Xu Hướng 9/2023 # Chùa Hộ Quốc – Ngôi Thiền Viện Tâm Linh Nổi Tiếng Tại Đảo Ngọc # Top 18 Xem Nhiều | Hsnf.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Chùa Hộ Quốc – Ngôi Thiền Viện Tâm Linh Nổi Tiếng Tại Đảo Ngọc # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chùa Hộ Quốc – Ngôi Thiền Viện Tâm Linh Nổi Tiếng Tại Đảo Ngọc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chùa Hộ Quốc được ví như chốn bồng lai tiên cảnh tại hòn đảo Phú Quốc. Sở hữu phong cảnh tuyệt đẹp, đây là điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách lựa chọn để tham quan, chiêm bái.

Du lịch Phú Quốc thường được biết đến với trải nghiệm vùng biển đảo. Tuy nhiên, đến với chùa Hộ Quốc, du khách không chỉ được ngắm cảnh thiên nhiên rộng lớn mà còn có cơ hội tìm hiểu những kiến trúc độc đáo. Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất tại Phú Quốc nói riêng và vùng Tây Nam Bộ nói chung.

1. Chùa Hộ Quốc ở đâu? 

Địa chỉ Chùa Hộ Quốc tọa lạc tại ấp Suối Lớn, thuộc địa phận xã Dương Tơ, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang. Ngôi chùa còn có tên gọi đặc biệt khác là thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc. Địa chỉ này khá gần với sân bay Phú Quốc, chỉ cách khoảng 10km, và cách trung tâm thị trấn Dương Đông khoảng 20km.

Giờ mở cửa chùa Hộ Quốc là 6:00 – 18:00 hằng ngày. Công trình được xây dựng từ năm 2011 và khánh thành vào cuối năm 2012, chiếm khoảng 20% diện tích của khu du lịch Phú Quốc. Tổng kinh phí xây dựng chùa Hộ Quốc lên tới hơn 100 tỷ đồng. Với vị thế tựa núi, hướng biển, đây là điểm du lịch tâm linh, vãn cảnh lý tưởng nhất trên bản đồ du lịch Phú Quốc.

2. Lịch sử chùa Hộ Quốc

Ý nghĩa tên chùa Hộ Quốc là điều mà khá nhiều du khách thắc mắc khi đặt chân đến tham quan ngôi chùa này. Theo thuyết minh chùa Hộ Quốc Phú Quốc thì cái tên này được đặt với ý nghĩa là hỗ trợ quốc gia về mặt biên ải, trấn giữ bờ cõi.

Lịch sử chùa Hộ Quốc gắn liền với từng mốc thời gian cụ thể như sau:

14/10/2011: chùa được khởi công xây dựng trong khu du lịch có diện tích 110ha. Diện tích chùa chiếm 12%. 

14/12/2012: khánh thành chùa Hộ Quốc sau 14 tháng xây dựng. 

Năm 2013 – 2014: chùa tiếp tục được đầu tư xây dựng thêm những hạng mục khác nhằm tăng thêm mỹ quan chùa, thu hút một lượng lớn khách du lịch hằng năm. 

3. Khám phá kiến trúc chùa Hộ Quốc Kiên Giang  3.1. Chiêm ngưỡng lối kiến trúc thời Lý – Trần 

Nếu đọc review chùa Hộ Quốc trước khi khởi hành, chắc chắn bạn được giới thiệu qua về kiến trúc thời Lý – Trần độc đáo của ngôi chùa này. Điều làm nên sự độc đáo của kiến trúc xuất phát từ nguyên vật liệu được sử dụng để xây chùa. Cụ thể, chùa Hộ Quốc Phú Quốc Kiên Giang được tạo nên từ các cột gỗ lim. Loại gỗ này được chọn lọc kỹ, có tuổi thọ cao, độ bền lên tới 1000 năm.

3.2. Quần thể chùa đa dạng, độc đáo

Cổng Tam quan: Để có thể bước vào chùa Hộ Quốc, du khách cần đi qua cổng Tam quan. Cổng được thiết kế bao gồm 3 phần: cổng chính Cửa Địa Giác, cổng trái Cửa Bắt Nhị, cổng phải Cửa Giải Thoát. 

Sân thiên tỉnh: Bước qua cổng là không gian sân thiên tỉnh rộng rãi với nhiều cây xanh thoáng mát. Chính giữa phần sân là tượng Phật ngọc có chiều cao gần 3 mét. Tượng Phật ngọc chùa Hộ Quốc được tạo nên từ ngọc màu cẩm thạch vô cùng đẹp mắt. Từng chi tiết ở tượng cũng được chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ. 

Chính điện: Từ tượng Phật để đi lên chính điện cần đi qua 70 bậc thang. Lối đi gây ấn tượng bởi 4 con rồng tạc đá mang đậm nét phong cách thời Trần. Quanh khu vực chính diện là bức tượng đá có 18 vị La Hán. Tại đây, bạn còn có cơ hội được chiêm ngưỡng nhiều bức phù điêu đẹp mắt về lịch sử. 

Nhà thờ tổ: Nếu bạn còn băn khoăn chùa Hộ Quốc Phú Quốc thờ ai thì có thể ghé qua nhà thờ tổ. Đây là nơi thờ Tam thánh tổ (Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang). 

4. Các hoạt động tại chùa Hộ Quốc

Những chuyến du lịch Phú Quốc tự túc thường liên kết lịch trình du lịch biển đảo và du lịch tâm linh. Vì vậy, chùa Hộ Quốc là một trong những điểm đến được khá đông khách du lịch trong và ngoài nước lựa chọn.

