền thống được thay thế, hiện đại hóa bằng những ứng dụng công nghệ. Đó chính là những bước đầu của việc CĐS.

1. Chuyển đổi số trong y tế là gì?

Chuyển đổi số trong y tế là sự chuyển đổi các phương thức hoạt động, quản lý,… và ứng dụng công nghệ vào các giai đoạn. Nhờ vậy các hoạt động khám, chữa bệnh,… có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo an toàn,…

Để hiểu thêm về chuyển đổi số, mời các bạn tham khảo bài viết: Chuyển đổi số là gì? Các khái niệm về chuyển đổi số bạn cần biết.

Ví dụ chuyển đổi số trong y tế

Ngành y tế đã dần thực hiện việc CĐS từ những năm gần đây và mang lại hiệu quả rõ rệt. Cụ thể:

Bộ Y tế khai trương Cổng công khai y tế để người dân và DN tra cứu các thông tin về giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá vật tư y tế, giá sinh phẩm chẩn đoán, giá khám chữa bệnh. 99,5% các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam được đánh giá là bước chuyển đáng kể của y tế.

Nhiều bệnh viện ứng dụng công nghệ vào trong khám chữa bệnh

Ngày 25/9/2023 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức lễ khánh thành 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa -Telehealth, một bước tiến quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe của người dân. Trong công tác phòng chống, dịch Covid-19, 2 năm qua, ngành y tế đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như đã triển khai các phần mềm khai báo y tế tự nguyện (NCOVI), khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), Bluezone, An toàn Covid-19…

Một ví dụ khác là ứng dụng công nghệ AI. Chatbots và trợ lý y tế ảo là một công nghệ dựa trên AI khác mà bệnh nhân đang trở nên quen thuộc. Chatbots có thể đảm nhiệm vô số vai trò từ đại diện dịch vụ khách hàng đến các công cụ chẩn đoán và thậm chí là nhà trị liệu . Tính linh hoạt của chúng đang được chuyển thành các khoản đầu tư lớn. Thị trường chatbots chăm sóc sức khỏe toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 314,3 triệu đô la vào năm 2023 từ mức 122 triệu đô la vào năm 2023. Trước đây bệnh nhân ung thư từng được điều trị bằng phương pháp cắt cookie với tỷ lệ thất bại cao. Giờ đây, nhờ khả năng nhận dạng mẫu phức tạp của AI, những bệnh nhân này có quyền truy cập vào các liệu pháp cá nhân hóa phù hợp với cấu trúc gen và lối sống của họ.

2. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong y tế

Chuyển đổi số trong ngành y tế đóng vai trò quan trọng, cần thiết và là xu thế chung. Việc đổi mới này mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cả chính phủ.

Chuyển đổi số trong y tế đóng vai trò cần thiết

Hệ thống lưu trữ toàn bộ lịch sử khám của bệnh nhân, giúp bác sĩ biết thông tin về bệnh lý của người bệnh, để KCB được chính xác và hiệu quả. Toàn ngành khẳng định chuyển đổi số trong y tế là bắt buộc, là xu hướng chung của tất cả quốc gia, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ trong KCB. Các phòng khám tư nhân cũng không nằm ngoài luồng xu hướng, cần phải ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, thăm khám và điều trị để mang lại sự hài lòng cao nhất cho người bệnh.

Việc ứng dụng phần mềm quản lý phòng khám sẽ hỗ trợ các cơ sở KCB tư nhân trong quản lý toàn diện hoạt động. Phòng khám thông minh không cần phải tốn quá nhiều chi phí, sức lực để vận hành, mà thông qua việc sử dụng công nghệ để mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động KCB, đem đến sự hài lòng cho người bệnh.

Bên cạnh đó, việc chuyển đổi này còn biến những điều không thể thành có thể.

Cách thức lãnh đạo, quản lý công việc trong ngành y thời gian tới sẽ chính xác, kịp thời và hiệu quả hơn nhờ nền tảng công nghệ số. Không chỉ vậy, việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế sẽ được chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang phương thức dựa trên nền tảng công nghệ số. Điều này góp phần đẩy mạnh việc cung cấp và tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.

Chuyển đổi số trong ngành y còn tác động tới cách thức làm việc, giao tiếp của đội ngũ cán bộ, thầy thuốc và người lao động, chuyển đổi phương thức làm việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số, từ đó hình thành nên người thầy thuốc số.

