Bạn đang xem bài viết Cây Cốt Toái Bổ: Vị Thuốc Quý Bồi Bổ Gân Cốt được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cốt toái bổ còn có tên gọi là Bổ cốt toái, Co tạng tố (Thái ở châu Quỳnh Nhai), Co in tó (Thái ở Điện Biên). Hay một số tên ít phổ biến khác là Cây tổ phượng, Cây tổ rồng, Tổ điều, Tắc kè đá.
Cốt toái bổ là thân rễ phơi khô của cây bổ cốt toái. Gọi là bổ cốt toái vì người ta cho rằng cây này có tác dụng làm liền những xương đập gãy.
Tên Co tạng tó, vì tạng có nghĩa là đặt vào, tó có nghĩa là liền lại, vì vị thuốc này đặt vào thì làm liền lại. Chữ in có nghĩa là gân, là vì vị thuốc có tác dụng nối liền gân cốt.
2.1 Phân bốCây sống riêng trên các hốc đá, mọc trên những đám rêu, hoặc sống trên các thân cây lớn như cây đa, cây si. Cây sống lâu năm, có thân rễ dày mẫm, phủ nhiều vẩy màu vàng, bóng. Mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng núi nước ta. Còn có mọc ở Lào, Trung Quốc (miền Trung và miền Nam).
Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm, vào những lúc ít công việc đồng áng, thường vào các tháng 4 đến tháng 8 – 9.
2.2 Bào chếHái về, rửa sạch đất cát, trừ bỏ các lá là dùng được.
Nếu dùng dược liệu khô thì rửa sạch, cạo sạch lông, thái mỏng phơi khô. Có khi tẩm mật hoặc tẩm rượu sao qua. Có thể lấy cát sao khô rồi cho cốt toái bổ đã làm sạch vào, sao đến khi có màu vàng xám, phồng lên. Lấy ra, loại bỏ cát, để nguội đập cho sạch lông.
Trong Cốt toái bổ Drymria fortunei có hesperi – din (CA., 1970, 73, 11382j) và 25 – 34,89% tinh bột (Trung Quốc thực vật chí, 1961, 447).
Những nghiên cứu mới cho thấy trong Cốt toái bổ có tổng cộng 369 hợp chất đã được phát hiện, so với ít hơn 50 hợp chất khi không phân tách. Trong đó có flavonoid, proanthocyanidin, triterpenoids, axit phenolic và lignans.
4.1 Ngăn ngừa loãng xươngDựa trên tác dụng của một polysacarit đồng nhất (DFPW) đã được phân lập và tinh chế từ thân rễ khô của Cốt toái bổ lên xương chuột bị cắt bỏ buồng trứng (OVX). Có khả năng kết luận việc uống DFPW hàng ngày sẽ là phương thuốc hữu ích để điều trị chứng loãng xương sau mãn kinh ở chuột, có thể so sánh với Raloxifene.
4.2 Diệt vi khuẩn đường miệngCloroform từ Cốt toái bổ kết hợp với ampicillin hoặc gentamicin đã tiêu diệt 100% hầu hết các vi khuẩn được thử nghiệm trong vòng 3 – 4 giờ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy hoạt động kháng khuẩn và hiệp đồng của cloroform này là kháng sinh chống lại mầm bệnh đường miệng.
5.1 Theo tài liệu cổ
Cốt toái bổ có vị đắng, tính ấm và không độc, vào hai kinh can và thận. Có khả năng bổ thận, trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hoà hoãn, sát trùng đỡ đau. Dùng chữa đập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù răng đau, thận hư.
Dùng uống trong hay đắp ở ngoài. Liều dùng hàng ngày là 6 đến 12g. Dùng ngoài không có liều lượng.
Có thể dùng dưới hình thức thuốc sắc hay ngâm rượu, hoặc giã đắp lên vết thương.
5.2 Theo nghiên cứu
Năm 1963, tại Quân y viện 6 (Tây Bắc) có dùng cốt toái bổ điều trị có kết quả 4 trường hợp bong gân, tụ máu như sau:
Cốt toái bổ tươi hái về, bóc bỏ hết lông tơ và lá khô, sau đó đem rửa sạch, giã nhỏ. Dấp một ít nước vào, gói vào lá đã nướng cho mềm, rồi đắp lên các vết đau. Những loại gãy xương hở không dùng cách này. Trong ngày thay thuốc bó nhiều lần. Nếu không đủ cốt toái bổ, có thể lấy bã thuốc ra, dấp nước rồi lại băng lại. Thường chỉ sau 3 ngày đến 1 tuần là bệnh nhân đỡ và ra viện. Trong khi đó, dùng các phương pháp khác kéo dài có khi hàng tháng mà không đỡ.
5.3 Tóm lạiCốt toái bổ có công dụng:
Bổ Thận, trị đau xương khớp, chữa bong gân tụ máu
Ngăn ngừa loãng xương và diệt vi khuẩn đường miệng
5.3 Đơn thuốc kinh nghiệm 5.3.1 Trị chứng răng đau, răng lung lay, răng chảy máu
Bột Cốt toái bổ vừa đủ sao đen xát vào răng.
Hoặc Thục địa 16g, Sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi thứ 12g, Tế tân 2g, Cốt toái bổ 16g, sắc uống.
5.3.2 Trị chấn thương phần mềm, gãy xương kínCốt toái bổ, lá Trắc bá diệp tươi, quả Bồ kết tươi, lượng bằng nhau, tán nhỏ, mỗi thứ 12g, ngày 2 lần, hãm nước sôi uống hoặc trộn với hồ bó ngoài.
