Xu Hướng 9/2023 # Cây Gai Cua: Loài Thực Vật Đẹp Với Công Dụng Bất Ngờ # Top 11 Xem Nhiều | Hsnf.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cây Gai Cua: Loài Thực Vật Đẹp Với Công Dụng Bất Ngờ # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cây Gai Cua: Loài Thực Vật Đẹp Với Công Dụng Bất Ngờ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1.1. Mô tả dược liệu

Là cây thảo, cao 0,3 – 0,5m. Thân tròn, màu lục xám, có nhiều gai. Lá mọc so le, xẻ thùy sâu, gốc bẹ ôm thân, đầu nhọn, mép khía răng dạng gai không đều, gân màu trắng.

Hoa mọc riêng lẻ ở đầu cành, màu vàng, nhị nhiều, chỉ nhị rất ngắn, bầu thường 1 ô do nhiều lá noãn hợp thành, đầu nhụy màu đỏ.

Quả nang có gai dài, hạt tròn, dẹt, màu đen.

Mùa hoa quả: tháng 3 – 5

1.2. Phân bố, sinh thái

Chi Argemone L. có tổng số 12 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Ở Việt Nam chỉ có một loài là cây Gai cua.

Gai cua có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Mexico, sau lan ra khắp nơi. Ở Việt Nam, dược liệu này thường mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ, ít hơn ở các tỉnh miền Trung. Cây thường mọc rải rác hay tạo thành những đám nhỏ trên các bãi đất hoang, dọc đường đi, chân đê hoặc ven đồi.

Cây ưa sáng, ưa ẩm, sinh trưởng nhanh, phát triển từ hạt vào giữa mùa xuân, đến đầu mùa hè đã có hoa quả, sau đó tàn lụi. Lúc này quả chín tự mở, phát tán hạt ra xung quanh và mọc lại vào đầu năm sau.

1.3. Bộ phận dùng

Rễ và phần thân mặt đất, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.

1.4. Thành phần hóa học

Toàn cây Gai cua chứa norsanguinarin, nor – chelerithrin, cryptopin, (-) cheilanthifolin, (-) – β – scoulerin methohydroxyd, (-) – α và β – stylopin methohydroxyd, các alkaloid alocryptopin, protopin, berberin, coptisine, sanguinarin và chelerithrin.

Hạt chứa 29,4% dầu. Các acid béo là acid oleic 22%, acid linoleic 48%. Có loài có acid palmitoleic (khoảng 6%), acid ricinoleic (khoảng 10%).

Hạt cây Gai cua mọc ở Nga chứa 35,57% dầu trong đó có sanguinarine 0,35% và alocryptopin 0,31%.

Hạt cây thu thập ở Việt Nam cho 52,8% dầu trong đó có 0,4% sanguinarine.

Rễ chứa alkaloid 0,125% gồm chủ yếu protopine 0,084%, alcacryptopin 0,068%, berberin 0,125%, sanguinarine. 

Toàn thân cây có chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng và diệt nấm.

Tác dụng kháng khuẩn: Cao chiết với cồn 50° của cây có tác dụng trên tần số và biên độ hô hấp động vật thí nghiệm và có tác dụng ức chế siêu vi khuẩn bệnh Ranikhet.

Tác dụng diệt nấm: cây Gai cua có tác dụng diệt nấm đối với nhiều loại nấm phân lập từ hạt một loại đậu.

Độc tính: Chú ý trong thân cây có chứa protopin. Đây là một loại độc chất nếu dùng có thể gây khó thở, chân tay tê liệt, nôn

Ở Việt Nam, cây Gai cua chưa được dùng làm thuốc. Tuy nhiên cây đã được nhân dân nhiều nước trên thế giới ứng dụng, cụ thể:

3.1. Ở Ấn Độ:

Nhân dân dùng dầu từ hạt Gai cua bôi ngoài trị bệnh về da, và dùng uống làm thuốc tẩy. Hạt có tác dụng nhuận tràng, gây nôn, long đờm, dùng nhiều có độc, có tác dụng làm dịu và là chất giải nọc độc rắn.

Khi cây bị dập nát, tiết ra chất nhựa mủ vàng, dùng trị phù, vàng da, bệnh về mắt và bệnh ngoài da. Để chữa chứng nói ngọng, nhỏ 1 – 2 giọt nhựa mủ vào lưỡi, ngày 1 lần trong 3 – 4 tháng.

Rễ điều trị bệnh da mạn tính. Để trị bệnh lậu

Gai cua được dùng phổ biến là chất giải độc chống rắn cắn, dịch ép toàn cây dùng uống và bôi đắp ngoài, hoặc toàn cây tán bột mịn, ngày uống 10g lúc đi ngủ, uống liên tục trong 3 ngày. Ngoài ra, cây ba chẽ

3.2. Ở Nepal:

Rễ Gai cua là thuốc hạ sốt, uống mỗi lần 15g, ngày 2 lần trong 2 – 3 ngày; đối với trẻ em dưới 15 tuổi, giảm liều xuống một nửa.

Để điều trị bệnh đục thủy tinh thể, nhỏ vào mắt khoảng 2 – 3 giọt nhựa mủ vàng từ cây gai cua. Nhựa này cũng được dùng bôi vào vết đứt và vết thương hở để sát trùng. Quả còn xanh đắp trị vết bỏng. Hạt Gai cua giã nát, trộn với dầu mù tạc, trị eczema.

3.3. Ở Haiti:

Nhân dân uống nước sắc lá trị cúm và ho. Ở đảo Martinic, nhựa mủ cây Gai cua chữa chai chân, mụn cơm, và bệnh ngoài da.

Bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin về cách dùng, công dụng của cây Gai cua. Cây Gai cua có nhiều tác dụng dược lý với công dụng kháng khuẩn, kháng nấm hiệu quả. Ngoài ra Quý độc giả cũng có thể theo dõi và đón đọc các bài viết khác trên YouMed về các loại thảo dược quý quanh ta.  