Trong đại dịch Covid-19, nhờ việc hội chẩn, điều trị online, bệnh nhân là một phi công nước ngoài tưởng không qua khỏi nhưng đã trở lại được cuộc sống bình thường. Từ đại dịch này, chúng ta đã học được cách làm việc online trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là việc áp dụng công nghệ số để chẩn đoán, tư vấn và điều trị từ xa. Nhờ hệ thống này mà các bệnh nhân ở những quần đảo ngoài xa cũng có thể được cấp cứu kịp thời.

Đăng bởi: Hà Ngọc

Từ khoá: Chuyển đổi số trong y tế là gì? Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong y tế

Đi Du Lịch Thái Lan Có Cần Visa Không?

————————————————————————————————————-

Du lịch Thái Lan – Là đất nước láng giềng của Việt Nam, với khoảng cách địa lý không xa cộng với chi phí du lịch không quá đắt đỏ đã khiến cho Thái Lan trở thành vùng đất thu hút hàng nghìn khách du lịch quốc tế, không ngoại trừ Việt Nam.

Đi du lịch Thái Lan có cần visa không? 

Du lịch Thái Lan có cần xin visa?

Được biết, theo chính sách thỏa thuận Việt Nam và Thái Lan sẽ miễn visa song phương nên khách Việt khi tham gia tour du lịch Thái Lan sẽ được miễn visa với thời gian lưu trú dưới 30 ngày.

Thủ tục xin Passport (Hộ chiếu)

Hộ chiếu hay còn gọi là Passport, là một loại giấy tờ quan trọng do một chính phủ cấp cho công dân nước mình như một giấy phép được quyền xuất cảnh và được quyền nhập cảnh tại nước ngoài. Thủ tục xin Passport sẽ được tiến hành khi bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

– Mẫu tờ khai xin cấp hộ chiếu phổ thông (Mẫu X01).

– Ảnh 4×6 phông nền trắng.

– Sổ hộ khẩu của người xin cấp hộ chiếu.

– Sổ tạm trú KT3. Trường hợp này dành riêng cho người làm hộ chiếu là người ngoại tỉnh, không có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó.

– Bản gốc chứng minh nhân dân của người xin cấp hộ chiếu. Sau đó nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ hộ chiếu tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố.

– Thời gian hoàn thành hộ chiếu: Không quá 14 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ trừ ngày nghỉ lễ.

– Lệ phí làm hộ chiếu: 200.000 đồng.

Làm thủ tục nhập cảnh, vé máy bay đầy đủ hoàn tất tại sân bay

Thủ tục nhập cảnh Thái Lan

Hồ sơ nhập cảnh du lịch Thái Lan bao gồm:

– Vé máy bay khứ hồi đi Thái Lan hoặc đi tiếp nước thứ 3.

– Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng.

– Xác nhận đặt phòng khách sạn.

– Bản sao chứng minh nhân dân.

– Bản kế hoạch du lịch chi tiết tại Thái Lan.

Nếu bạn đi du lịch tự túc thì việc nhập cảnh sẽ có phần khó khăn hơn. Vì trường hợp người Việt sang Thái lao động bất hợp pháp là quá nhiều và để hạn chế trường hợp này, Thái Lan rất dè dặt với việc cấp giấy phép nhập cảnh cho người Việt.

Thủ tục xuất cảnh tại Thái Lan

Khi rời Thái Lan bạn cần xuất trình tờ khai cùng với hộ chiếu, nhân viên hải quan sẽ đóng dấu xác nhận ngày về vào hộ chiếu và phần tờ khai sau đó trả lại cho bạn.​

Những lưu ý trong quá trình làm thủ tục tour du lịch Thái Lan

– Khai báo ngoại tệ. Nếu bạn mang số tiền ngoại tệ vượt quá 20.000 USD hoặc tài sản tương đương khi nhập cảnh Thái Lan, bạn phải thực hiện kê khai số ngoại tệ với cán bộ hải quan. Nếu không kê khai khi bị phát hiện bạn sẽ phải đối mặt với mức phạt khá cao vì đây được xem là một tội danh hình sự.

Khai báo ngoại tệ khi du Thái Lan là điều rất cần để bảo vệ sự an toàn của bạn

– Chỉ mang tối đa 500.000 THB. Đối với đồng Baht tiền tệ của Thái Lan, khách du lịch Thái Lan chỉ có thể mang tổng số tiền không vượt quá 500.000 THB lúc nhập cảnh Thái Lan, và không vượt quá THB 50.000 lúc xuất cảnh. Nếu vượt quá số tiền này bạn phải khai báo với cán bộ hải quan hoặc trao đổi tiền tệ trước khi rời khỏi Thái Lan.