Người âm hư, huyết hư không dùng được.
Không dùng cốt toái bổ cho các trường hợp thiếu âm kèm nhiệt nội và các triệu chứng ứ máu.
Cây Thuốc Quý Ở Vùng Đất Quảng Bình
Từ rất lâu, con người để phục vụ cho mục đích chữa bệnh cũng như là nhu cầu cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đã tìm kiếm và sử dụng rất nhiều loại dược liệu quý hiếm đến từ thiên nhiên. Những cây thuốc quý này luôn được săn đón và tìm mua với mức giá vô cùng đắt đỏ. Đặc biệt trong số đó chính là những cây thuộc họ nhà sâm. Ở Hàn Quốc, ta thường được nghe đến những cây nhân sâm quý hiếm thì đến Việt Nam ta cũng được biết đến sâm bố chính – một loại dược liệu với công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Nguồn gốc của cây sâm bố chính
Thực tế, nguồn gốc ban đầu của cây sâm này chính không phải là từ tỉnh Quảng Bình. Sâm bố chính đầu tiên được biết đến với tên gọi là Sâm thổ hào, là một loại cây thuộc nhóm thực vật có hoa thuộc họ Cẩm quỳ.
Giống sâm này còn có tên gọi là sâm “tiến vua“
Loại sâm này có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz và lần đầu tiên được miêu tả khoa học năm 1924.
Ngoài ra, sâm bố chính cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác như: sâm báo, cây sâm bổ, cây bảo sâm, …
Đặc điểm của cây sâm bố chính
Cây sâm quý này không quá hiếm gặp. Là một loại cây có nhiều điểm đặc trưng cũng như thành phần dưỡng chất bên trong khá đa dạng và với nhiều loại hợp chất có lợi cho sức khỏe con người
Đặc điểm bên ngoài:
Sâm bố chính là cây có hoa, cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ khoảng 50cm đến 1m. Thân cây thường mọc thẳng đứng, đôi khi sẽ bắt gặp chúng dựa sát những gốc cây to vì một số cây có phần thân khá yếu.
Sâm bố chính thường có hoa màu đỏ hồng
Lá cây có màu xanh, hình dạng trái xoan; phần cuối của phiến lá giống hình mũi tên hoặc hình tim, mặt lá có một lớp lông. Lá cây nhỏ dần từ thân lên ngọn và mọc so le với nhau.
Hoa có kích thước lớn chiều dài cuống hoa từ 5-8 cm, đường kính từ 5cm. Hoa có 5 cánh, nhiều màu sắc khác nhau như hồng, đỏ vàng có màu nhạt và trắng dần khi xuống gần nhị hoa. Đài hoa hình túi, có lông và răng nhỏ. Cây thường ra hoa vào độ tháng 6 đến tháng 7.
Quả có hình bầu dục nhìn như quả trứng phủ lông. Lúc đầu sẽ có màu xanh, khi chín quả sẽ chuyển thành màu nâu. Sau khi chính quả cũng tự nứt ra, bên trong quả chứa những hạt màu nâu nhỏ, có hình dáng tương tự quả thận. Những hạt này sẽ được lấy lại để làm hạt giống.
Rễ cây là nơi hội tự những dưỡng chất của cây sâm
Điều đặc biệt ở loại cây này đó chính là bộ phận rễ cây. Rễ cây sâm quý này phìn to như những củ nhân sâm, có màu vàng nhạt hoặc trắng. Độ lớn của phần rễ cây thường có đường kính từ 1.5 – 2cm. Và bộ phận này cũng chính là nơi hội tụ tinh hoa của một cây sâm bố chính, chứa những thành phần có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh.
Đặc điểm thành phần (hóa học):
Cây sâm bố chính được xem là một loại cây quý, một cây thuốc tốt đó chính là bởi những thành phần nằm trong cây, đặc biệt là trong phần rễ phình to của cây. Trong y học cổ truyền, loại sâm quý này được miêu tả là có vị ngọt nhẹ, hàn tính và có cảm giác hơi nhớt.
Rễ cây là nơi quý nhất của một cây sabochi
Trong thành phần của rễ cây sâm bố chính, người ta nguyên cứu và tìm thấy được rất nhiều thành phần khác nhau bao gồm các acid béo, acid hữu cơ, hơn 10 loại acid amin khác nhau, … Tất cả đều là những thành phần có lợi cho cơ thể, tác dụng lớn trong việc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, khí huyết, …
Theo nguyên cứu cho thấy, trong củ của rễ cây sâm này có chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%. lipit gồm acid myristic, acid palmitic, acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %. Các amino acid gồm 11 chất, trong đó có histidin, arginin, threonine, alanine,proline, tyrosine, valin, phenylalanine và leucine. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%. Chất nhầy là D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P.
Hiện nay, vì những công dụng tuyệt vời mà sâm bố chính đem lại, ở nhiều nơi đã thực hiện trồng và nhân giống loại cây này với nhiều quy mô lớn và nhỏ khác nhau. Cây sâm quý này được trồng ở nhiều địa phương tuy nhiên ta có thể tìm thấy số lượng lớn những cây sâm bố chính đặc biệt ở các tình như Quảng Bình, Hòa Bình.