Bác sĩ Phạm Thị Linh

Những Công Dụng Bất Ngờ Của Củ Sen Đối Với Sức Khỏe

Công dụng của củ sen

Theo trang sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới – chúng tôi củ sen có rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể con người:

Bảo vệ tim mạch

Củ sen vốn chứa nhiều vitamin nhóm B có khả năng bảo vệ tim khỏi những cơn đau. Chúng còn kiểm soát cường độ homocysteine trong máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau tim.

Ngoài ra, củ sen chứa natri sẽ giúp kiểm soát sự tiết mồ hôi của cơ thể và kali sẽ có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.

Cải thiện tinh thần

Lượng vitamin nhóm B dồi dào giúp điều chỉnh và xoa dịu các triệu chứng khó chịu từ đau đầu hoặc stress. Ngoài ra, chúng còn giúp duy trì cảm giác thoải mái, tinh thần lạc quan và vui vẻ.

Đây sẽ là một cách cải thiện tinh thần rất hiệu quả cho bạn nếu sử dụng củ sen thường xuyên đấy.

Ngăn ngừa táo bón

Chất xenlulozo trong củ sen hỗ trợ làm sạch ruột, phòng ngừa táo bón, kích thích ruột và làm mềm chất thải. Từ đó mang lại lợi ích trong việc nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón và tiêu hóa tốt hơn.

Giải độc gan, chữa xuất huyết

Củ sen chứa hợp chất tanin giúp cải thiện các bệnh về gan như bệnh phì đại gan và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Chúng còn có công dụng thanh nhiệt, thanh lọc các độc tố tồn đọng trong cơ thể để gan khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.

Củ sen còn chứa các thành phần tinh bột, protein, aspartic, vitamin C… Người bị bệnh gan có các triệu chứng như xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết dưới da hoặc chảy máu chân răng có thể uống nước ép ngó sen vì nó có tác dụng cầm máu rất tốt.

Điều trị chứng mất ngủ

Đặc biệt hữu dụng ở người cao tuổi và suy nhược, trầm cảm. Những khoáng chất có trong củ sen cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm lượng cholesterol, bảo vệ tim mạch, điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng và lo lắng. Từ đó mang tới giấc ngủ ngon cho người sử dụng.

Bổ huyết, điều hòa

Củ sen rất giàu sắt và đồng, hỗ trợ cơ thể sản xuất bào hồng cầu, ngăn chặn các triệu chứng thiếu máu, tăng cường sức sống và lưu lượng máu trong cơ thể.

Bên cạnh đó là hàm lượng kali trong củ sen giúp giảm sự co lại và xơ cứng mạch máu, tăng lưu lượng máu và làm giảm sự chèn ép trong hệ thống tim mạch. Đây cũng là khoáng chất cần thiết cho hoạt động thần kinh, sự dịch chuyển các chất lỏng và máu trong não.

Hỗ trợ giảm cân

Trong củ sen không chứa nhiều calo nhưng lại nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhờ vậy, người hấp thụ sẽ được điều hòa các nhu động ruột rất tốt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn để tăng độ hiệu quả cho công cuộc giảm cân của bạn.

Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Trong củ sen có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, mang đến nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe. Cụ thể trong 100g củ sen có thể chứa 74 kcal năng lượng, đối với Y học phương Đông cho rằng củ sen là nguồn cung cấp năng lượng sạch cho cơ thể.

Điều hoà huyết áp

Củ sen có vị giòn ngọt vì trong đó có chứa chất natri và kali. Natri kiểm soát nhiệt độ cân bằng cơ thể, cải thiện sự tiết mồ hôi, còn kali có vai trò điều hòa nhịp tim và huyết áp ở mức ổn định.

Giảm nguy cơ thiếu máu

Từ xưa trong các bài thuốc Đông Y, củ sen luôn có trong bảng thành phần thuốc hỗ trợ nguy cơ bị thiếu máu.Trong củ sen giàu chất sắt và đồng giúp tạo tế bào hồng cầu và tăng lưu lượng máu. Ngoài ra củ sen còn giúp tăng khí huyết, từ đó đem lại cơ thể khỏe mạnh từ bên trong lẫn bên ngoài.

Cầm máu

Khi bạn bị các trường hợp như: Chảy máu trong thực quản, dạ dày, ruột, đại tràng và chảy máu mũi thì củ sen sẽ giúp cho bạn cầm máu lại, làm cho chỗ có máu chảy sẽ khô nhanh và ngăn máu cứ liên tục chảy ra ngoài.

Cải thiện chức năng miễn dịch

Trong củ sen chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: Chất kẽm, mangan, sắt và đồng. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể tăng sức đề kháng và cải thiện chức năng miễn dịch.

Giải quyết các vấn đề về da và tóc

Đây sẽ là công dụng khiến các chị em phải thích mê, trong củ sen chứa nhiều vitamin nhóm B và vitamin C giúp làm sáng da và mượt tóc. Những loại vitamin này kích hoạt sản xuất collagen trong cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe của làn da và làm cho bạn trông trẻ đẹp hơn.

Chữa rối loạn hô hấp

Củ sen có tác dụng rất tốt cho việc trị hen suyễn, viêm phế quản, cảm lạnh và ho. Vì lượng vitamin C trong củ sen cao nên sẽ giúp hoà tan các chất nhầy tiết ra trong đường hô hấp, từ đó giúp làm sạch và mang lại hơi thở khỏe khoắn.

Kiểm soát cân nặng

Tốt cho phụ nữ mang thai

Trong củ sen có chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai, từ đó giúp họ ăn ngon và ngủ ngon, tránh gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể do mất ngủ trong quá trình mang thai.