Đến với ngôi chùa này, điều đầu tiên mà bất kỳ ai cũng có thể chứng kiến được đó là cảnh quan tuyệt đẹp. Từ khu vực chùa, bạn có thể chiêm ngưỡng được biển cả mênh mông trước mắt, phía sau là rừng núi xanh tươi tuyệt đẹp. Sự thanh bình của không gian chùa tạo cho du khách cảm giác nhẹ nhõm, bình an.

Ngoài ra, khi đến đây, hoạt động chiêm bái là trải nghiệm không thể bỏ lỡ. Bạn có thể chuẩn bị đồ lễ để cầu mong cho những điều tốt lành, đồng thời bày tỏ sự thành kính, tri ân đối với những người có công với đất nước.

5. Nên tới chùa Hộ Quốc Phú Quốc vào thời điểm nào?  6. Gợi ý đường đi chùa Hộ Quốc Phú Quốc

Từ sân bay Phú Quốc: Từ xa lộ Phú Quốc rẽ  phải vào đường Nguyễn Văn Cừ, đi tiếp khoảng 9km. Tại khúc cua, bạn quay đầu đi tiếp khoảng 3km sẽ đến chùa Hộ Quốc. 

Từ thị trấn Dương Đông: Xuất phát theo đường Cách mạng tháng 8, đi khoảng 200m rẽ vào đường Dương Đông hoặc đường DT45. Di chuyển thêm 2km sẽ đến đường TL47. Lúc này, bạn đi thẳng khoảng 8km sẽ đến vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và đi tiếp khoảng 11km. Sau khi đến khu nghỉ dưỡng Montana thì đi tiếp khoảng 1.5km sẽ đến chùa Hộ Quốc. 

Từ Bắc đảo Phú Quốc: Nếu đi theo tuyến đường này, khoảng cách sẽ khá xa, chừng 50km. Du khách nên đi theo hướng Cửa Cạn Gành Dầu khoảng 20km rồi rẽ vào đường TL47. Đi tiếp tuyến đường này khoảng 8km. Tại vòng xuyến đi ra theo lối ra thứ 2 vào đường DT46. Lúc này bạn đi tiếp khoảng 12.5km là đến chùa. 

7. Đến chùa Hộ Quốc ở Phú Quốc cần lưu ý điều gì? 

Chùa mở cửa tự do, phục vụ du khách đến chiêm bái vãn cảnh. Do đó, bạn nên giữ trật tự, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của chùa và các du khách khác. 

Nên lựa chọn trang phục lịch sự khi tham quan chùa. 

Trong khuôn viên chùa, không nên đùa giỡn, đặc biệt là tại chính điện. 

Nếu đến vãn cảnh, bạn nên đến vào sáng sớm hoặc xế chiều, nên mang theo máy ảnh, ống nhòm để có thể thoải mái ngắm cảnh. 

Bạn có thể chuẩn bị thêm ô, nón, kem chống nắng nếu đến chùa Hộ Quốc vào buổi trưa. 

Chùa có bãi đỗ xe ô tô, nên bạn có thể thoải mái di chuyển theo phương tiện nào thuận lợi nhất. 

Không xả rác bừa bãi, ảnh hưởng đến cảnh quan chung của chùa. 

8. Các điểm du lịch gần chùa Hộ Quốc

Cảnh đẹp Phú Quốc được tạo nên từ rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Nếu có dịp đến thăm chùa Hộ Quốc, du khách nên kết nối với các điểm đến lân cận để có thể khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của hòn đảo này.

8.1. Nhà tù Phú Quốc

Địa chỉ: Tọa lạc tại số 350 đường Nguyễn Văn Cừ, thuộc địa phận xã An Thới, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang. 

Nhà tù Phú Quốc là di tích lịch sử cấp quốc gia từng giam giữ hơn 32.000 tù binh. Đến tham quan địa điểm này, bạn sẽ được lắng nghe nhiều câu chuyện lịch sử ý nghĩa và cảm nhận rõ hơn về sự tàn khốc của chiến tranh.

8.2. Dinh Cậu Phú Quốc

Địa chỉ: Tọa lạc tại khu phố 2, địa phận của thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang. 

Dinh Cậu Phú Quốc cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại đảo Ngọc. Du khách và người dân địa phương thường đến đây để cầu bình yên, thăng tiến. Dinh Cậu thờ cậu Tài, cậu Quý và Chúa Ngọc nương nương. Dinh tọa lạc ở một ghềnh đá hướng biển, là nơi để du khách thấy được sự hùng vĩ, tuyệt đẹp của thiên nhiên, biển cả.

8.3. Làng Chài Hàm Ninh 

Địa chỉ: Nằm trên địa phận xã Hàm Ninh, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang. 

8.4. Bãi Khem

Địa chỉ: Phía Nam của huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang. 

Bãi Khem Phú Quốc hay còn có một cái tên khác là bãi Kem. Địa điểm này được xem là điểm du lịch lý tưởng nhất tại Kiên Giang bởi hội tụ nhiều bãi tắm đẹp. Đây cũng là nơi được bình chọn là top 50 bãi biển đẹp nhất thế giới. Một vùng biển lý tưởng ngay gần chùa Hộ Quốc thì thật sự không có lý do gì để bỏ qua.

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất

Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl

Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

Đăng bởi: Phùng Hiền

Từ khoá: Chùa Hộ Quốc – Ngôi thiền viện tâm linh nổi tiếng tại đảo ngọc

Chùa Long Tiên Hạ Long: Độc Đáo Ngôi Chùa Cổ Tâm Linh Ở Quảng Ninh

Nội dung chính

1. Đôi nét về Chùa Long Tiên Hạ Long

Địa chỉ:

Chùa Long Tiên, Lê Quý Đôn, Phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, Quảng Ninh

Chùa Long Tiên là ngôi chùa lớn nhất tại thành phố Hạ Long. Là một di tích lịch sử quốc gia được Bộ Văn hóa – Thể thao công nhận. Chùa là một địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ khi tới Quảng Ninh nói chung và Hạ Long nói riêng.