Những giống cây sâm bố chính
Theo như nghiên cứu thì cây sâm bố chính không chỉ có một loại. Chúng xuất hiện nhiều giống cây khác nhau. Sự khác nhau này xuất hiện từ đặc điểm bên ngoài, loại đất trồng cũng như là hàm lượng dưỡng chất trong củ ở rễ cây. Về cơ bản thì có 4 loại cây sâm quý hiếm này được phân loại theo màu hoa như sau:
Cây có hoa màu đỏ: Đây là loại cây có hàm lượng dưỡng chất cũng như dược tính trong thành phần cao nhất. Phần rễ của cây phình to và ít phân nhánh. Loại cây hoa đỏ này thường được tìm thấy ở vùng đồi núi Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tuy giống cây này có hàm lượng dưỡng chất cao, nhưng do khai thác nhiều lại không được chăm sóc và nhân giống riêng biệt nên giống cây này khá hiếm và đang dần ít đi.
Sâm bố chính hoa hồng thường có ít dược tính hơn
Cây có hoa màu hồng: Đây là loại hoa xuất hiện nhiều ở vùng đồng bằng. Người ta thường trồng loại cây này để làm cảnh vì công dụng làm thuốc của giống cây này thấp và ít dược tính hơn so với loại sâm có hoa màu đỏ.
Cây có hoa màu đỏ hồng: Đây là giống cây sâm bố chính mọc nhiều và phổ biến nhất. Chúng được trồng ở nhiều nơi, nhiều tỉnh thành khắp cả nước. Lý do mà người ta đầu tư và nhân giống loại sâm bố chính này nhiều đó chính là vì giống cây này thích nghi và sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, vùng khí hậu khác nhau. Ngoài ra, loại sâm bố chính hoa đỏ hồng này còn cho sản lượng lớn, thu được nguồn lợi cao hơn.chính vì vậy mà chúng ta thường bắt gặp giống sâm bố chính này là chủ yếu.
Cây có hoa màu vàng: Trong 4 giống cây thì đây là giống sâm bố chính ít được người ta khai thác nhất. Lý do là vì, giống cây này không có củ, vì vậy không đem lại dược tính và không phù hợp để dùng làm thuốc.
Ngoài ra, cây sâm bố chính còn được phân loại vùng đất và địa hình. Chúng được phân thành 3 loại là chủ yếu: Địa hình núi thấp (vùng Tây Nguyên và Trung Bộ Việt Nam), Địa hình bán sơn địa* (vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang), Địa hình đồng bằng phù sa
* vùng bán sơn địa: là vùng đất vừa có nhiều núi, vừa có nhiều khoảng đất trống rộng bằng phẳng
Cây sâm bố chính và những công dụng tuyệt vời
Chữa trị các bệnh về đường hô hấp: Đây được xem là một trong những công dụng chính của sâm bố chính được nhiều người sử dụng. Từ hồi xưa, vị danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng đã dùng loại sâm quý này để làm thuốc chữa bệnh họ, nóng sốt. Ngày nay, người ta thường kết hợp sâm bố chính cùng với cam thảo để điều chế ra thuốc chữa trị các bệnh như ho, viêm họng, viêm phế quản, bệnh lao phổi. Đặc biệt, liều thuốc này an toàn và có thể dùng cho cả trẻ em.
Sâm bố chính chữa trị các bệnh về đường hô hấp
Chữa trị bệnh đổ mồ hôi nhiều ở tay
Chữa bệnh đổ nhiều mồ hôi: Đối với những người có thể trạng hay ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi ở tay và chân, sâm bố chính sẽ là một bài thuốc hiệu quả, giúp giảm hiện tượng tiết ra nhiều mồ hôi quá mức. Để trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, người ta thường kết hợp sâm bố chính với những loại dược liệu khác như địa hoàng thán, quế nhục, … Uống bài thuốc này mỗi ngày bệnh sẽ được cải thiện một cách rõ rệt và hiệu quả.
Giúp cải thiện giấc ngủ, ngủ sâu hơn
Cải thiện sức khỏe sinh lý ở nam giới
Các cách sử dụng sâm bố chính để làm thuốc hiệu quả
Cây sâm này có nhiều công dụng tốt như trên, vậy phải làm sao để có thể sử dụng và khai thác hiệu quả được những công dụng đó một cách an toàn?
Ngâm rượu sâm bố chính
Ngâm rượu được xem là cách làm phổ biến nhất trong các gia đình. Cách làm này khá đơn giản, không cần nhiều nguyên liệu cũng như là dụng cụ.
Đối với việc ngâm rượu, trước tiên ta cần chuẩn bị như sau: mua một bình rượu thủy tinh với dung tích phù hợp; ngoài ra, ta cũng không thể thiếu rượu, rượu nên được mua ở nơi uy tín, chất lượng tốt; và cuối cùng đó chính là nguyên liệu chính của chúng ta – sâm bố chính, ta cần chuẩn bị sâm bố chính được sao vàng hạ thổ và rửa sạch sẽ.
Người ta thường ngâm rượu chúng để làm thuốc
Đối với hình thức ngâm rượu này, chúng ta cần phải lưu ý tỷ lệ giữa lượng rượu và lượng sâm bố chính. Tỷ lệ phù hợp để ngâm đó chính là 1:10, cứ 1kg sâm thì ngâm cùng với 10 lít rượu (có thể sử dụng rượu trắng 40 độ để ngâm). với tỷ lệ này cần ngâm từ 1 -2 tháng để rượu đủ thấm và có tác dụng hiệu quả cao. Khi ngâm theo tỷ lệ 1:10 ta có thể dùng rượu này để chữa các bệnh như yếu sinh lý, giúp người dùng tinh thần thoải mái, tăng ham muốn tình dục.