Điều trị nhiễm nấm

Từ xưa, củ sen được xem là liều thuốc dùng để điều trị các bệnh ngoài da như nhiễm nấm và bệnh nấm ngoài da, ghẻ, thủy đậu, bệnh phong, chứng nôn mửa, tiêu chảy, ho, kiết lỵ,….

Gợi ý một số món ăn từ củ sen

Củ sen được xem là thành phần chứa nhiều dinh dưỡng được rất nhiều gia đình thêm vào bữa ăn hằng ngày. Cụ thể một số món ăn làm từ củ sen như sau:

Củ sen kẹp thịt băm chiên giòn

Củ sen kẹp thịt băm chiên giòn là món ăn được nhiều người yêu thích với cách chế biến đơn giản nhưng hương vị lại vô cùng thơm ngon. Ngoài tác dụng tuyệt vời của củ sen còn có thịt nạc cũng chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Advertisement

Củ sen giòn ngọt, thịt nạc thơm ngon, bạn có thể ăn kèm với cơm trắng. Chắc chắn món ăn này sẽ làm bạn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên.

Canh nấm củ sen

Nếu bạn đã quá chán với những món ăn có dầu mỡ vậy thì sao không thử ngay món canh nấm củ sen thanh đạm lại có hương vị thơm ngon, đậm đà, nhiều chất dinh dưỡng.

Canh nấm củ sen có vị ngọt thanh của các loại rau củ, nấm thì thơm ngất ngây, củ sen thì vẫn giữ nguyên độ giòn ngọt của mình. Đây sẽ là món ăn vô cùng bổ dưỡng, phù hợp cho cả gia đình.

Những lưu ý khi sử dụng củ sen

Người bị tiểu đường không nên sử dụng củ sen quá nhiều và thường xuyên vì lượng tinh bột chiếm 70% trong củ sen.

Bạn nên chế biến kĩ củ sen trước khi ăn để tránh nhiễm các loại ký sinh trùng không mong muốn vì củ sen sống dưới bùn lầy nên rất dễ tồn tại các loại ký sinh trùng, đặc biệt là trùng lát gừng.

Khi bị nhiễm trùng lát gừng, người bệnh sẽ bị đau âm ỉ vùng bụng trên, tiêu hóa không tốt, đi ngoài nhiều, phân có mùi lạ, thiếu máu, mệt mỏi và sưng phù.

Bất Ngờ Với Tác Dụng Của Rau Ngổ, Ngò Ôm

1.1. Mô tả dược liệu

Rau ngổ hay còn gọi là ngò ôm, thuộc cây thảo, có chiều cao trong khoảng từ 20 – 30cm, có rễ chùm. Thân ngầm, bén rễ ở những mấu, thân đứng hình trụ nhẵn, có khía dọc. Lá mọc vòng 3 – 5 cái, đôi khi mọc đối.

Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ những lá gần ngọn có cuống dài 1cm, nhẵn. Lá bắc ngắn hình sợi, đài hình chuông, 5 răng khô xác, mép có vài lông tuyến đa bào, tràng dài gấp đôi đài, có ống ngắn, chia 2 môi, có chỉ nhị nhẵn.

Quả nang, nhẵn, hình trứng, ngắn hơn đài.

1.2.  Phân bố sinh thái

Chi Limnophila R. Br. Gồm một số loài là cây thảo, phân bố khắp vùng nhiệt đới châu Phi, châu Á và châu Đại dương. Ở Việt Nam, có khoảng 15 loài. Rau ngổ vốn là cây mọc hoang dại ở bờ suối hay những vũng nước nông ở vùng núi. Lượng rau để ăn hiện nay chủ yếu là do trồng. Trong khi đó, rau cũng phân bố tự nhiên khá phổ biến ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới châu Á như Ấn độ, Philippin, Lào…và được trồng ở Trung quốc, Đài Loan, Nhật Bản để làm rau gia vị thông dụng

Ngò ôm là cây ưa mọc trên đất sình lầy, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Sau khi bị ngắt ngọn hay cắt toàn thân, phần gốc còn lại vẫn có khả năng tái sinh chồi khỏe. Chồi mọc ra ở kẽ lá theo kiểu lưỡng phân, và sinh trưởng với tốc độc tương đối nhanh. Do đó trong một năm người ta có thể thu hái lên tới hàng chục lần trên cùng một cá thể.

1.3. Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất còn non, thu hái vào đầu mùa hạ, dùng tươi

1.4. Thành phần hóa học

Rau ngổ chứa 0.13% tinh dầu, flavonoid và tanin. Trong tinh dầu chủ yếu là d-limonen và d-penlaldehyd.

Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của rau ngổ: kết quả cho thấy dược liệu này có độc tính rất thấp, không đáng kể. Cây có tác dụng lợi tiểu, dãn cơ, giải co thắt cơ trơn, dãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận, do đó tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện tống sỏi thận ra ngoài.

Theo Đông y, rau có vị cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu thũng và chỉ dưỡng.

Rau Ngổ được dùng làm gia vị nấu canh chua. Về mặt thuốc, theo kinh nghiệm của lương y Lê Quang Tốt, thảo dược được dùng trị sỏi thận mang lại kết quả tốt. Cách dùng, lấy 50g giã nhỏ, vắt lấy nước pha thêm ít muối, uống ngày 2 lần. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc lợi tiểu như Mã đề, Râu ngô. Sau khi dùng thuốc một thời gian, bệnh nhân tiểu thông, các cơn đau giảm hoặc mất hẳn.

Nhiều người  thắc mắc về tác hại của rau ngổ. Tuy nhiên theo nghiên cứu thì rau om không chứa độc tố. Thay vào đó, tác dụng của cây rau ngổ sẽ khiến bạn không khỏi bất ngờ:

Rau ngổ chữa sỏi thận.