@lolalissimo

Chùa Long Tiên được xây dựng vào năm 1941 và theo hệ phái Bắc Tông. Chùa thờ các vị an thần và các tướng thời Trần có đóng góp lớn với đất nước. Với tuổi đời gần 8 thập kỷ, ngôi chùa là điểm đến tâm linh cực của các tăng ni, phật tử và du khách trong và ngoài nước.

2. Chùa Long Tiên: Địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Quảng Ninh

Là điểm di tích lịch sử – danh thắng nổi tiếng, chùa Long Tiên gây ấn tượng bởi vẻ đẹp nghiêm trang, cổ kính, phong trần theo thời gian. Ngự tại chân núi Bài Thơ nổi tiếng với vẻ đẹp hùng vĩ. Chùa được thiên phú khung cảnh hữu tình với dãy núi trùng điệp, làm nao lòng bao du khách đường xa.

@highsocietyhobo

Điểm độc đáo nhất của chùa Long Tiên là trong các đường nét kiến trúc và điêu khắc. Tham quan chùa, bạn dễ dàng nhận thấy những nét họa tiết, hoa văn rồng bay phượng múa, hoa lá cách điệu. Và kiểu chồng giường giá chiêng nổi bật của thời Nguyễn.

@ogla_grisane

Trên đỉnh Tam quan là tượng Phật A Di Đà trong tư thế ngồi, dưới có gác chuông với dòng chữ “Long Tiên Tự” nổi bật. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các vị tướng nhà Trần. Bên trái chính điện thờ cung Tam Phủ Thánh Mẫu.

3. Lễ hội Chùa Long Tiên: Lễ hội tâm linh nổi bật Quảng Ninh

Hằng năm, cứ xuân về, Quảng Ninh vào mùa trẩy hội. Chùa Long Tiên lại đón vô vàn tăng ni, phật tử và du khách thập phương. Trước khi hành hương về Yên Tử linh thiêng hay tới hội Đền Cửa Ông. Ai cũng mong muốn được dâng hương, tỏ lòng thành tại Long Tiên Tự trước.

@lynkbiii

Theo truyền thống hằng năm, Lễ hội chùa Long Tiên Hạ Long được tổ chức vào 24/3 Âm Lịch. Tham dự lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng màn rước kiệu hoành tráng. Lễ rước kiệu xuất phát từ chùa, qua đền Ðức Ông, đến đền thờ An Dương Vương và cuối cùng quay lại chùa.

4. Các điểm đến tâm linh nổi tiếng khác ở Quảng Ninh Chùa Yên Tử

Địa chỉ: xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh

Nhắc đến các điểm đến tâm linh nổi tiếng ở Quảng Ninh, sẽ là một thiếu sót lớn nếu bỏ qua chùa Yên Tử. Tọa lạc trên núi Yên Tử thuộc dãy Đông Triều, nơi đây được mệnh danh là Kinh đô Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, chùa còn là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử sáng lập bởi vị vua đời Trần nổi tiếng Trần Nhân Tông.

@k.h.i.n

@tung_anh_1987

Chùa Yên Tử là một cụm di tích lịch sử bao gồm các hệ thống chùa chiền cổ kính, linh thiêng. Nổi bật nhất là Chùa Đồng trên đỉnh thiêng Yên Tử được hoàn thiện từ đồng nguyên chất. Đặc biệt, trên chùa còn có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng đúc lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh đó, chùa Yên Tử còn nổi tiếng với mùa lễ hội lớn vào ngày 10/1 Âm lịch hằng năm.

Chùa Ba Vàng

Địa chỉ: Chùa Ba Vàng, đường Quang Trung, TP. Uông Bí, Quảng Ninh

Từ chùa Long Tiên Hạ Long đi về hướng Nam khoảng 45km, Chùa Ba Vàng, hay chùa Bảo Quang, là một trong những điểm du lịch tâm linh, ngôi chùa nổi tiếng ở Quảng Ninh. Tọa lạc trên lưng chừng núi Thành Đằng, chùa sở hữu độ cao 340m so với mực nước biển. Đồng thời, chùa đạt kỷ lục là ngôi chùa có chánh điện lớn nhất Việt Nam.

Ảnh: Phuong Anh Nguyen

Không chỉ là nơi thờ cúng linh thiêng, Chùa Ba Vàng còn thu hút khách thập phương bởi cảnh sắc thiên nhiên bên biển bên núi đẹp ngút ngàn. Đặc biệt, sau nhiều lần trùng tu, chùa càng thêm hoành tráng, hấp dẫn. Trong có có nhiều điểm checkin cháy máy như “Cầu Mây” trên Đại Bảo Tháp, Đài Phun Nước, Chính điện trên núi.

Chùa Cái Bầu

Địa chỉ: ĐT334, Hạ Long, Vân Đồn, Quảng Ninh

Nằm cách chùa Long Tiên khoảng 60km, Chùa Cái Bầu, hay Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm, được khánh thành vào năm 2009. Tuy không sở hữu lịch sử lâu đời như các ngôi chùa khác ở Quảng Ninh, chùa vẫn điểm đến tâm linh hấp dẫn nhờ phong cảnh hữu tình với view “tựa núi, nhìn sông”.

@lannphuonng

@wupinglai

Tọa lạc ở độ cao lưng chừng núi, chùa Cái Bầu toát lên vẻ nghiêm trang, thanh tịnh. Đến lễ bái, tham quan vãn cảnh chùa, bạn như được lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Nơi mà con người có thể được gột sạch bụi trần và thả hồn vào không khí an yên, tĩnh lặng nơi đây.