Sâm bố chính pha trà, nấu nước uống mỗi ngày
Ngoài phương pháp ngâm rượu ở trên thì sâm bố chính còn được dùng để nấu nước trà uống hằng ngày. Cách làm có lẽ sẽ phù hợp hơn, bởi vì có thể sử dụng cho tất cả mọi người từ người già đến trẻ nhỏ.
Với hình thức này, trước tiên, ta cần phải xử lý phần củ sâm một cách phù hợp. Cách làm này rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần làm sạch sâm bố chính, thái lát mỏng và sau đó đem đi phơi khô dưới nắng. Lúc này ta có thể bảo quản sâm trong thời gian lâu hơn và thuận tiện sử dụng hơn. Mỗi ngày chỉ cần lấy một ít sâm đã được thái lát phơi khô đun lên thành nước trà dùng uống mỗi ngày.
Nấu trà từ loài sâm này để uống mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe
Với cách làm này, ta có thể sử dụng để giúp cải thiện giấc ngủ, tăng cảm giác thèm ăn, giúp bổ sung khí huyết cho người bị suy nhược,…
Ngâm cùng với mật ong
Một cách làm khác cũng được nhiều người biết đến đó chính là ngâm sâm bố chính cùng với mật ong.
Với cách làm này, ta cần một bình thủy tinh, và một lượng mật ong nguyên chất. Đầu tiên, rửa sạch và thái lát mỏng lượng sâm bố chính. Sau đó đem ngâm chúng trong mật ong. Lưu ý, hãy đổ ngập mật ong lên những lát sâm để đảm bảo dưỡng chất thấm đều. Hỗn hợp này cần được ngâm trong vòng từ 2-3 tháng là có thể đem ra dùng. Có hai cách dùng, thứ nhất là ăn những lát sâm, từ 2-3 lát một ngày; thứ hai là dùng nước mật ong ngâm sâm để uống, có thể pha loãng với nước hoặc dùng để pha với trà và uống hàng ngày.
Cách xử lý này giúp cho người lớn và trẻ nhỏ đều dễ sử dụng nhờ vị ngọt của mật ong.
Tuy nhiên có một hạn chế ở cách làm này đó chính là chất lượng của mật ong khó được đảm bảo làm giảm bớt dược tính của sâm vì mật ong giả xuất hiện rất nhiều trên thị trường và khó phân biệt.
Sâm bố chính có được bán với giá bao nhiêu
Một câu hỏi đặt ra là, loại sâm này quý này có dược tính cao và nhiều công dụng như vậy thì liệu giá thành của chúng có đắt đỏ?
Có thể thấy so với những loại sâm được dùng làm thuốc thì sâm bố chính ở Việt Nam được bán với giá cả phải chăng. Giá của chúng thường giao động từ 500k – 1 triệu/kg. Giá bán sẽ tùy thuộc vào xuất xứ cũng như số lượng củ của chúng. Những cây sâm bố chính mọc ở vùng núi tự nhiên sẽ được bán với giá cao hơn. Ngoài ra, củ càng to thì giá càng đắt và càng hiếm. Sâm bố chính loại rẻ thường là từ 7 củ/kg với những củ sâm nhỏ. Và càng ít củ thì sâm càng đắt, ví dụ như sâm có 5 củ/kg sẽ có giá từ 700k.
Giá sâm bố chính không quá đắt đỏ
Có thể thấy đây là một loại dược liệu quý nhưng giá thành không cao. Vì vậy, mua sâm bố chính làm thuốc để sử dụng trong nhà là hoàn toàn đúng đắn và nên làm.
Các địa điểm tìm mua sâm bố chính uy tín tại Quảng Bình
Showroom Sâm Bố Chính:
Địa chỉ: 19 Lý Thường Kiệt, Tp. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Ở đây sâm bố chính được bán với rất nhiều loại. Từ những loại đặc biệt, với chất lượng cao đến loại trung bình và vừa. Đặc biệt sâm ở đây được đóng hộp rất đẹp và sang trọng, phù hợp để mua về làm quà.
Ngoài ra, ở đây còn bán những sản phẩm làm từ sâm bố chính như rượu ngâm sâm bố chính, trà sâm bố chính, …
Sâm được đóng hộp cẩn thận và sang trọng
Siêu thị đặc sản Quảng Bình Rosecity:
Địa chỉ: 103 Trương Pháp, Tp. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Ở đây không chỉ bán sâm bố chính mà còn có nhiều loại đặc sản khác của vùng đất Quảng Bình cho du khách thỏa sức lựa chọn. Sâm bố chính ở đây khá chất lượng và đảm bảo. Tuy nhiên vì không phải là một cửa hàng chuyên bán về Sâm bố chính nên những sản phẩm sâm ở đây sẽ không đa dạng như ở showroom, nhưng chúng cũng đủ để du khách có thể lựa chọn và mua về làm quà.
Siêu thị đặc sản miền trung – xứ quảng:
Địa Chỉ: 185 Trương Pháp, Tp. Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình
Đây cũng là một của hàng đặc sản khác nằm trên Đường Trương Pháp. Sản phẩm ở đây cũng rất đa dạng và uy tín. Khách du lịch không chỉ tì mua được loại sâm quý hiếm này mà còn có thể lựa chọn mua về cho những những món đặc sản ngon, bổ, rẻ của Quảng Bình.
Đăng bởi: Nguyễn Hồng Nhật
Từ khoá: Sâm bố chính – Cây thuốc quý ở vùng đất Quảng Bình
Bê Tông Cốt Sợi Thủy Tinh
1. Bạn đã biết gì về bê tông sợi thủy tinh chưa?
GRC (Glassfibre Reinforced Concrete) là tên gọi tiếng Anh của Bê tông cốt sợi thủy tinh có tính kháng kiềm. Đây là sự kết hợp được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới suốt nhiều năm qua. Với ưu điểm vượt trội của chúng, có thể nói có hơn cả bê tông truyền thống!