Điều trị bệnh huyết trắng.

Chữa đầy hơi, bí tiểu, đi tiểu ra máu do nhiệt.

Điều trị sỏi túi mật.

Chữa đái dầm, tiểu không tự chủ.

Chữa chảy nước mũi, ho, cảm.

Chữa rắn độc cắn.

Dùng với liều dùng 15 – 30g rau tươi hoặc 3 – 15g rau khô dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu uống. Kết hợp dùng ngoài bằng cách giã nát lá đắp vắt lấy nước bôi hoặc dùng nước sắc để rửa. Hoặc sắc nước uống.

Với  việc rau ngổ chữa rắn độc cắn. Bạn dùng 15g Rau ngổ, Xuyên tâm liên 24g, giã nát thêm một lượng rượu vừa đủ, vắt lấy nước uống, bã xát xung quanh vết cắn.

Phụ nữ có thai không dùng, vì có thể làm giãn cơ tạng phủ, dẫn đến sảy thai.

Khi dùng rau ngổ để ăn sống hay giã lấy nước uống sống cần rửa thật kỹ, ngâm với nước muối loãng để tránh ngộ độc vì nó rất dễ bám dính các loại vi khuẩn.

Rau Sam Là Gì? Những Công Dụng Chữa Bệnh Bất Ngờ Của Rau Sam

Rau sam còn có tên gọi khác là mã xỉ thái hoặc trường thọ thái, có tên khoa học là Portulaca oleracea. Là loại cây thân thảo với thân bò sát đất thường mọc hoang ở những vùng đất ẩm ướt bên bờ ruộng, bãi đất trống, sông suối. Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ngày nay, rau sam đã được trồng nhiều ở nhiều nơi trên thế giới từ Bắc Phi, Nam u và qua Trung Đông.

Rau sam có thân mọng nước, nhẵn, không có lông, dài khoảng 15 – 20cm và có màu hơi đỏ hoặc tím đỏ. Lá rau sam là lá đơn, có hình bầu dục, mặt trên nhẵn bóng. Hoa có 5 cánh màu vàng, không có cuống và thường ra hoa vào cuối xuân đến giữa mùa thu.

Rau sam là loại rau có nhiều công dụng vì các bộ phận của cây như thân, lá và nụ hoa đều có thể sử dụng được. Với vị hơi chua và mặn đặc trưng, rau sam thường được sử dụng để chế biến các món ăn như: Salad, rau sam luộc, canh rau sam,….

Không chỉ là loại thực phẩm ngon mà rau sam còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khoẻ được nhiều người tin dùng. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rau sam được xem như “một vị thuốc trường thọ” có tác dụng chữa bệnh.

Thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ hệ tiêu hoá

Theo Bác sĩ Yên Lâm Phúc của Học viện quân y, rau sam có tính hàn, vị chua, hơi đắng nhẹ và không độc nên được sử dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể. Bên cạnh đó, theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội, rau sam còn giúp kích thích hệ tiêu hoá, dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn và giảm đi các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.

Tác dụng bảo vệ thần kinh

Các nghiên cứu thí nghiệm đã cho thấy rằng, rau sam có tác dụng tăng cường trí nhớ và cải thiện mức độ tập trung nhờ vào thành phần DOPA và Dopamine có trong rau sam.

Bên cạnh đó, dược liệu này còn có tác dụng bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương do thiếu oxy và được xem là một vị thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer – chứng bệnh suy giảm trí nhớ ở người già gây ảnh hưởng tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày như trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ và tư duy của người bệnh.

Tốt cho da, cơ và xương

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ, rau sam có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như: Canxi, sắt, magie, natri, kali, axit folic, vitamin A, vitamin C,… Do đó, rau sam rất tốt cho da, cơ và và xương phát triển tốt.

Không chỉ vậy, hàm lượng canxi cao có trong rau sam giúp hỗ trợ xương chắc khỏe hơn. Ngoài ra, vitamin E và chất glutathione có trong rau sam còn giúp bảo vệ màng tế bào và tránh khỏi các tác nhân gây hại.

Tốt cho tim mạch

Các nhà Dược học Pháp cũng cho thấy rằng rau sam có tác dụng bảo vệ mạch máu, giảm hàm lượng cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ vào thành phần betalain, magie và omega 3 có trong rau sam.

Advertisement

Không chỉ vậy, Dược thư cổ của Anh cũng chỉ ra rằng rau sam giúp hỗ trợ trị đái tháo đường loại 2.

Tác dụng chống ung thư

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu trên tế bào còn cho thấy rằng rau sam có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, kháng khuẩn bảo vệ dạ dày nhờ vào các hợp chất polysacarit, cerebroside, homoisoflavonoid, và alkaloid có trong rau sam.

Rau sam có tính hàn nên phụ nữ mang thai nên hoặc cho con bú nên tránh sử dụng vì có nguy cơ dẫn đến sảy thai hoặc gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi.

Không đun nấu rau sam quá kỹ khi chế biến sẽ khiến rau bị mất đi các chất dinh dưỡng

Những người bị tiêu chảy nặng, cấp tính không nên dùng rau sam hoặc nếu có thì nên kết hợp thêm các loại thuốc có vị cay, ấm

Trong rau sam có chứa 2 thành phần nitrate và oxalate nên những người có tiền sử bệnh sỏi thận nên tránh sử dụng vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Bài viết vừa chia sẻ những bạn những thông tin cần thiết và công dụng chữa bệnh của rau sam. Hy vọng qua bài viết bạn đã thêm cho mình những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc sức khỏe gia đình một cách tốt nhất.

Nguồn: Vinmec

Danh Mục Loài Thực Vật Rừng, Động Vật Rừng, Thủy Sản Nguy Cấp, Quý, Hiếm Danh Sách Động, Thực Vật Quý Hiếm

Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng;

Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa – lịch sử.

