Xu Hướng 9/2023 # Cải Bẹ Xanh Trị Bệnh Gì? Đôi Điều Nên Biết Khi Ăn Rau Cải Bẹ # Top 11 Xem Nhiều | Hsnf.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cải Bẹ Xanh Trị Bệnh Gì? Đôi Điều Nên Biết Khi Ăn Rau Cải Bẹ # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cải Bẹ Xanh Trị Bệnh Gì? Đôi Điều Nên Biết Khi Ăn Rau Cải Bẹ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Trong y học hiện đại, rau cải bẹ cũng thuộc loại rau giàu dinh dưỡng, nó có chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, K, nhóm vitamin B, nhiều khoáng chất như sắt, đồng, magie, selen hay một số loại chất chống oxy hóa như beta-carotene, lutein zeaxanthin. Còn trong đông y, rau cải bẹ có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông khí tiêu đờm, làm ấm tỳ vị, an thần, giảm đau, kích thích tiêu hóa và lợi tiểu. Chính vì thế, ngoài việc được sử dụng để nấu những món ăn ngon bổ, rau cải bẹ còn được sử dụng để chữa bệnh gout, viêm họng, đau đầu.

Cải bẹ xanh trị bệnh gì

1. Chữa bệnh gout bằng rau cải bẹ

Bệnh gout được biết đến là một bệnh viêm xương khớp thường gặp, ngày càng trở nên phổ trong xã hội hiện đại, và mang đến nhiều bất lợi cho cuộc sống hàng ngày cũng như sức khỏe. Đây là căn bệnh được hình thành chủ yếu do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu đạm, nhất là ăn nhiều các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản, từ đó khiến cho hàm lượng axit uric trong máu tăng mạnh.

Đối với những người bị bệnh gout, bác sĩ luôn khuyến cáo nên ăn theo chế độ giảm thịt và tăng các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh. Trong khi đó, rau cải bẹ lại là một nguồn thực phẩm giàu chất xơ, có chứa vitamin phong phú và dồi dào, nên giúp đào thải axit uric ra bên ngoài, bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Do đó, nó được coi là một lựa chọn tốt cho người bị bệnh gout.

Ngoài việc nấu rau cải bẹ ăn như một món rau hàng ngày, đối với những người bị bệnh gout có thể dùng cải bẹ để nấu nước uống hàng ngày. Nước rau cải bẹ có tác dụng đào thải chất axit uric ra ngoài, giúp cải thiện bệnh gout. Khi sử dụng rau cải bẹ đun nước uống trị bệnh gout, bạn không nên nấu đặc quá, nấu loãng để dễ uống hơn và nên uống trong thời gian cố định để đạt được hiệu quả tốt hơn.

2. Trị viêm họng

Một tác dụng ít ai ngờ đến của rau cải bẹ đó chính là nó có thể trị viêm họng. Nếu bạn bị viêm họng, có thể sử dụng bài thuốc với hạt cải bẹ để không phải sử dụng đến kháng sinh. Hạt cải bẹ có tên vị thuốc là bạch giới tử, trong nó có chứa chất dầu mà thành phần chủ yếu là các axit béo sinapic, arachidic, hay crucic. Bạn dùng hạt cải bẹ, cho vào cối tán nhuyễn, rồi cho một ít nước vào khuấy sao cho thành một hỗn hợp sền sệt. Sau đó, bạn đắp hỗn hợp vào phần hầu, dùng vải sạch bang lại. Bạn sẽ thấy rõ hiệu quả của bài thuốc từ hạt cải bẹ đó.

3. Trị mụn nhọt

Nếu da bị mụn nhọt, bạn có thể sử dụng bài thuốc đơn giản mà vẫn hiệu quả với hạt cải bẹ. Bạn chuẩn bị hạt cải bẹ, và củ hành ta với liều lượng như nhau. Bạn nghiền nhuyễn hạt cải thành bột, rồi sau đó cho hành củ vào nghiền cùng để tạo thành một một hỗn hợp nhuyễn. Sau đó, dùng hỗn hợp này đắp vào chỗ bị nổi mụn. Bạn làm liên tục ngày 1 lần trong vài ngày, sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ của bài thuốc này.