Bạn đang xem: Bê tông cốt sợi thủy tinh
Bê tông cốt sợi thủy tinh (GRC) là một loại bê tông cốt sợi. Sản phẩm còn được gọi là bê tông cốt thép sợi thủy tinh hoặc GRC trong tiếng Anh – Anh. GRC chủ yếu được sử dụng trong các tấm mặt tiền của tòa nhà bên ngoài và làm bê tông đúc sẵn trong kiến trúc. Các vật liệu tương tự là tấm lợp bằng xi măng sợi và tấm xi măng.
1.1. Lịch sử xuất hiện của bê tông cốt sợi thủy tinh.Sợi thủy tinh lần đầu tiên được sử dụng để gia cố xi măng và bê tông ở Nga. Tuy nhiên chúng đã bị ăn mòn bởi nền xi măng Portland có tính kiềm cao. Vì vậy, sợi thủy tinh kháng kiềm sau đó đã được phát triển ở Anh và các nước khác.
Vấn đề với việc sử dụng sợi thủy tinh làm cốt cho bê tông là sợi thủy tinh bị vỡ trong môi trường kiềm.
Có thể bạn đã nghe nói đến việc bê tông bị hư hỏng do phản ứng kiềm – silica (ASR). Khi có silica phản ứng trong cốt bê tông. Thủy tinh chủ yếu là silica. GFRC ban đầu được tìm thấy vào khoảng năm 1940, chúng nhanh chóng bị thất bại do thủy tinh bị phá hủy bởi môi trường kiềm. Vào năm 1970, sợi thủy tinh kháng kiềm (AR) được hoàn thiện bởi Owens-Corning và Nippon Electric Glass (NEG) dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng trong các ứng dụng để chế tạo GRC.
1.2. Trong bê tông cốt sợi thủy tinh có những thành phần nào?GRC bao gồm sợi thủy tinh chịu kiềm, cường độ cao được nhúng trong nền bê tông.
Các sợi gia cố cho ma trận và các chức năng hữu ích khác trong vật liệu composite cốt sợi.
Sợi thủy tinh có sẵn ở dạng sợi liên tục, thảm sợi cắt nhỏ, cranette, len, dây thừng và vải dệt thoi. Sợi thủy tinh phủ hợp chất nhựa epoxy cũng đã được thử nghiệm để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của kiềm bởi xi măng Portland.
2. Quy trình sản xuất GRC.Quy trình sản xuất GRC được nhiều công ty áp dụng để sản xuất loại vật liệu mới này.
Phương pháp GRC phun thường được dùng đối với các chi tiết cỡ lớn. (Ví dụ, sản xuất tấm hoàn thiện mặt dựng công trình).
→ Có thể nói, phương pháp GRC phun sẽ giúp vật liệu bền vững hơn so với phương pháp còn lại. Được như vậy là nhờ thành phần sợi thủy tinh có trong GRC phun có hàm lượng từ 5% – 6%. Trong khi đó phương pháp GRC đổ khuôn chỉ có 3% – 3,5%. Bên cạnh đó vì GRC đổ khuôn tích nước nhiều hơn GRC phun.
Phương pháp GRC đổ khuôn thường dược dùng đối với các chi tiết nhỏ. (Ví dụ, phào chỉ GRC, hoa văn, đầu cột, phù điêu…).
2.1. Các bước phun GRC:Bước 1: Cho vào máy trộn cắt cao nước và các vật liệu khác (Nếu cần, có thể cho thêm polymer). Trong quá trình trộn, thêm vào máy từ từ cát và xi măng. Trộn từ một đến hai phút để hỗn hợp được trộn đều và mịn. Để biết được hỗn hợp có đạt được tiêu chuẩn trên hay không, người ta sẽ kiểm định bằng máy thí nghiệm độ sụt bê tông.
Bước 2: Sau đó, cho vào máy phun hỗn hợp vữa đã mịn. Hỗn hợp vữa mịn này sẽ được máy phun chuyển vào vòi phun theo dòng chảy với tỷ lệ đã được điều chỉnh trước đó.
Bước 3: Vật liệu GRC sẽ được phun dần cho đến khi độ dày của chúng đủ tiêu chuẩn. Thông thường độ dày dao động từ 10 – 15mm là đạt yêu cầu. Khi đó, con lăn sẽ được sử dụng để nén chặt lớp bề mặt hỗn hợp.
Bước 4: Dùng khuôn để giữ lại phần vật liệu GRC và bao bọc chúng lại bằng lớp nhựa dẻo polythene. Bảo quản chúng trong khoảng một tuần trước khi sử dụng vào các công trình.
Mác Bê Tông là gì? bảng tra cường độ bê tông và ký hiệu
quy đổi mác bê tông ra mpa
công thức trộn bê tông đúng tỉ lệ
2.2. Các bước đổ khuôn GRC:Bước 1: Trộn khô hai hỗn hợp gồm cát và xi măng, kế tiếp đổ thêm nước vào hỗn hợp đã trộn. (Có thể có hoặc không có chất phụ gia Polymer). Hỗn hợp được cho vào máy trộn vữa, lúc này phải giữ máy trộn với tốc độ nhanh để lớp vữa được mịn. Trọn lớp vữa từ 1 – 2 phút. Sau đó giảm tốc độ, thêm sợi thủy tinh đơn chẻ vào máy (sợi này dài khoảng 13mm) và trộn trong thời gian 1 phút.