Đền Cửa Ông

Địa chỉ: Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh

Đền Cửa Ông là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Quảng Ninh. Ngự trên lưng chừng núi trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ, đền được thiên phú cho vẻ đẹp hài hòa với non nước hữu tình. Đồng thời, ngôi đền còn gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc – nơi thờ các vị anh hùng tài ba thời Trần và Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.

@dyhien

@cochuhuji_299

Song hành với sự trường tồn của di tích lịch sử hào hùng này là lễ hội đền cử ông vào ngày 3/2 Âm lịch. Được tổ chức 2 năm một lần, những ngày này, các tăng ni, phật tử thập phương lại đổ về đền lễ bái, thờ phụng. Đền vốn thu hút đông đảo khách tham quan nay lại càng thêm náo nhiệt, đông đúc.

Bài viết bạn quan tâm:

Đăng bởi: Lê Hồ Nam

Từ khoá: Chùa Long Tiên Hạ Long: Độc đáo ngôi chùa cổ tâm linh ở Quảng Ninh

Những Địa Điểm Du Lịch Tâm Linh Nổi Tiếng Nhất Hàn Quốc

Chùa Jogyesa, Seoul

Jogyesa nằm ở Gyeonji-dong, Jongno-gu, ngay trung tâm thành phố Seoul. Đây cũng là ngôi chùa tọa lạc tại một trong những con đường văn hóa nổi tiếng nhất ở Seoul, Insa-dong gần Cung điện Cảnh Phúc Cung. Jogyesa được biết tới là ngôi chùa chính của Thiền tông Hàn Quốc với kiến trúc là một tòa nhà hoành tráng và công phu. Nó cũng là điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch muốn tìm hiểu về văn hóa Phật giáo.

Khuôn viên rộng và tuyệt đẹp ở chùa Jogyesa

Chùa Jogyesa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395. Tuy nhiên ngôi chùa hiện tại được thành lập vào năm 1910 và ban đầu được gọi là “Gakhwangsa”. Tên chùa được đổi thành “Taegosa” trong thời kỳ Nhật cai trị, và sau đó thành tên Jogyesa như bây giờ vào năm 1954. Chính điện lớn của ngôi chùa gây ấn tượng đặc biệt với tượng Phật Thích Ca. Chùa Jogyesa ngày này là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn, chẳng hạn như Lễ Phật Đản vào tháng Năm.

Trong khuôn viên chùa có một số cửa hàng và quầy hàng bán các mặt hàng Phật giáo, nơi bạn có thể mua được một số món quà lưu niệm tuyệt vời.

Chùa Beopjusa, Chungcheongbuk-do

Beopjusa là một ngôi chùa đứng đầu của Dòng Jogye của Phật giáo Hàn Quốc. Nó nằm trên sườn núi Songnisan, trong Vườn quốc gia Songnisan, ở Naesongni-myeon, quận Boeun, thuộc tỉnh Chungcheongbuk-do. Ban đầu nó được xây dựng vào năm 553 bởi nhà sư Silla Uisin. Về mặt lịch sử, nó được liên kết với tư tưởng Beopsang, và việc thờ cúng Phật Di Lặc.

Chùa Beopjusa là một trong những điểm du lịch tâm linh hút khách của Hàn Quốc

Người sáng lập ra ngôi chùa đã đặt tên cho nơi đây là Pháp Trụ, có nghĩa là “Nơi ở của Pháp”. Bởi vì ngôi chùa là nơi có một số Kinh Phật của Ấn Độ do ông mang về lưu giữ tại đó. Chùa hiện có 60 tòa nhà với 70 nhà ở, trong đó bao gồm đại sảnh bằng gỗ cao nhất Hàn Quốc, Bát Tướng điện. Trong triều đại Cao Ly, nơi đây được cho là có tới 3.000 nhà sư. Chùa Beopjusa sở hữu 3 kho báu quốc gia, 12 kho báu khác, 21 di sản văn hóa vật thể của Chungcheongbuk, 1 tài liệu di sản văn hóa. Ngoài ra, bản thân đền thờ cũng là một Địa điểm Lịch sử Quốc gia (số 503), thắng cảnh quốc gia (số 61) và có 2 di tích tự nhiên.

Jongmyo, Seoul

Nhắc đến những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hàn Quốc cũng không thể không nói tới Jongmyo. Đây là một đền thờ Khổng giáo dành riêng cho các lễ tưởng niệm các vị vua và hoàng hậu đã khuất của triều đại Joseon Hàn Quốc. Theo UNESCO, ngôi đền này là ngôi đền Nho giáo hoàng gia lâu đời nhất được bảo tồn và các nghi lễ vẫn được tiếp tục theo truyền thống được thành lập vào thế kỷ 14. Đền Jongmyo cũng đã được thêm vào danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 1995.

Ngày nay, đền thờ này vẫn là nơi diễn ra nhiều nghi thức truyền thống quan trọng

Jongmyo tiếp giáp với Changdeokgung và Changgyeonggung ở phía nam. Chúng từng được nối với nhau vào thời Joseon, nhưng bị ngăn cách bởi một con đường do thực dân Nhật Bản xây dựng. Các tòa nhà chính của Jongmyo được xây dựng vào tháng 10 năm 1394 khi Taejo, vị vua đầu tiên của triều đại Joseon, dời đô đến Seoul. Ngôi đền đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn trong cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Hàn Quốc, sau đó được xây dựng lại vào năm 1608.

Haedong Yonggungsa, Busan

Chùa Haedong Yonggung là một ngôi chùa Phật giáo ở Gijang-gun, Busan, Hàn Quốc. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1376 bởi một giáo viên được gọi là Naong trong triều đại Goryeo, và ban đầu được gọi là Đền Bomun. Mặc dù kiến trúc ban đầu của nó đã bị phá hủy trong cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Hàn Quốc. Tuy nhiên đền đã được xây dựng lại vào những năm 1930, và được đổi tên thành đền Haedong Yonggung vào năm 1974.