4. Trị đau đầu

Hạt cải bẹ còn được sử dụng để trị chứng đau đầu. Thêm một bài thuốc đơn giản trị bệnh từ cải bẹ. Bạn sử dụng khoảng 8g hạt cải bẹ, cho vào chảo sao vàng, rồi tán mịn. Sau đó lấy 10g gừng tươi, rửa sạch rồi thái lát, cho vào cối giã nát để chắt lấy nước cốt. Bạn dùng nước cốt gừng đó trộn đều với hạt cải bẹ tán mịn, rồi bôi vào vùng gáy. Tuy đơn giản nhưng bài thuốc này sẽ mang đến cho bạn hiệu quả rõ rệt.

Như vậy, các bạn chắc đã biết cải bẹ xanh trị bệnh gì rồi phải không. Cây cải bẹ không chỉ là một loại rau có thể làm được nhiều món mà còn có tác dụng chữa một số bệnh như đau đầu, mụn nhọt, viêm họng và hỗ trợ điều trị gout. Bên cạnh đó, cải bẹ cũng là một loại rau giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên bạn hãy bổ sung cải bẹ vào thực đơn hàng tuần vừa giúp thực đơn của gia đình bạn thêm phong phú mà lại rất tốt cho sức khỏe nữa.

Củ Cải Đỏ Là Gì? Công Dụng, Tác Hại Và Lưu Ý Khi Ăn Củ Cải Đỏ

Nếu bạn muốn biết về công dụng và tác hại của củ cải đỏ thì hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết sau đây.

Củ cải đỏ là gì?

Nguồn gốc, xuất xứ củ cải đỏ

Củ cải đỏ có tên gọi khác là củ cải đường, tên tiếng Anh là Radish. Theo nhiều nghiên cứu thì củ cải đường được cho rằng xuất hiện đầu tiên từ Châu u. Ngày nay, củ cải đỏ đã được trồng nhiều ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam được trồng nhiều nhất là Đà Lạt.

Đặc điểm của củ cải đỏ

Củ cải đỏ thuộc giới Plantae, bộ Brassicales, họ Brassicaceae, chi Raphanus, loài R. sativus và do thuộc họ Cải (Brassicaceae) nên mang những đặc điểm gần giống củ cải trắng (ví dụ như mùi). Đặc điểm để nhận dạng ra loại của cải này là hình dạng – nó mang hình tròn hoặc bầu dục (khác xa củ cải trắng có dạng dài), vỏ ngoài sáng, màu đỏ đôi khi màu đỏ tím. Một số bạn sẽ vì hình dáng này mà nhầm với củ cải đỏ với củ dền, tuy nhiên củ dền bên trong cũng có màu đỏ tím còn củ cải đỏ bên trong màu trắng và mang vị ngọt,…

Củ cải đỏ có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Trong 116g, củ cải đỏ chứa các thành phần dinh dưỡng sau:

18.6 calo

15.4g carbohydrate

1g chất béo

2.2g protein

17.2 mg vitamin C

1.5 mcg vitamin K

0.3 mg niacin

0.1 mg vitamin B6

29 mcg folate

0.2 mg pantothenic acid

7.5 mg choline

0.1 mg betaine

29 mg canxi

0.4 mg sắt

7 mcg fluoride,…

Với bảng thành phần giàu các chất dinh dưỡng như trên thì củ cải đỏ có khá nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể chúng ta nếu ăn đúng cách. Cụ thể là:

Cung cấp năng lượng và dưỡng chất có lợi

Trong bảng thành phần củ cải đỏ chứa rất nhiều vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B và vitamin K) và các khoáng chất (kali, sắt, mangan, magie,….). Đây hầu hết là những chất rất tốt cho cơ thể nên bạn sẽ khỏe mạnh hơn, phòng ngừa được nhiều chứng bệnh nguy hại.

Bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch

Các chất có trong củ cải đỏ như anthocyanin, vitamin C , axit folic và flavonoids rất tốt cho sức khỏe của tim mạch. Cụ thể như: Anthocyanin giúp tim hoạt động bền bỉ, còn các chất còn lại cung cấp dưỡng chất và có tác động rất tốt cho tim của bạn.