– Điền đầy đủ thông tin khi nhập cảnh. Khi bay tới Bangkok, tiếp viên hàng không sẽ phát cho hành khách tờ khai nhập cảnh. Bạn chú ý hãy điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, đặc biệt là phần Departure với thông tin về ngày bay về và số hiệu.

– Điền thông tin khách sạn. Đối với thông tin lưu trú bạn cần ghi rõ ở khách sạn nào, địa chỉ ở đâu.

Với những thông tin trên mong rằng bạn trang bị cho mình những hành trang đầy đủ hơn cho tour du lịch Thái Lan đầy đủ, suôn sẻ và trọn vẹn nhất, với sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình khám phá đất nước Thái Lan nổi tiếng với những ngôi chùa vàng.

Vì Sao Xin Visa Đi Mỹ Lúc Rất Dễ, Khi Cực Khó?

Những tiết lộ thú vị của ông Phạm Anh Khoa, Giám đốc Học viện Yola, chuyên tổ chức đào tạo tiếng Anh và tư vấn du học, xung quanh việc xin visa Mỹ.

Ông Phạm Anh Khoa là một trong những người sáng lập tổ chức VietAbroader (tổ chức do sinh viên Việt Nam tại Hoa Kỳ thành lập và điều hành), chuyên hỗ trợ học sinh đi du học Mỹ. Bản thân ông Khoa đã có 6 lần xin visa không di dân Mỹ (du học, du lịch, công tác).

“Vì yếu tố chủ quan, nói nôm na là “hên xui”, của việc xin visa đi Mỹ nên đôi khi có trường hợp rất khó giải thích“, ông Khoa bắt đầu câu chuyện.

Xin visa Mỹ là… hên xui

Tôi biết một ông giám đốc đại diện cho công ty Mỹ ở Việt Nam, thu nhập rất cao, làm việc ở công ty đó một thời gian dài, thường xuyên qua Mỹ công tác và du lịch như cơm bữa.

Thế nhưng, con gái của ông ấy xin visa du lịch hay du học qua Mỹ đều rớt và rớt tổng cộng 5 lần, đến giờ vẫn… ở Việt Nam!

Một buổi tư vấn du học và xin visa tại Lãnh sự quán Mỹ ở chúng tôi – Ảnh: Hoàng Quyên

Nhưng cũng có trường hợp ngược lại. Một học sinh đi học đại học trễ 5 năm, ba mẹ đều làm nghề nông ở quê, có anh trai đang học ở Mỹ. Em học sinh này xin visa lần đầu rớt nhưng khi xin lại lần thứ hai thì đậu liền.

Khi tôi xin visa sang Mỹ du học lần đầu tiên, mọi thứ khá thuận lợi, vì tôi có học bổng toàn phần từ trường đại học Mỹ.

Không có chuyện bảo đảm 100% xin được visa Mỹ

Trong khi đó, đối với visa Mỹ, hồ sơ sơ khảo chỉ cần nộp qua mạng, còn tất cả giấy tờ tài chính được mang trực tiếp đến phòng phỏng vấn. Chính vì vậy, nhân viên lãnh sự phỏng vấn xin visa Mỹ có một áp lực rất lớn là phải ra quyết định trong một thời gian rất ngắn với những thông tin về gia đình, về tài chính chưa được kiểm chứng kỹ.

Khi phỏng vấn, người xin visa cũng chỉ có vài phút, và tất cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, thái độ…) sẽ được phân tích sát sao. Chỉ cần có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi ngờ nào, dù là vô tình hay cố ý, khả năng rớt visa sẽ… rất cao.

Chưa kể, để được cấp visa, người nộp đơn phải chứng tỏ được rằng họ không có ý định định cư tại Mỹ. Để chứng minh được điều này thì cần chứng minh những ràng buộc tại Việt Nam về khía cạnh gia đình, tài chính, công việc, học hành, hoặc tương lai sự nghiệp. Mỗi cá nhân với từng hoàn cảnh riêng sẽ có câu trả lời và cách chứng minh riêng cho mình, không ai giống ai.

Chính vì hai lý do trên, quyết định cấp xét xin visa Mỹ mang tính chủ quan, khó lường… Bất cứ cá nhân hay tổ chức nào tuyên bố có thể đảm bảo về kết quả xin visa Mỹ thì hoặc là khoác lác hoặc là mờ ám như vụ “bán” visa gần đây.

Visa du lịch ngắn hạn sẽ bị siết chặt

Theo như thông tin ghi trong tài liệu 28 trang cáo buộc ông Michael Sestak mà tôi có được thì các trường hợp vi phạm đang được điều tra đều là visa du lịch, cụ thể là một số cá nhân muốn qua Mỹ bằng visa du lịch để sau đó tìm cách trốn ở lại Mỹ.