Bước 2: Đỗ hỗn hợp đã hoàn thiện vào khuôn. Dùng bàn khuôn để tạo ra các sản phẩm GRC theo yêu cầu.
Bước 3: GRC được giữ lại khuôn. Sau đó chúng được một lớp nhựa dẻo polythne bao phủ. Mục đích của việc này là duy trì độ ẩm cho ngày tiếp theo.
Bước 4: Tách khuôn GRC và bảo quản chúng dưới 1 lớp nhựa dẻo như trên. Mục đích của việc này cũng là duy trì độ ẩm, nhưng thời gian lên đến 7 ngày trước khi bắt đầu quá trình lắp đặt cho công trình.
3. Bê tông cốt sợi thủy tinh có ưu – nhược điểm gì? 3.1. Ưu điểm tuyệt vời của bê tông sợi thủy tinh.
Là loại vật liệu xây dựng nhẹ, dễ dàng tạo hình.
Cường độ chịu lực cao, khó bị ăn mòn, có thể chống chịu được nhiều loại thời tiết.
Tiết kiệm chi phí xây dựng.
Chất lượng cao mang lại tính thẩm mỹ tuyệt vời.
An toàn cho người dùng, thân thiện với môi trường.
3.2. Nhược điểm hiếm hôi của bê tông sợi thủy tinh.
Khả năng cách âm, cách nhiệt kém.
Trọng tải nặng hơn các loại bê tông thông thường vì vậy quá trình vận chuyển vật liệu này vẫn còn là bài toán khó đối với nhiều nhà thầu.
Cách Nấu Lẩu Đuôi Bò Thuốc Bắc Ngon Bổ Dưỡng
Cách nấu lẩu đuôi bò, lẩu đuôi bò hầm thuốc bắc là lựa chọn không thể bỏ qua cho những tín đồ mê các món lẩu vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng với cơ thể. Để nấu lẩu đuôi bò thuốc bắc, bạn thực hiện như sau.
Lẩu đuôi bò thơm ngon bổ dưỡng
Nguyên liệu nấu lẩu đuôi bò
Đuôi bò: 1 cái
Gừng tươi: 1 củ
Hạt sen: 100 gram
Trần bì: 1 miếng
Táo tàu: 50 gram
Cam thảo: 10 gram
Táo đỏ: 30 gram
Bún tươi: 1 kg
Rau ăn lẩu: rau muống, rau cải, ngải cứu, giá đỗ, đinh lăng, các loại nấm…
Các nguyên liệu khác: sả, hành tím, ớt, tỏi…
Gia vị cần có: muối, tiêu, nước mắm, hạt nêm…
Đuôi bò
Cách nấu lẩu đuôi bò Bước 1: Sơ chế đuôi bòĐuôi bò sau khi mua về bạn cạo sạch rồi rửa kỹ với nước. Tiếp đến, bạn dùng muối và gừng tươi đập dập bóp kỹ nhiều lần để loại bỏ mùi hôi. Ở công đoạn này, bạn cũng có thể thêm dấm hoặc rượu trắng để khử mùi nhanh hơn.
Sau khi bóp muối gừng xong, bạn rửa đuôi bò với nước lạnh thêm 2 – 3 lần nữa. Rửa xong, bạn cho đuôi bò vào trần sơ qua trong nước nóng có đập sả, hành và tỏi cho sạch hẳn. Cuối cùng, bạn lại xả với nước lạnh và chặt thành các miếng vừa ăn.
Làm sạch và chặt miếng đuôi bò
Bước 2: Chuẩn bị thuốc bắcHạt sen: Hạt sen già bạn dùng kim để loại bỏ tâm sen. Nếu bạn đã mua hạt sen bỏ tâm thì có thể bỏ qua công đoạn này. Tách tâm sen xong, rửa sạch hạt sen rồi đem ngâm với nước lạnh khoảng 1h cho hạt sen mềm.
Các vị thuốc bắc khác: Rửa qua với nước sạch rồi để ráo. Nếu bạn đã mua thuốc bắc ở những cơ sở uy tín thì có thể bỏ qua bước rửa thuốc này.
Sau khi làm sạch thuốc bắc, bạn đun nóng một ít dầu ăn. Dầu ăn nóng, bạn trút gói thuốc bắc vào đảo đều cho tới khi có khói trắng thì trút đuôi bò đã làm sạch vào cùng. Xào săn đuôi bò với thuốc bắc rồi tắt bếp.
Rửa sạch và ngâm mềm hạt sen
Bước 3: Chuẩn bị rau ăn lẩuLẩu đuôi bò thuốc bắc ăn hợp nhất với rau ngải cứu và các loại nấm. Do vậy, bạn có thể chuẩn bị hai phần nguyên liệu này nhiều hợp một chút. Nhặt sạch gốc và các lá rau già sau đó rửa sạch. Cuối cùng, bạn ngâm rau với nước muối pha loãng để đảm bảo loại bỏ trứng giun sán bám trên rau.
Bước 4: Nấu lẩu đuôi bòCho đuôi bò đã xào săn với thuốc bắc vào nồi và đổ ngập nước. Đun với lửa to để nồi đuôi bò sôi mạnh trong vòng 30 phút đầu tiên. Lưu ý là bạn cần thường xuyên vớt bọt để nước lẩu được trong và ngon.