Kiểm soát huyết áp của cơ thể

Do trong củ cải đỏ chứa nhiều kali nên rất tốt cho cho cơ thể, đặc biệt là tốt cho huyết áp của bạn (kali rất tốt cho người cao huyết áp, điều chỉnh lưu lượng máu, làm mát máu).

Cải thiện hệ miễn dịch

Trong bảng thành phần của củ cải đỏ có chứa có hàm lượng vitamin C khá cao. Đây là chất cần thiết cho sự phát triển của nhiều bộ phận trong cơ thể và rất tốt cho chức năng của của các cơ quan. Chính vì vậy mà vitamin C có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng miễn dịch của cơ thể.

Giúp gan luôn khỏe mạnh, giải độc cho cơ thể

Trong củ cải đỏ còn chứa sắc tố màu betacyanin, chất này sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm độc của gan bởi nó rất tốt cho các tế bào gan và hệ bài tiết. Gan khỏe mạnh cũng đồng thời giảm thiểu tình trạng gan nhiễm mỡ.

Cải thiện tâm trạng tốt hơn

Theo nhiều nghiên cứu, sự sản sinh ra serotonin (chất giúp tạo sự hưng phấn cho cơ thể) là nhờ hợp chất có tên là betaine có nhiều trong củ cải đỏ. Bởi vậy mà củ cải đỏ góp phần vào việc giúp chúng ta cải thiện tâm trạng tốt hơn nếu chúng ăn thường xuyên.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

Nhờ có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh (beta carotene, betacyanin, …) nên củ cải đỏ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư. Uống nước ép củ cải đỏ vừa cho bạn cảm nhận vị ngon vừa có lợi cho sức khỏe của bạn.

Điều trị chứng táo bón

Trong các loại rau củ chứa nhiều chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và củ cải đỏ cũng là một trong số các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra trong củ cải đỏ còn chứa nhiều loại vitamin nên vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh nên khi ăn uống bạn sẽ thấy ngon miệng hơn.

Giúp làm đẹp và tốt cho làn da

Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin E luôn được các chị em phụ nữ yêu thích bởi chúng rất tốt cho sản sinh ra nhiều collagen. Bởi vậy, ăn nhiều củ cải đỏ rất tốt cho làn da của các bạn nữ vì nó có chứa hàm lượng khá nhiều hai loại vitamin này.

Tác hại của củ cải đỏ nếu sử dụng không đúng

Tuy củ cải đỏ có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể chúng ta nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì cũng sẽ gây ra những vấn đề không tốt cho sức khỏe trong các trường hợp sau:

Nếu bạn bị thiếu sắt nhưng ăn nhiều củ cải đỏ sẽ gây hiện tượng nước tiểu có màu đỏ.

Nếu bạn ăn quá nhiều củ cải đỏ sẽ có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận thậm chí bệnh gout vì củ cải đỏ có thể tăng hàm lượng oxalat – chất này là nguyên nhân chính gây nên hai bệnh đã kể trên nếu tích tụ nhiều trong cơ thể.

Củ cải đỏ cũng chứa nhiều chất khoáng nên nếu bạn ăn quá nhiều sẽ bị thừa và điều này cũng không hề tốt cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là gan và thận sẽ phải làm việc nặng hơn nên rất ảnh hưởng đến gan và thận.

Như đã phân tích ở trên thì của cải đỏ rất tốt cho hệ tiêu hóa, tuy nhiên nếu bạn sử dụng quá nhiều lại gây phản tác dụng và có thể bị đầy bụng, buồn nôn, thậm chí là cả tiêu chảy.

Tuy củ cải đỏ có nhiều chất có lợi cho sức khỏe của chúng ta nhưng nếu cơ địa bạn nào mẫn cảm hoặc dễ bị dị ứng thì cũng có thể xuất hiện các hiện tượng như phát ban toàn thân, thậm chí bị sốt.

Củ cải đỏ có chỉ số glycemic khá cao nên nếu bạn dùng nhiều thì có thể gây tăng lượng đường huyết.

Uống quá nhiều nước ép củ cải đỏ còn có thể gây ra hiện tượng đau thắt ở họng, mất giọng, khó phát âm.