Với vị trí sát biển, Haedong Yonggungsa trở thành một trong những đền chùa đặc biệt nhất đất nước

Tại xứ sở kim chi, khu phức hợp đền Haedong Yonggungsa là một trong số ít các đền chùa nằm bên bờ biển. Với vị trí gần Bãi biển Haeundae và phía đông của Busan, ngôi chùa nổi tiếng là địa điểm du lịch tôn giáo ở Hàn Quốc đặc biệt thu hút du khách và người tham quan. Trong các dịp lễ Phật Đản, khu phức hợp Haedong Yonggungsa được trang trí bằng đèn lồng giấy tạo nên khung cảnh vô cùng ngoạn mục và ấn tượng.

Đền Sinheungsa, Sokcho

Sinheungsa, đôi khi được đánh vần là Shinheungsa, là một ngôi chùa đứng đầu của Dòng Jogye của Phật giáo Hàn Quốc. Nó nằm trên sườn Seoraksan ở Sokcho, tỉnh Gangwon. Sinheungsa cũng nằm trong Vườn quốc gia Seoraksan. Vì thế đây cũng là điểm dừng chân của nhiều khách du lịch đi bộ đường dài Seoraksan lên đến Ulsanbawi.

Ngôi đền này gây ấn tượng với tượng Phật lớn đầy uy nghi

Hwaeomsa, Jeollanam-do

Hwaeomsa là một ngôi chùa đứng đầu của Dòng Jogye của Phật giáo Hàn Quốc . Nó nằm trên sườn núi Jirisan, ở Masan-myeon, quận Gurye, thuộc tỉnh Jeollanam-do. Đền Hwaeomsa được thành lập vào năm 544 bởi Yeongi Josa. Nó được mở rộng vào năm 643, khi chùa Di tích Thích Ca, chùa Bảy Tầng và một chiếc đèn đá được thêm vào. Dưới thời trị vì của Vua Munmu, theo sắc lệnh của hoàng gia, Ven. Uisang Daesa đã khắc Kinh Bát Nhã Ba La Mật trên bia đá và lưu giữ chúng ở đây.

Một góc không gian tại chùa Hwaeomsa

Vào năm 1593, hầu hết các tòa nhà của đền Hwaeomsa đã bị thiêu rụi trong cuộc xâm lược của Nhật Bản. Những tấm bia đá của Uisang Daesa có khắc kinh “Hwaeom Seokgyeong” được để lại từ những tấm bia bị vỡ trong ngọn lửa do quân xâm lược đốt. Sau đó, Ven. Byeogam Gakseong đã tái tạo lại một số tòa nhà, bao gồm cả Phật đường chính (1630-1636). Vào năm 1701, vào năm thứ 27 của triều đại vua Sukjong, việc xây dựng lại đền Hwaeomsa đã được hoàn thành và nhà vua đã chỉ định nó là ngôi đền lớn của các trường học giáo lý và thiền định kết hợp. Các tòa nhà và cổng đã hoàn thành vào thời điểm này là: Daeungjeon, Gakhwangjeon, Bojeru, Myungbujeon, Wontongjeon, Yeongsanjeong, Eunghyanggak, Jeongmugdang, Geumgangmun và Cheonwangmun.

Seokguram, Gyeongsanbuk-do

Động Seokguram là một tu viện và một phần của phức hợp chùa Bulguksa. Nó nằm cách 4 km về phía đông của ngôi đền trên núi Tohamsan, ở Gyeongju, Hàn Quốc. Tu viện được xếp hạng là Bảo vật Quốc gia số 24 của chính phủ Hàn Quốc và tọa lạc tại 994, Jinhyeon-dong, Gyeongju-si, Gyeongsanbuk-do. Seokguram có vị trí khá đặc biệt khi nhìn ra biển Đông Hàn Quốc và nằm ở độ cao 750 m trên mực nước biển.

Tượng Phật nổi tiếng nằm bên trong tu viện Seokguram

Năm 1962, nơi đây được coi là bảo vật quốc gia thứ 24 của Hàn Quốc. Năm 1995, Seokguram được thêm vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO cùng với Đền Bulguksa. Hiện tại Seokguram là nơi có một số tác phẩm điêu khắc Phật giáo đẹp nhất trên thế giới. Tu viện được cho là do Kim Daeseong ra lệnh xây dựng và ban đầu được gọi là Seokbulsa – Chùa Phật Đá. Công trình xây dựng ở động đã được hoàn thành bởi triều đình Silla năm 774, ngay sau cái chết của Gim. Không chỉ là một trong những điểm đến văn hóa nổi tiếng tại Hàn Quốc, Seokguram còn thu hút du khách với trải nghiệm ngắm nhìn mặt trời mọc trên biển.

Đền Bunhwangsa, Gyeongju

Bunhwangsa là một khu phức hợp đền thờ từ thời Silla cổ của Hàn Quốc. Nó nằm ở Gyeongju. Ngôi đền được ghi nhận là được xây dựng vào năm 634, dưới sự bảo trợ của Nữ hoàng Seondeok. Ngày nay ngôi đền vẫn được một nhóm nhỏ tín đồ sử dụng nhưng vào thời hoàng kim, ngôi đền có diện tích rộng tới vài mẫu Anh và là một trong bốn ngôi đền chính của Vương quốc Silla được nhà nước sử dụng để cầu xin Đức Phật ban phước cho vương quốc. Tàn tích của đền Hwangnyongsa hiện nay nằm gần đó. Nó cũng là một phần của Di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Mặc dù chỉ còn là tàn tích, tuy nhiên Bunhwangsa vẫn là điểm tôn giáo rất nổi tiếng và thu hút nhiều du khách

Đền Haeinsa, Gyeongsang Nam

Haeinsa là một ngôi chùa đứng đầu của Dòng Jogye của Phật giáo Seon Hàn Quốc ở Vườn quốc gia Gayasan, tỉnh Gyeongsang Nam, Hàn Quốc. Haeinsa được chú ý nhiều nhất vì đây là nơi lưu giữ Tam tạng kinh điển, toàn bộ Kinh điển Phật giáo được khắc trên 81.350 khối khắc bằng gỗ, được lưu giữ từ năm 1398. Nó vẫn là một trung tâm thực hành Seon hoạt động trong thời hiện đại và là ngôi đền quê hương của bậc thầy Seon có ảnh hưởng lớn Seongcheol, người đã qua đời vào năm 1993.