IA

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

LỚP THÔNG PINOSIDA

Họ Hoàng đàn Cupressaceae

1 Bách vàng Xanthocyparis vietnamensis

2 Bách đài loan Taiwania cryptomerioides

3 Hoàng đàn hữu liên Cupressus tonkinensis

4 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii

5 Thông nước Glyptostrobus pensilis

Họ Thông Pinaceae

6 Du sam đá vôi Keteleeria davidiana

7 Vân sam fan si pang Abies delavayi subsp. fansipanensis

Họ Hoàng liên gai Berberidaceae

8 Các loài Hoàng liên gai thuộc chi Berberis Berberis spp.

Họ Mao lương Ranunculaceae

9 Hoàng liên chân gà Coptis quinquesecta

10 Hoàng liên bắc Coptis chinensis

Họ Ngũ gia bì Araliaceae

11 Sâm vũ diệp (Vũ diệp tam thất) Panax bipinnatifidus

12 Tam thất hoang Panax stipuleanatus

LỚP HÀNH LILIOPSIDA

Họ lan Orchidaceae

13 Lan kim tuyến Anoectochilus setaceus

14 Lan kim tuyến Anoectochilus acalcaratus

15 Lan kim tuyến Anoectochilus calcareus

16 Lan hài bóng Paphiopedilum vietnamense

17 Lan hài vàng Paphiopedilum villosum

18 Lan hài đài cuộn Paphiopedilum appletonianum

19 Lan hài chai Paphiopedilum callosum

20 Lan hài râu Paphiopedilum dianthum

21 Lan hài hê len Paphiopedilum helenae

22 Lan hài henry Paphiopedilum henryanum

23 Lan hài xanh Paphiopedilum malipoense

24 Lan hài chân tím Paphiopedilum tranlienianum

25 Lan hài lông Paphiopedilum hirsutissimum

26 Lan hài hằng Paphiopedilum hangianum

27 Lan hài đỏ Paphiopedilum delenatii

28 Lan hài trân châu Paphiopedilum emersonii

29 Lan hài hồng Paphiopedilum micranthum

30 Lan hài xuân cảnh Paphiopedilum canhii

31 Lan hài tía Paphiopedilum purpuratum

32 Lan hài trần tuấn Paphiopedilum trantuanhii

33 Lan hài đốm Paphiopedilum concolor

34 Lan hài tam đảo Paphiopedilum gratrixianum

LỚP NGỌC LAN MAGNOLIOPSIDA

Họ Dầu Dipterocarpaceae

35 Chai lá cong Shorea falcata

36 Kiền kiền phú quốc Hopea pierrei

37 Sao hình tim Hopea cordata

38 Sao mạng cà ná Hopea reticulata

Họ Ngũ gia bì Araliaceae

39 Sâm ngọc linh Panax vietnamensis

IB

STT Tên Việt Nam Tên khoa học

LỚP THÚ MAMMALIA

BỘ LINH TRƯỞNG PRIMATES

1 Cu li lớn Nycticebus bengalensis

2 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus

3 Chà vá chân đen Pygathrix nigripes

4 Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus

5 Chà vá chân xám Pygathrix cinerea

6 Voọc bạc đông dương Trachypithecus germaini

7 Voọc bạc trường sơn Trachypithecus margarita

8 Voọc cát bà Trachypithecus poliocephalus

9 Voọc đen má trắng Trachypithecus francoisi

10 Voọc hà tĩnh Trachypithecus hatinhensis

11 Voọc mông trắng Trachypithecus delacouri

12 Voọc mũi hếch Rhinopithecus avunculus

13 Voọc xám Trachypithecus crepusculus

14 Vượn cao vít Nomascus nasutus

15 Vượn đen tuyền Nomascus concolor

16 Vượn má hung Nomascus gabriellae

17 Vượn má trắng Nomascus leucogenys

18 Vượn má vàng trung bộ Nomascus annamensis

19 Vượn siki Nomascus siki

BỘ THÚ ĂN THỊT CARNIVORA

20 Sói đỏ (Chó sói lửa) Cuon alpinus

21 Gấu chó Helarctos malayanus

22 Gấu ngựa Ursus thibetanus

23 Rái cá lông mượt Lutrogale perspicillata

24 Rái cá thường Lutra lutra

25 Rái cá vuốt bé Aonyx cinereus

26 Rái cá lông mũi Lutra sumatrana

27 Cầy mực Arctictis binturong

28 Cầy gấm Prionodon pardicolor

29 Báo gấm Neofelis nebulosa

30 Báo hoa mai Panthera pardus

31 Beo lửa Catopuma temminckii

32 Hổ đông dương Panthera tigris corbetti

33 Mèo cá Prionailurus viverrinus

34 Mèo gấm Pardofelis marmorata

BỘ CÓ VÒI PROBOSCIDEA

35 Voi châu á Elephas maximus

BỘ MÓNG GUỐC LẺ PERISSODACTYLA

36 Tê giác một sừng Rhinoceros sondaicus

BỘ MÓNG GUỐC CHẴN ARTIODACTYLA

37 Bò rừng Bos javanicus

38 Bò tót Bos gaurus

39 Hươu vàng Axis porcinus annamiticus

40 Hươu xạ Moschus berezovskii

41 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis

42 Mang trường sơn Muntiacus truongsonensis

43 Nai cà tong Rucervus eldii

44 Sao la Pseudoryx nghetinhensis

45 Sơn dương Naemorhedus milneedwardsii

BỘ TÊ TÊ PHOLIDOTA

46 Tê tê java Manis javanica

47 Tê tê vàng Manis pentadactyla

BỘ THỎ RỪNG LAGOMORPHA

48 Thỏ vằn Nesolagus timminsi

LỚP CHIM AVES