Những ai không nên sử dụng củ cải đỏ

Do củ cải đỏ có chứa nhiều kali nên sẽ có tác dụng hỗ trợ làm giảm huyết áp như đã phân tích ở trên. Bởi vậy củ cải đỏ không thích hợp cho những người bị thấp huyết áp.

Thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi hàm lượng lớn natri nên của cải đỏ không nên để phụ nữ có thai sử dụng.

Uống nhiều nước ép từ củ cải đỏ bởi nó sẽ làm giảm lượng canxi trong cơ thể nên những ai bị loãng xương nên hạn chế dùng.

Những người bị viêm họng, đau họng cũng nên hạn chế uống nước ép củ cải đỏ.

Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống

Cải Bó Xôi Có Tác Dụng Gì? 13 Tác Dụng Của Cải Bó Xôi Có Thể Bạn Chưa Biết

Giới thiệu cải bó xôi

Cải bó xôi (Spinacia oleracea L. Chenopodiaceae) hay vẫn thường được gọi là rau bina, rau chân vịt. Loại rau này thuộc họ rau dền và có họ hàng với củ cải đường và quinoa.

Cải bó xôi được coi là một siêu thực phẩm vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tuyệt vời cũng như những lợi ích nó mang lại đối với sức khỏe.

Hàm lượng dinh dưỡng của cải bó xôi

Trong một khẩu phần 100g Cải bó xôi chứa: Protein (2,86g), Natri (500 mg), Kali (375 mg), Canxi (49 mg), Phospho (37 mg), Magie (37 mg), Kẽm (0,45 mg), Sắt (2 – 5 mg), Vitamin A (9.377 IU), Vitamin C (21,8 mg), Vitamin E (2,03 mg), Vitamin K (482,9 microgam).

Cải bó xôi chứa nhiều chất mà cơ thể cần

Quá trình trao đổi các chất trong cơ thể xảy ra sẽ sinh các sản phẩm phụ là các gốc tự do. Các chất này làm tăng nhanh quá trình lão hoá.

Cải bó xôi rất giàu các chất chống oxy hoá. Chúng sẽ giúp làm chậm quá trình oxy hoá cũng như giảm tác hại của quá trình này mang đến cho cơ thể và giảm stress oxy hóa.

Một chất chống oxy hóa trong cải bó xôi có tên gọi là axit alpha-lipoic (ALA).

Một số nghiên cứu đã nhấn mạnh tiềm năng của ALA trong bệnh tiểu đường nhờ khả năng tăng sự dự trữ đường trong máu ở cơ dù có nhạy cảm với insulin hay kháng insulin.[1]

Người bị bệnh tiểu đường nên thêm cải bó xôi vào chế độ ăn

Hàm lượng sắt trong cải bó xôi thực sự rất dồi dào, chúng có thể giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, giúp các tế bào hồng cầu thực hiện tốt chức năng vận chuyển oxy.

Chính vì vậy, cải bó xôi là loại thực phẩm cần thiết cho những người đang bệnh, phụ nữ hành kinh và trẻ em.

Cải bó xôi có công dụng ngăn ngừa thiếu máu khá hiệu quả

Cải bó xôi cũng như các loại rau có màu xanh đậm khác có chứa chất diệp lục, trong đó có hai thành phần MGDG và SQDG. Hai chất này có thể làmchậm sự phát triển của các tế bào ung thư.

Các loại rau họ cải nói chung và cải bó xôi nói riêng có tác dụng chống ung thư nhờ các sản phẩm thuỷ phân của chúng .

Cải bó xôi cũng chứa nhiều phenolic tự do (flavonoid). Ngoài tác dụng chống oxy hóa, cải bó xôi còn có tác dụng giúp kích thích hệ thống miễn dịch, chống tăng sinh và ức chế tính gây đột biến của tế bào ung thư.

Đối với những người bệnh ăn uống khó khăn, có thể sử dụng cải bột cải bó xôi pha với nước để kích thích hệ thống miễn dịch

Viêm là cách mà cơ thể phục hồi sau khi bị thương hoặc tiếp xúc với các chất nguy hiểm. Nhưng tình trạng viêm kéo dài lâu sẽ gây hại cho cơ thể.