Nếu có cơ hội tham quan Gyeongsang Nam, Haeinsa là nơi bạn không nên bỏ qua

Haeinsa hay còn gọi Hải Ấn tự, là một trong những chùa Phật giáo hàng đầu ở Hàn Quốc. Chùa Hải Ấn là một trong ba Tam Bảo tự của Triều Tiên và đại diện cho Pháp. Truyền thuyết cho rằng hai nhà sư người Triều Tiên là Suneung và Ijeong trở về từ Trung Hoa và đã trị khỏi bệnh cho vợ của vua Ai Trang. Để tỏ lòng biết ơn lòng nhân từ của Phật, đức vua đã ra lệnh xây dựng ngôi chùa. Ngôi chùa đã được phục hồi lại những năm 900, 1488, 1622, và 1644. Hải Ấn tự đã bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn năm 1817 và toà chính đã được xây lại năm 1818.

Đăng bởi: Trường Đoàn

Từ khoá: Những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Hàn Quốc

Top 5 Ngôi Chùa Linh Thiêng Nhất Tại Vũng Tàu

Vũng Tàu là khu vực có nhiều chùa rộng lớn được đông đảo du khách gần xa biết đến. Nếu bạn chọn Vũng Tàu là địa điểm đi hành hương thì không thể bỏ qua những địa điểm này.

#1: Chùa Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu

#2: Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu

#3: Chùa Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu

#4: Chùa Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên Vũng Tàu

#5: Chùa Thiền Tôn Phật Quang Vũng Tàu

#1: Chùa Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu

Thích Ca Phật Đài là nơi thờ cúng linh thiêng được rất nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Tọa lạc tại địa chỉ 608 Trần Phú, phường 5 Bà Rịa – Vũng Tàu. Ở giữa núi trong khu vực chùa là một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Phía dưới là một tòa sen màu trắng.

Chùa Thích Ca Phật Đài – ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng tại Vũng Tàu

Chùa được xây dựng khá đơn giản. Xung quanh là những hàng cây che bóng mát rất gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh còn có tượng Phật khá to và nhiều tượng nhỏ khác ở giữa khuôn viên chùa. Hằng năm, cứ vào các dịp rằm nơi đây có rất nhiều đoàn khách du lịch cũng như đoàn hành hương ghé đến viếng chùa và thắp hương. Thích Ca Phật Đài là ngồi chùa lớn và nổi tiếng. Bạn không nên bỏ lỡ khi đặt chân đến với thành phố Vũng Tàu.

#2: Chùa Đại Tòng Lâm Vũng Tàu

Chùa Đại Tòng Lâm thu hút đông đảo khách du lịch

Chùa Đại Tòng Lâm sở hữu diện tích hơn 100ha. Nó được xếp vào hạng những ngôi chùa lớn nhất thành phố Vũng Tàu. Ngoài diện tích rộng thì nơi đây còn sở hữu nhiều tượng phật lớn. Những tượng này được đúc và điêu khắc rất tinh xảo. Tượng Quan Âm Bồ Tát, tuợng phật Thích Ca Mâu Ni, phật Di Lặc, Tam Thế Phật,… là những tượng phật nổi tiếng trong chùa.

Ngôi chùa này không chỉ là một chùa lớn và linh thiêng mà còn là một viện học Phật giáo. Nơi này quy tụ tăng ni khắp mọi miền về tu học. Với sự khai sơn của Hòa thượng Thích Thiện Hòa chùa đuợc xây dựng vào năm 1958. Đặc biệt trong khuôn viên chùa còn có nhiều công trình độc đáo. Vườn Lâm Tì Ni, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn… là những thiết kế nổi bật trong chùa.

#3: Chùa Thiền Viện Chơn Không Vũng Tàu

Thiền Viện Chơn Không là ngôi chùa ở vị trí trên núi khá cao. Tọa lạc tại phường 1 Bà Rịa – Vũng Tàu. Để đến được ngôi chùa bạn cần phải đi qua nhiều con dốc cao với những khúc eo quanh co. Một bên là vực nhìn ra thấy được biển một bên là vách đá núi với nhiều tán cây xanh. Điểm cần lưu ý là bạn không nên đi xe máy để bảo đảm được sự an toàn. Bạn nên đi xe ô tô vì đường đi khá nguy hiểm với ai đến đây lần đầu.

Chùa Thiền Viện Chơn Không

Ngôi chùa được xây dựng vào tháng 4 năm 1969 tại một núi lớn với độ cao hơn 80m. Thượng Tọa Thích Thông Mẫn là trụ trì của nơi đây. Khung cảnh tại Thiền Viện Chơn Không luôn bình yên và thoáng mát. Du khách phải đi qua hàng trăm bậc thang mới đến chánh điện của ngôi chùa.