BỘ BỒ NÔNG PELECANIFORMES

49 Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis

50 Cò thìa Platalea minor

51 Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni

52 Quắm lớn (Cò quắm lớn) Thaumatibis gigantea

53 Vạc hoa Gorsachius magnificus

BỘ CỔ RẮN SULIFORMES

54 Cổ rắn Anhinga melanogaster

BỘ BỒ NÔNG PELECANIFORMES

55 Cò trắng trung quốc Egretta eulophotes

BỘ HẠC CICONIFORMES

56 Già đẫy nhỏ Leptoptilos javanicus

57 Hạc cổ trắng Ciconia episcopus

58 Hac xám Mycteria cinerea

BỘ ƯNG ACCIPITRIFORMES

59 Đại bàng đầu nâu Aquila heliaca

60 Kền kền ấn độ Gyps indicus

61 Kền kền ben gan Gyps bengalensis

BỘ CẮT FALCONIFORMES

62 Cắt lớn Falco peregrinus

BỘ CHOẮT CHARADRIIFORMES

63 Choắt lớn mỏ vàng Tringa guttifer

BỘ NGỖNG ANSERIFORMES

64 Ngan cánh trắng Asarcornis scutulata

BỘ GÀ GALLIFORMES

65 Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi

66 Gà lôi tía Tragopan temminckii

67 Gà lôi trắng Lophura nycthemera

68 Gà so cổ hung Arborophila davidi

69 Gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini

70 Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum

71 Trĩ sao Rheinardia ocellata

BỘ SẾU GRUIFORMES

72 Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) Grus antigone

BỘ Ô TÁC OTIDIFORMES

73 Ô tác Honbaropsis bengalensis

BỘ BỒ CÂU COLUMBIFORMES

74 Bồ câu ni cô ba Caloenas nicobarica

BỘ HỒNG HOÀNG Bucerotiformes

75 Hồng hoàng Buceros bicornis

76 Niệc cổ hung Aceros nipalensis

77 Niệc mỏ vằn Rhyticeros undulatus

78 Niệc nâu Anorrhinus austeni

BỘ SẺ PASSERRIFORMES

79 Khướu ngọc linh Trochalopteron ngoclinhense

LỚP BÒ SÁT REPTILIA

BỘ CÓ VẢY SQUAMATA

80 Tắc kè đuôi vàng Cnemaspis psychedelica

81 Thằn lằn cá sấu Shinisaurus crocodilurus

82 Kỳ đà vân Varanus nebulosus (Varanus bengalensis)

83 Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah

BỘ RÙA TESTUDINES

84 Rùa ba-ta-gua miền nam Batagur affinis

85 Rùa hộp trán vàng miền trung (Cuora bourreti) Cuora bourreti

86 Rùa hộp trán vàng miền nam (Cuora picturata) Cuora picturata

87 Rùa hộp trán vàng miền bắc Cuora galbinifrons

88 Rùa trung bộ Mauremys annamensis

89 Rùa đầu to Platysternon megacephalum

90 Giải sin-hoe Rafetus swinhoei

91 Giải Pelochelys cantorii

BỘ CÁ SẤU CROCODILIA

92 Cá sấu nước lợ (Cá sấu hoa cà) Crocodylus porosus

93 Cá sấu nước ngọt (Cá sấu xiêm) Crocodylus siamensis

NHÓM I

STT Tên Việt Nam Tên khoa học

I LỚP ĐỘNG VẬT CÓ VÚ MAMMALIAS

1 Họ cá heo biển (tất cả các loài, trừ cá heo trắng trung hoa – Sousa chinensis) Delphinidae

2 Họ cá heo chuột (tất cả các loài) Phocoenidae

3 Họ cá heo nước ngọt (tất cả các loài) Platanistidae

4 Họ cá voi lưng gù (tất cả các loài) Balaenopteridae

5 Họ cá voi mõm khoằm (tất cả các loài) Ziphiidae

6 Họ cá voi nhỏ (tất cả các loài) Physeteridae

II LỚP CÁ XƯƠNG OSTEICHTHYES

7 Cá chình mun Anguilla bicolor

8 Cá chình nhật Anguilla japonica

9 Cá cháy bắc Tenualosareevesii

10 Cá mòi đường Albulavulpes

11 Cá đé Ilishaelongata

12 Cá thát lát khổng lồ Chitalalopis

13 Cá anh vũ Semilabeo obscurus

14 Cá chép gốc Procyprismerus

15 Cá hô Catlocarpiosiamensis

16 Cá học trò Balantiocheilosambusticauda

17 Cá lợ thân cao (Cá lợ) Cyprinus hyperdorsalis

18 Cá lợ thân thấp Cyprinus muititaeniata

19 Cá măng giả Luciocyprinuslangsoni

20 Cá may Gyrinocheilusaymonieri

21 Cá mè huế Chanodichthysflavpinnis

22 Cá mom (Cá rồng) Scleropagesformosus

23 Cá pạo (Cá mị) Sinilabeograffeuilli

24 Cá rai Neolisochilusbenasi

25 Cá trốc Acrossocheilusannamensis

26 Cá trữ Cyprinus dai

27 Cá thơm Plecoglossusaltivelis

28 Cá niết cúc phương Pterocryptiscucphuongensis

29 Cá tra đầu Pangasianodongigas

30 Cá chen bầu Ompokbimaculatus

31 Cá vồ cờ Pangasius sanitwongsei

32 Cá sơn đài Ompokmiostoma

33 Cá bám đá Gyrinocheiluspennocki

34 Cá trê tối Clariasmeladerma

35 Cá trê trắng Clariasbatrachus

36 Cá trèo đồi Chana asiatica

37 Cá bàng chài vân sóng Cheilinusundulatus

38 Cá dao cạo Solenostomus paradoxus

39 Cá dây lưng gù Cyttopsiscypho

40 Cá kèn trung quốc Aulostomuschinensis

41 Cá mặt quỷ Scorpaenopsisdiabolus