Vì vậy, theo tôi, tình hình xin visa du lịch ngắn hạn trong thời gian trước mắt sẽ bị siết chặt hơn, còn visa du học sẽ ít bị ảnh hưởng.

Phụ huynh tìm hiểu về việc sinh hoạt, học tập ở Mỹ tại Lãnh sự quán Mỹ (TP.HCM) – Ảnh: Hoàng Quyên

Cá nhân tôi đánh giá, khi người Việt Nam qua Mỹ du lịch hay du học, coi như họ đã đóng góp cho nước Mỹ rất nhiều ngoại tệ cũng như tài năng. Vì vậy, cho dù có thể có những lùm xùm trong ngắn hạn, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như các bộ phận lãnh sự ở Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để bảo đảm những trường hợp xin visa chính đáng được cấp visa, vì đó cũng là quyền lợi của Mỹ.

Theo tôi quan sát thì tình hình cấp visa không di dân Mỹ ở Việt Nam tăng trưởng lạc quan trong thời gian ba năm vừa qua. Theo thống kê cung cấp bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, số lượng visa B1 và B2 (dành cho mục đích công việc, tham quan, du lịch…) cấp cho công dân Việt Nam tăng mạnh từ 31.679 trường hợp trong năm 2010 lên đến 41.730 trường hợp trong năm 2012.

Nếu hồ sơ bạn chính xác, chân thành mà bị rớt thì vẫn còn khả năng xin phỏng vấn lại lần thứ 2, lần thứ 3…

Nhưng nếu bạn gian dối, như gần 100 cá nhân trong vụ Michael Sestak, thì cánh cửa đi Mỹ sẽ đóng vĩnh viễn.

Số lượng visa F-1 (dành cho học sinh có nhu cầu du học tại Mỹ trên 1 năm) cũng tăng từ con số 8.681 vào năm 2010 lên 10.343 trong năm 2012.

Trước khi có vụ gian lận cấp visa của ông Sestak thì cũng từng xảy ra các vụ gian lận visa ở những văn phòng lãnh sự Mỹ ở các thành phố khác trên thế giới.

Và cho dù như vậy, có một điều chắc chắn là những luật lệ, điều khoản về xin visa Mỹ vẫn giữ nguyên.

Tuy nhiên, một việc có thể thay đổi ở Việt Nam đó là các nhân viên lãnh sự sẽ phân tích, soi xét hồ sơ kỹ hơn, và sếp của các nhân viên này cũng sẽ quản lý, kiểm tra các nhân viên sát sao hơn.

Vì vậy, tôi khuyên tất cả những người chuẩn bị xin visa du học hay du lịch gạt bỏ ý nghĩ gian dối, gian lận hồ sơ.

Cứ 3 người xin, 1 người rớt

Nhờ quá trình điều tra vụ án gian lận visa của ông Michael Sestak mà con số thống kê thú vị về tỷ lệ từ chối visa, vốn được bảo mật cẩn thận, của Lãnh sự quán Mỹ ở chúng tôi được tiết lộ.

Cụ thể là từ ngày 1.5.2012 đến ngày 6.9.2012, Lãnh sự quán Mỹ ở chúng tôi đã chấp nhận 20.362 visa không di dân và từ chối 11.024 visa không di dân, nghĩa là tỷ lệ từ chối khoảng 35,1%.

Trái với nhiều tin đồn là hầu hết người xin visa Mỹ đều rớt, con số 35,1% nói lên một sự thật là, nếu nhìn tình hình một cách tổng thể công bằng, thì cứ 3 người xin visa du lịch hay du học Mỹ có xấp xỉ 2 người đậu, 1 người rớt.

Nguồn từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tổng số visa không di dân cấp cho người dân Việt Nam từ khoảng 13.000 trường hợp năm 2000, đã tăng lên khoảng 58.000 trường hợp vào năm 2012. Liên tiếp 3 năm 2010, 2011, 2012, tổng số visa không di dân tăng liên tục, lần lượt là 46.000, 50.000 và 58.000.

Vì vậy mọi người hãy cứ bình tĩnh, tự tin và chân thành khi xin visa, theo ông Phạm Anh Khoa.

Đăng bởi: Ngọc Nguyễn

Từ khoá: Vì sao xin visa đi Mỹ lúc rất dễ, khi cực khó?

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyển Đổi Visa Ở Nhật Có Khó Không? trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!