#4: Chùa Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên Vũng Tàu

Ngôi chùa nằm ngay dưới chân của một ngọn núi lớn thuộc thị trấn Phước Hải Vũng Tàu. Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên còn được nhiều du khách gọi với cái tên dễ nhớ là chùa Khỉ. Bởi đây là nơi có nhiều chú khỉ trên núi xuống ẩn náu quanh khuôn viên chùa. Nghe nói trước đây chỉ là một cái am nhỏ và sau này đã được một vị Đại Đức về đây tu sửa thành ngôi chùa Khỉ bây giờ.

Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên nói có nhiều chú khỉ xuất hiện ẩn náu tại khuân viên

Bên cạnh Thiền Viện còn có một con đường dẫn lên núi với tên gọi núi Kỳ Vân. Quan cảnh nơi đây vắng vẻ và bình dị, kiến trúc ngôi chùa đơn sơ. Các đoàn khách đến không chỉ để cúng viếng mà còn để khám phá ngọn núi phía sau chùa. Đặc biệt bạn có thể tận mắt ngắm nhìn và chơi cùng các chú khỉ. Nếu bạn hành hương vào dịp rằm lớn sẽ được thưởng thức món bún riêu chay ăn cùng muối ớt. Đây là một món ăn đặc biệt mà chỉ có ở Thiền Viện Trúc Lâm Chơn Nguyên Vũng Tàu.

#5: Chùa Thiền Tôn Phật Quang Vũng Tàu

Thiền Tôn Phật Quang hay còn được gọi là chùa Phật Quang. Chùa được xây dựng trên núi tại Tân Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngôi chùa tuy nhỏ nhưng lại được nằm trong khuôn viên của thung lũng thuộc địa phận núi Dinh với diện tích khá rộng.

Đường đến ngôi chùa bạn phải đi qua những đoạn dốc quanh co. Một số du khách có thể bị ù vì chùa nằm trên vị trí của một thung lũng rất cao. Để đến được Chánh Điện du khách phải đi qua khoảng 100 bậc thang. Đối với người lớn tuổi nhà chùa sẽ bố trí một thùng cáp chứa khoảng  10 vị khách để đưa qua con dốc. Trên đoạn đường tới chùa bạn sẽ được nghe tiếng suối chảy róc rách cùng tiếng gió thổi lao xao.

Chùa Thiền Tôn Phật Quang thường tổ chức những khóa tu cho các bạn trẻ về tham gia

Điểm đặc biệt ở nơi đây là tại Chánh Điện của ngôi chùa chỉ thờ duy nhất một Phật Thích Ca. Xung quanh được bày trí rất đơn giản trong nền chùa màu trắng. Vào các dịp hè nơi đây còn mở những khóa tu học dành cho các em học sinh rèn bản thân về đạo lí làm người và kĩ năng sống thường ngày.

Đây là những ngôi chùa nằm trong Top 5 ngôi chùa linh thiêng thu hút nhiều du khách tại Vũng Tàu. chúng tôi hy vọng thông tin này hữu ích đối với bạn.

Đăng bởi: Thân Nguyễn Thuỷ Thành

Từ khoá: Top 5 ngôi chùa linh thiêng nhất tại Vũng Tàu

Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh Nổi Tiếng Tại Hải Phòng

Chùa Đỏ Hải Phòng ở đâu ?

Chùa Đỏ – Ngôi chùa vô cùng thiêng liêng nơi đất cảng

Cách di chuyển đến chùa Đỏ

Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện cũng là lúc mà nhu cầu du lịch ngày càng trở nên phổ biến hơn, các phương tiện du lịch cũng dần trở nên đa dạng. Tuy nhiên, máy bay vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu với những du khách phải di chuyển quãng đường xa.

Các hoạt động thú vị trong hành trình du lịch chùa Đỏ Hải Phòng

Khám phá kiến trúc độc đáo: Tuy không có diện tích rộng rãi như những ngôi chùa nổi tiếng khác tại Hải Phòng nhưng chùa Đỏ vẫn khiến nhiều người phải ấn tượng bởi kiến trúc thiết kế vô cùng đặc biệt của mình. Công trình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni chính là một trong những điều đã giúp cho ngôi chùa này ngày càng được biết đến nhiều hơn.

Kiến trúc độc đáo của chùa Đỏ. @mia

Khám phá lễ hằng thuận tại chùa Đỏ: Bởi sự linh thiêng vốn có mà chùa Đỏ được lựa chọn để làm địa điểm tổ chức lễ hằng thuận. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo của người Hải Phòng mà bạn có thể được khám phá khi đến với chùa Đỏ.

Lễ hằng nhuận tại chùa Đỏ. @mia

Khám phá ẩm thực Hải Phòng: Nền ẩm thực độc đáo và mới lạ của thành phố Hải Phòng cũng là điểm gây thương nhớ đối với khách du lịch. Một số món ăn ngon mà bạn không thể nào bỏ qua khi đến du lịch tại chùa Đỏ bao gồm: chè dừa dầm, cháo cay, nem, …

Ở đâu khi du lịch chùa Đỏ Hải Phòng Khách sạn Mercure

Địa chỉ: 12 Lạch Tray, Ngô Quyền, Phường Lạch Tray, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng

Không gian riêng tư, chất lượng phục vụ tốt, phòng ốc sạch sẽ, nhân viên thân thiện, nhiệt tình chính là những yếu tố đã giúp cho khách sạn Mercure được rất nhiều du khách yêu mến. Ngoài ra thì khách sạn này còn có vị trí ngay trung tâm thành phố nên rất tiện cho các hoạt động vui chơi giải trí.

Khách sạn Mercure Hải Phòng. @FB Mercure Hai Phong

Punt Hotel

Địa chỉ: Số 41 Lô 3C Lê Hồng Phong, Phường Đông Khê, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng

Mặc dù khách sạn này có vị trí khá xa so với điểm đến chùa Đỏ Hải Phòng nhưng chắc chắn nó sẽ không khiến du khách phải thất vọng. Với giá cạnh tranh nhưng vẫn đáp ứng được đầy đủ các tiện ích cần có nên Punt Hotel sẽ là cái tên tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn.