42 Cá mặt trăng Molamola

43 Cá mặt trăng đuôi nhọn Masturuslanceolatus

44 Cá nòng nọc nhật bản Ateleopus japonicus

45 Cá ngựa nhật Hippocampus japonicus

46 Cá đường (Cá sủ giấy) Otolithoidesbiauratus

47 Cá kẽm chấm vàng Plectorhynchusflavomaculatus

48 Cá kẽm mép vẩy đen Plectorhynchusgibbosus

49 Cá song vân giun Epinephelusundulatostriatus

50 Cá mó đầu u Bolbometoponmuricatum

51 Cá mú dẹt Cromileptesaltivelis

52 Cá mú chấm bé Plectropomusleopardus

53 Cá mú sọc trắng Anyperodonleucogrammicus

54 Cá hoàng đế Pomacanthus imperator

III LỚP CÁ SỤN CHONDRICHTHYES

55 Các loài cá đuối nạng Mobula sp.

56 Các loài cá đuối ó mặt quỷ Manta sp.

57 Cá đuối quạt Okamejeikenojei

58 Cá giống mõm tròn Rhinaancylostoma

59 Cá mập đầu bạc Carcharhinus albimarginatus

60 Cá mập đầu búa hình vỏ sò Sphyrna lewini

61 Cá mập đầu búa lớn Sphyrna mokarran

62 Cá mập đầu búa trơn Sphyrna zygaena

63 Cá mập đầu vây trắng Carcharhinus longimanus

64 Cá mập đốm đen đỉnh đuôi Carcharhinus melanopterus

65 Cá mập hiền Carcharhinus amblyrhynchoides

66 Cá mập lơ cát Carcharhinus leucas

67 Cá mập lụa Carcharhinus falciformis

68 Cá mập trắng lớn Carcharodon carcharias

69 Cá nhám lông nhung Cephaloscyllium umbratile

70 Cá nhám nâu Etmopterus lucifer

71 Cá nhám nhu mì Stegostomafasciatum

72 Cá nhám rang Rhinzoprionodonacutus

73 Cá nhám thu Lamna nasus

74 Cá nhám thu/cá mập sâu Pseudocarchariaskamoharai

75 Cá nhám voi Rhincodon typus

76 Các loài cá đao Pristidae spp.

77 Các loài cá mập đuôi dài Alopias spp.

IV LỚP HAI MẢNH VỎ BIVALVIA

78 Trai bầu dục cánh cung Margaritanopsislaosensis

79 Trai cóc dày Gibbosulacrassa

80 Trai cóc hình lá Lamprotulablaisei

81 Trai cóc nhẵn Cuneopsisdemangei

82 Trai cóc vuông Protuniomessageri

83 Trai mẫu sơn Contradensfultoni

84 Trai sông bằng Pseudobaphiabanggiangensis

V LỚP CHÂN BỤNG GASTROPODA

85 Các loài trai tai tượng Tridacna spp.

86 Họ ốc anh vũ (tất cả các loài) Nautilidae

87 Ốc đụn cái Tectusniloticus

88 Ốc đụn đực Tectuspyramis

89 Ốc mút vệt nâu Cremnoconchusmessageri

90 Ốc sứ mắt trĩ Cypraeaargus

91 Ốc tù và Charoniatritonis

92 Ốc xà cừ Turbo marmoratus

VI LỚP SAN HÔ ANTHOZOA

93 Bộ san hô đá (tất cả các loài) Scleractinia

94 Bộ san hô cứng (tất cả các loài) Stolonifera

95 Bộ san hô đen (tất cả các loài) Antipatharia

96 Bộ san hô sừng (tất cả các loài) Gorgonacea

97 Bộ san hô xanh (tất cả các loài) Helioporacea

VII NGÀNH DA GAI ECHINODERMATA

98 Cầu gai đá Heterocentrotusmammillatus

99 Hải sâm hổ phách Thelenotaanax

100 Hải sâm lựu Thelenotaananas

101 Hải sâm mít hoa (Hải sâm dừa) Actinopygamauritiana

102 Hải sâm trắng (Hải sâm cát) Holothuria (Metriatyla) scabra

103 Hải sâm vú Microthelenobilis

VIII GIỚI THỰC VẬT PLANTAE

104 Cỏ nàn Halophila beccarii

105 Cỏ xoan đơn Halophila decipiens

106 Cỏ lăn biển Syringodiumizoetifolium

107 Rong bắp sú Kappaphycus striatum

108 Rong bong bóng đỏ Scinaiaboergesenii

109 Rong câu chân vịt Hydropuntiaeucheumoides

110 Rong câu cong Gracilariaarcuata

111 Rong câu dẹp Gracilariatextorii

112 Rong câu đỏ Gracilaria rubra

113 Rong câu gậy Gracilariablodgettii

114 Rong chân vịt nhăn Cryptonemiaundulata

115 Rong đông gai dày Hypneaboergesenii

116 Rong đông sao Hypneacornuta

117 Rong hồng mạc nhăn Halymeniadilatata

118 Rong hồng mạc trơn Halymeniamaculata

119 Rong hồng vân Betaphycusgelatinum

120 Rong hồng vân thỏi Eucheuma arnoldii

121 Rong kỳ lân Kappaphycuscottonii

122 Rong mơ Sargassum quinhonensis

123 Rong mơ mềm Sargassum tenerrimum

124 Rong nhớt Helminthodadiaaustralis

125 Rong sụn gai Eucheuma denticulatum

126 Rong tóc tiên Bangiafuscopurpurea

Khám Phá 13 Tác Dụng Bất Ngờ Của Nước Ép Lựu

1. Chứa hàm lượng chất chống oxy hóa

Màu đỏ rực rỡ của lựu có từ polyphenols – chất chống oxy hóa rất mạnh mẽ. Nước lựu chứa hàm lượng chất oxy hóa cao hơn nhiều so với hầu hết các loại nước ép trái cây khác, cao hơn gấp 3 lần so với rượu vang đỏ và trà xanh. Chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp loại bỏ các gốc tự do, giảm viêm và bảo vệ tế bào không bị tổn thương.