Hết 30 phút đầu, bạn hạ nhỏ lửa để đuôi bò nhừ đều. Trường hợp nồi lẩu cạn nước, bạn chế thêm nước sôi vào và tiếp tục hầm. Hầm nồi đuôi bò chừng 2h thì bạn cho hạt sen vào hầm chung. Tiếp tục hầm cho tới khi hạt sen nhừ và phần thịt đuôi bò đã mềm. Lúc này, bạn nêm gia vị cho vừa ăn.
Nấu lẩu đuôi bò
Thưởng thức lẩu đuôi bòSau khi hoàn thiện món lẩu đuôi bò thuốc bắc, bạn múc phần lẩu ra nồi nhỏ và đặt lên bếp gas mini hoặc bếp từ. Dọn bún và các loại rau nhúng lẩu bày xung quanh và thưởng thức. Có thể thêm một chút sa tế hoặc ớt tươi để món lẩu có vị cay.
Lẩu đuôi bò
Lưu ý khi thưởng thức lẩu đuôi bòLẩu đuôi bò thuốc bắc là một món ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Vì thế để tránh làm mất tác dụng của lẩu đuôi bò thuốc bắc, bạn cần tránh thưởng thức lẩu cùng với rượu, không ăn kèm hoặc ăn liền với những món ăn có tính hàn.
Đăng bởi: Nguyễn Nhân
Từ khoá: Cách nấu lẩu đuôi bò thuốc bắc ngon bổ dưỡng
Cây Mít: Vị Thuốc An Toàn Cho Trẻ Nhỏ
Có thể dùng cây mít làm bài thuốc hay trị nhiều bệnh cho trẻ nhỏ rất an toàn như chữa tưa lưỡi, chữa tiểu cặn trắng, chữa hen suyễn…
Các bộ phận làm thuốc:
Hầu như tất cả các bộ phận của cây mít đều được dùng làm thuốc. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, tiêu chảy và trị cao huyết áp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá mít chữa các bệnh ngoài da và rắn cắn. Gỗ mít mài lấy nước uống có tác dụng an thần, liều dùng 6 – 10g/ngày. Trong khi đó, rễ cây mít sắc uống có thể trị tiêu chảy.
Quả mít to, dài chừng 30 – 60cm, đường kính 18 – 30cm, ngoài vỏ có gai. Trừ lớp vỏ gai, phần còn lại của quả mít hầu như ăn được. Múi mít chín ăn rất thơm ngon. Xơ mít có thể dùng muối chua như muối dưa (gọi là nhút). Các quả mít non còn dùng như một loại rau củ để nấu canh, kho cá, trộn gỏi…
Hạt mít luộc, rang, nướng hay thổi với cơm ăn. Hạt mít có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác, được nhân dân dùng chống đói trong những ngày giáp hạt. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Hạt mít có tác dụng bổ trung ích khí gây trung tiện, thông tiểu tiện.
Có tài liệu còn cho rằng trong hạt mít còn chứa một chất ức chế men tiêu hóa đường ruột nên khi ăn nhiều dễ bị đầy bụng.
Múi mít chín vàng óng, ăn ngon ngọt, đặc biệt có hương thơm rất đặc trưng, được coi là thức ăn bổ dưỡng và có tác dụng long đờm. Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 – 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 – 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như: sắt, canxi, phospho… Theo tài liệu của Tổ chức Lương nông thế giới (FAO), trong múi mít chứa nhiều chất đường, đạm, các loại vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Món ăn bổ dưỡng từ mít
Mít lên men rượu: múi mít chín 1kg, đường trắng 300g, men rượu (bánh men thuốc Bắc) 2 bánh. Cách làm: lựa múi mít vừa chín tới, gỡ bỏ hạt, phần múi đem trộn với 150g đường. Men rượu đem tán nhỏ, rây mịn. Cho mít vào bình thủy tinh rộng miệng, cứ một lượt mít rắc một lượt men cho đến hết mít. Số men còn lại rắc trên cùng, đậy kín nắp. Khoảng 4 – 5 ngày sau, mít lên men rượu bốc mùi thơm. Lấy 2 lít nước lọc hòa với 150g đường còn lại đổ vào, đậy kín nắp để lên men tiếp. Khoảng 9 – 10 ngày sau, thấy nước lên men rượu trong bình lắng trong là được. Chắt nước ra, lọc qua phễu có lót bông cho trong, đóng vào chai, nút thật chặt (vì lượng đường trong rượu còn lại vẫn tiếp tục lên men, dễ làm bật nút). Rượu mít lên men có màu vàng nhạt, có gas và dậy mùi thơm của hương mít. Rượu mít khá bổ, uống lâu say vì mít có tính giải rượu, dùng khai vị trong bữa ăn như bia hay rượu vang.
Mít nấu đường: mít chín 30 múi to, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào xoong cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Rút bớt lửa chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh, dùng tráng miệng sau bữa ăn, còn giúp giải rượu bia.
Món mít non xào thịt: quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn (heo) nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Món này, theo Đông y có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa.
Những cách chữa bệnh từ cây mít:
Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7 – 15cm. Thường được dùng làm thuốc bằng lá tươi cụ thể như:
Dùng làm thuốc lợi sữa: sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30 – 40g/ngày) nấu nước uống giúp sữa tiết ra hoặc tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
Chữa tưa lưỡi trẻ em: phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2 – 3 lần/ngày, tối 1 lần.
Chữa trẻ tiểu cặn trắng: lấy 20 – 30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
Chữa hen suyễn: lấy lá mít, lá mía, than tre, cả 3 thứ có lượng bằng nhau sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Chữa mụn nhọt, lở loét: lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
Vị thuốc từ nhựa mít: vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy.