The Tray Hotel

Địa chỉ: 47 Lạch Tray, Phường Lạch Tray, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng

The Tray Hotel. @thetrayhotel

AUI Hotel

Địa chỉ: 38 Mây Tơ, Phường Máy Tơ, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.

AUI Hotel là khách sạn đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn. Không những có các dịch vụ tiện ích như wifi miễn phí, bãi đổ xe, dịch vụ dọn phòng,… mà khách sạn này còn có vị trí vô cùng đắc địa, gần các trung tâm thương mại. Khách sạn AUI chắc chắn sẽ giúp bạn được tận hưởng nhất giây phút thư giãn thoải mái sau một chuyến đi dài.

Khách sạn Rose Hải Phòng

Địa chỉ: 36/384 Lạch Tray, Phường Đằng Giang, Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng

Khách sạn Rose Hải Phòng. @FN Rose Hotel

Đăng bởi: Trần Lê Mỹ Duyên

Từ khoá: Chùa Đỏ – Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng tại Hải Phòng

Khám Phá Chùa Láng – Chốn Thiền Linh Giữa Lòng Hà Nội

Hà Nội ngàn năm văn hiến, là nơi quy tụ nhiều ngôi chùa cổ, có ý nghĩa quan trọng với lịch sử văn hoá tinh thần người dân. Một khi du lịch hà Nội, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không thăm quan Chùa Láng. Đây là một ngôi chùa có sức sống bất diệt trong lòng người dân Hà Thành.

Chùa Láng được xây dựng vào triều vua Lý Anh Tông năm 1138 – 1140 ở làng Yên Lãng, huyện Từ Liêm, nay thuộc Phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Q Đống Đa, Hà Nội. Chùa Láng được xây dựng theo kiểu kiến trúc “Nội công ngoại quốc” tam quan có 3 gian, lầu bát giác có 4 gian và các ngôi nhà chính đều có 9 gian… đã tạo nên vẻ trịnh trọng, trang nghiêm, bề thế nhìn từ bên ngoài chùa.

Trong chùa còn lưu giữ được nhiều đồ thờ cổ như các pho tượng phật, tượng vua Lý Thánh Tông bằng gỗ, tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh đan bằng mây được quét sơn bên ngoài. Còn ở hai dãy hành lang thờ 18 vị La Hán ở dạng ngồi thiền.

Từ sau những năm 1150 – 1160, chùa Láng đã được trùng tu nhiều lần; lần trùng tu lớn nhất được thực hiện vào năm 1656, chùa Láng trở thành một ngôi chùa kiến trúc cổ, đẹp, trong một khuôn viên tĩnh mịch, uy nghiêm giữa thủ đô Hà Nội, được nhiều du khách đến vãn cảnh.

Kiến Trúc Chùa Láng.

Chùa có một khuôn viên rộng, quang cảnh đẹp, vẻ đẹp này được miêu tả trong một tấm bia có niên đại năm 1656: “đây là một danh lam bật nhất, không chùa nào sánh bằng. Khí tốt phượng thành bên hữu toả khắp, dòng sông Tô Lịch bên tả lượn vòng, Nhị Hà nghìn dặm quanh kinh đô uốn khúc, như rồng xanh lớp lớp chầu về, tản viên dãy núi đầy khí đẹp hướng vào, tựa hổ trắng đàn đàn đến cọp”. Trở về với thực tại, mặc dù xung quanh có nhiều xe cộ qua lại, nhưng chùa vẫn giữ được vẻ cổ kính, bình yên, xa cách trần tục, là điểm mà nhiều sinh viên đang học tập tại Hà Nội đến nghỉ ngơi, thư giãn.

Khi vừa đặt chân đến chùa Láng, du khách sẽ nhìn thấy kiến trúc chùa với cảnh quan rộng lớn, nhiều cảnh quan đẹp, gồm 3 lớp tam quan, đường thần đạo, nhà bát giác, tiền đường, trung đường, thượng điện, nhà chuông, nhà khác, khu thờ tổ, thờ mẫu và vườn tháp mộ.

Bên ngoài là cổng có kết cấu 4 trụ cột vuông, 3 mái cong gấn vào sườn cột. Phía ngoài chính giữa cổng tam quan treo một bức hoành phi lớn có sơn son thiếp vàng đề 4 chữ “Thiền thiên khải thánh” với ý nghĩa đây là một chốn thánh linh thiêng. Phía dưới là những câu đối ghép lại bằng mảnh sứ màu xanh lam theo lối khải thư, nét chữ mềm mại, uốn lượn làm tăng thêm vể cổ kính ngôi chùa.

Khi bạn đi qua cổng thứ 2, dọc tuyến thần đạo, sẽ trông thấy hai hàng muỗm cổ thụ thẳng hàng, gốc rễ sù sì, mỗi gốc cỡ vài vòng tay ôm, hàng trăm năm vẫn thâm nghiêm rợp bóng. Gần đó là những hàng cao thẳng tắp in bóng xuống mặt sân, cây cổ thụ cao lớn, rụng hoa trắng xuống gốc. Đến mùa hoa nở, khi thăm quan chùa Láng, bạn sẽ cảm nhận được hương bưởi, hương cao hoà quyện, toả mùi thơm dìu dịu khiến người ta quên đi những sự mệt nhọc của một cuộc sống đầy bon chen nơi thành thị.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Đỗ

Từ khoá: Khám Phá Chùa Láng – Chốn Thiền Linh Giữa Lòng Hà Nội

Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Hộ Quốc – Ngôi Thiền Viện Tâm Linh Nổi Tiếng Tại Đảo Ngọc trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!