Quả lựu

2. Giàu Vitamin

Duy nhất chỉ có nước ép lựu chứa hơn 40% lượng vitamin C mà bạn cần hàng ngày. Vitamin C có thể bị suy giảm khi diệt khuẩn, vì vậy, hãy lựa chọn nước ép lựu hoặc dùng lựu tươi để hấp thu được hầu hết các chất dinh dưỡng.

Ngoài vitamin C và vitamin E, nước ép lựu còn chứa rất nhiều folate, kali và vitamin K.

3. Ngừa ung thư

Gần đây, các nhà nghiên cứu đẫ phát hiện ra rằng nước lựu có thể giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của loại nước này trên ung thư tuyến tiền liệt, song kết quả vẫn chỉ dừng ở mức sơ bộ.

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu dài hạn nào với việc chứng minh nước ép lựu có khả năng ngăn ngừa ung thư và giảm các nguy cơ, song việc bổ sung nước lựu và chế độ ăn uống của bạn không hề có hại. Đã có nhiều kết quả đáng khích lệ trong các nghiên cứu, và các nghiên cứu lớn hơn vẫn đang được tiến hành.

Nồng độ cao của các chất chống oxy hóa trong nước lựu được cho là có thể làm ngưng trệ sự tiến triển của bệnh Alzheimer và bảo vệ bộ nhớ của người bệnh.

4. Giúp tiêu hóa tốt

Nước lựu có thể giảm viêm ở ruột và cải thiện tiêu hóa. Nước lựu có thể mang lại lợi ích cho những người bị bệnh Crohn, viêm loét đại tràng và các bệnh viêm ruột khác.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang tranh cãi về việc liệu nước ép lựu có làm xấu đi tình trạng tiêu chảy hay không. Vì vậy, nhiều bác sĩ đưa ra lời khuyên là bạn nên tránh uống nước lựu cho đến khi cảm thấy các triệu chứng đã giảm hẳn

5. Chống viêm

Nước lựu là một chất chống viêm mạnh do nồng độ cao của các chất chống oxy hóa. Nó có thể giúp giảm viêm khắp cơ thể và ngăn ngừa stress oxy hóa và tổn thương

6. Tốt cho tim

Nước lựu được đánh giá là loại nước ép rất có lợi cho một trái tim khỏe mạnh. Nước ép lựu có tác dụng bảo vệ tim và động mạch. Một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng nước ép lựu có thể cải thiện lưu lượng máu và giữ cho động mạch không trở nên cứng và dày hơn. Không chỉ vậy, nước lựu có thể làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám và sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Tuy nhiên, nước lựu có thể có phản ứng tiêu cực với thuốc hạ huyết áp và cholesterol như statin.

7. Tốt cho khớp

Chất flavonol trong nước ép lựu có thể giúp ngăn tình trạng viêm, có lợi cho viêm xương khớp và sụn bị tổn thương. Loại nước này hiện đang được nghiên cứu tác động đối với bệnh loãng xương, viêm khớp dạng thấp và các loại bệnh viêm khớp khác.

8. Giúp giảm huyết áp

Uống nước ép lựu hàng ngày có thể giúp giảm huyết áp tâm thu. Song nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để xác định nước ép lựu có thểm làm giảm huyết áp tổng thể trong thời gian dài hay không.

9. Kháng virus

Với vitamin C và các dưỡng chất tăng cường miễn dịch khác như vitamin E, nước ép lựu có thể ngăn ngừa bệnh tật và chống nhiễm trùng. Lựu cũng được chứng minh là có khả năng kháng khuẩn và kháng virus trong phòng thí nghiệm. Hiện các nhà nghiên cứu đang xét xét hiệu ứng của nước ép lựu đối với nhiễm trùng thông thường và virus.

10. Đối với trí nhớ

Uống khoảng 240 ml nước lựu hàng ngày có thể cải thiện việc học và khả năng ghi nhớ.

11. Tình dục và khả năng sinh sản

Nước ép lựu có rất nhiều chất chống oxy hóa và có khả năng tác động đến stress oxy hóa. Stress oxy hóa được chứng minh là gây ra rối loạn chức năng của tinh trùng và làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nước lựu được chứng minh giúp giảm stress oxy hóa trong nhau thai. Ngoài ra, uống nước ép lựu có thể làm tăng nồng độ testosterone ở nam giới và phụ nữ, một trong những hormone chính của tình dục.

12. Hiệu suất thể thao

Nước lựu có khả tăng tăng cường khả năng thi đấu thể thao, giảm đau và cải thiện khả năng phục hồi sức mạnh. Ngoài ra, nước lựu còn làm giảm tác động có hại của sự oxy hóa gây ra bởi tập thể thao.

13. Tiểu đường

Lựu được sử dụng như một phương thuốc chữa tiểu đường ở Trung Đông và Ấn Độ. Mặc dù chưa rõ tác dụng của quả lựu đối với bệnh tiểu đường, song chúng có thể giúp giảm sự đề kháng insulin và giúp lượng đường trong máu thấp hơn.

Với những tác dụng kì diệu trên, bạn còn chần chừ gì mà không đưa nước ép lựu vào chế độ ăn của mình? Vừa thơm ngon, vừa làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính và viêm thì còn gì tuyệt vời hơn. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời để vừa có được chất dinh dưỡng, vừa phòng ngừa nhiều bệnh phải không?

Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Gai Cua: Loài Thực Vật Đẹp Với Công Dụng Bất Ngờ trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!