Thuốc an thần, hạ áp (kể cả co quắp): gỗ mít tươi đem mài lên miếngđá nhám, hoặc chỗ nhám của trôn bát,cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục dochất gỗ và nhựa mít), ngày uống từ 6 -10g, ngày uống 1 thang, chia 3 lần.
Làm an thần: dùng khoảng 20g gỗphơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ,sắc với 200ml nước còn 50ml, uống mộtlần trong ngày, chia 3 lần. Cần uống vàingày liền
Theo Đăng lại
Thuốc Bổ Mắt Kid Eyes: Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
Công dụng của cốm bổ mắt Kid eyes gồm:
Tăng cường thị lực cho mắt, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh cận thị.
Cải thiện các triệu chứng mỏi mắt, khô mắt, nhức mắt do học tập nhiều hay dùng điện thoại, máy tính thường xuyên.
Bổ sung các dinh dưỡng thiết yếu giúp cho đôi mắt sáng khỏe.
Ngừa thoái hóa điểm vàng.
Phòng ngừa đục thủy tinh thể.
Liều sử dụng thông thường dạng cốm: mỗi đợt nên uống từ 4 đến 6 tuần để có kết quả tốt hơn, thời gian giữa hai đợt sử dụng là 2 tuần.
Trẻ em từ 5 – 7 tuổi: uống 2 gói/lần, mỗi ngày uống 2 lần.
Người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên: uống từ 2 – 3 gói/lần, mỗi uống 2 lần.
Trẻ em dưới 5 tuổi: nên tham khảo ý kiến của dược sỹ hoặc bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc bổ mắt Kid eyes được bào chế ở dạng cốm, nên khi sử dụng sản phẩm bạn có thể dùng bằng đường uống hoặc nhai đều được.
Cách dùng thuốc bổ mắt Kid eyes: trực tiếp nhai sản phẩm hoặc có thể hòa tan với nước ấm hay nước lọc.
Khi bỏ quên một liều của thuốc bổ mắt Kid eyes, bạn cần làm gì? Bạn nên dùng thuốc ngay sau khi nhớ ra, nhưng nếu liều quên gần với thời gian của liều kế tiếp hãy bỏ qua. Tuyệt đối, không được dùng liều gấp đôi của thuốc bổ mắt Kid eyes để bù vào liều quên. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng không mong muốn khi sử dụng quá liều thuốc bổ mắt Kid eyes.
Trong trường hợp bạn sử dụng quá liều của thuốc bổ mắt Kid eyes hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Thuốc bổ mắt Kid eyes là thuốc khá an toàn trong quá trình sử dụng, ít xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn, hoặc nếu có thì thuốc bổ mắt Kid eyes thường chỉ có tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua.
Tuy nhiên, khi người sử dụng cảm thấy có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể, bạn cần ngưng thuốc và thông báo với dược sĩ, bác sĩ ngay lập tức, khi gặp các tác dụng phụ sau đây trong quá trình sử dụng :
Đắng miệng, khô miệng.
Chóng mặt, đau đầu,…
Rối loạn tiêu hóa (vd như tiêu chảy, đau bụng..).
Phát ban, ngứa, nổi mề đay,…
Nôn hoặc buồn nôn,…
Nhịp thở chậm, nhịp tim chậm.
Khó thở.
Tuy thuốc khá lành tính, nhưng bạn cũng cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, và cần lưu ý những điều sau, khi sử dụng thuốc bổ mắt Kid eyes:
Không tự ý phối hợp các thuốc khác nhau với thuốc bổ mắt Kid eyes mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ hay dược sĩ.
Không dùng thuốc với người quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của
thuốc bổ mắt Kid eyes.
Thận trọng với người bị thừa vitamin A.
Khi dùng
thuốc bổ mắt Kid eyes cho trẻ em dưới 5 tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh việc dùng thuốc bổ mắt Kid eyes, bạn cũng cần phải có chế độ sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi thích hợp, tránh dùng máy tính, điện thoại trong thời gian dài. Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, tránh các tác nhân có hại từ môi trường ( ví dụ như: khói bụi: các tia sáng có hại từ mặt trời, màn hình máy tính, điện thoại, ti vi,..). Nên ăn nhiều rau củ quả để có một đôi mắt luôn sáng khỏe.
Tương tác thuốc là làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc làm tăng các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc bổ mắt Kid eyes. Để phòng tránh tình trạng này bạn cần thông báo với dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.
Giá thành của thuốc bổ mắt Kid eyes tùy vào từng thời điểm, cơ sở nhà thuốc mà có giá dao động vào khoảng 100.000 đồng/hộp.
Bảo quản thuốc bổ mắt Kid eyes ở nơi thoáng mát, khô ráo, để ở nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp.
Không nên để
thuốc bổ mắt Kid eyes
những nơi có độ ẩm cao. Đặc biệt, nên để thuốc ở những vị trí tránh được tầm tay với của trẻ nhỏ và các thú nuôi trong nhà.
Sản phẩm
bổ mắt Kid eyes
cũng như một số sản phẩm khác có hạn sử dụng, nên người dùng cần chú ý quan sát hạn sử dụng có trên bao bì của sản phẩm, ngoài ra cũng phải để ý vẻ ngoài của sản phẩm trước khi sử dụng, khi thấy dấu hiệu bị nấm mốc, chảy nước, biến đổi màu, biến dạng thi không nên tiếp tục sử dụng sản phẩm đó nữa mà nên thay sản phẩm
bổ mắt Kid eyes
mới.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cây Cốt Toái Bổ: Vị Thuốc Quý Bồi Bổ Gân Cốt trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!