Trong cải bó xôi có chứa hai chất có đặc tính chống viêm và điều chỉnh tình trạng viêm là neoxanthin và violaxanthin. Nhờ đặc tính chống viêm cao của cải bó xôi nên khi ăn chúng thường xuyên sẽ giúp bạn giảm tình trạng viêm, viêm khớp, hen suyễn.

Thường xuyên thêm cải bó xôi vào bữa ăn hằng ngày sẽ giúp những vết thương trên cơ thể hồi phục nhanh hơn đó

Nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tim mạch, bệnh thận và đột quỵ thường gặp là cao huyết áp. Cải bó xôi sẽ là một loại thực phẩm hữu ích dành cho những người đang bị huyết áp cao.

Trong cải bó xôi có chứa hàm lượng kali cao, kali sẽ giúp kiểm soát và hạ huyết áp nhờ vào khả năng làm giảm tác dụng của natri trong cơ thể. Lượng kali trong cải bó xôi sẽ giúp cho tim bạn hoạt động ổn định.

Bổ sung cải bó xôi thông qua nhiều món ăn khác nhau cho bệnh nhân huyết áp cao

Trong cải bó xôi có chứa canxi, mangan và vitamin K – những chất này rất cần thiết cho sự phát triển của xương và giúp xương chắc khỏe.

Vitamin K có vai trò quan trọng trong việc điều phối hấp thụ protein vào xương, tăng hấp thụ canxi và giảm đào thải canxi qua nước tiểu. Mangan giúp hỗ trợ phát triển, duy trì mật độ xương và làm giảm tình trạng loãng xương. Canxi là nguyên liệu cấu thành xương.

Cải bó xôi – thực phẩm giúp xương chắc khỏe hơn

Có 2 loại carotenoid được tìm thấy trong cải bó xôi là lutein và zeaxanthin. Chúng mang lại khá nhiều lợi ích về mắt như: cải thiện thị lực, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt như đục thuỷ tinh thể, thoái hoá điểm vàng.

Ngoài ra trong cải bó chứa một lượng lớn vitamin A giúp hỗ trợ thị lực.

Cải thiện mắt bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin như cải bó xôi hằng ngày

Hàm lượng kẽm và magie dồi dào trong cải bó xôi sẽ khiến bạn có giấc ngủ ngon vào ban đêm. Khi đó cơ thể bạn sẽ được nghỉ ngơi và mắt được thư giãn.

Khi chất lượng giấc ngủ tốt sẽ cải thiện được chất lượng cuộc sống và tinh thần trở nên vui vẻ hơn. Từ đó, những lợi ích mà cải bó xôi mang lại khiến nó trở thành một “món ăn tinh thần” của nhiều người.

Cải bó xôi có khả năng mang lại cho bạn cả sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần

Cải bó xôi có các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E và magie giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn gây bệnh tại những nơi dễ dàng bị tấn công như đường hô hấp và đường tiêu hoá.

Vitamin C còn hỗ trợ và tăng cường hoạt động loại bỏ chất gây oxy hóa nhằm bảo vệ cơ thể. Ngoài ra cải bó xôi còn có thêm đặc tính chống viêm và phục hồi vết thương.

Đúng như lời đồn, cải bó xôi giúp Popeye trở lên khoẻ mạnh hơn

Như các bạn đã biết, rau chứa hàm lượng nước và chất xơ cao. Điều này sẽ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, hỗ trợ hệ tiêu hoá và ngăn ngừa táo bón.

Trong cải bó xôi còn có các chất khoáng giúp kiềm hoá và cân bằng lại các thực phẩm có tính axit. Cải bó xôi cũng là 1 thực phẩm dành cho những người đang muốn giảm cân vì chúng có lượng calo, hàm lượng cholesterol và chất béo thấp.

Salad cải bó xôi vừa hỗ trợ tiêu hoá vừa phù hợp với những người đang theo chế độ ăn kiêng

Không chỉ dừng lại ở việc giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và làm giảm xơ vữa động mạch, loại siêu thực phẩm này còn mang đến rất nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe tim mạch nói chung.

Cải bó xôi chứa nhiều nitrat có thể làm tăng độc lập tình trạng oxit nitric, tăng cường chức năng nội mô và hạ huyết áp, giảm xơ vữa mạch máu và mang lại những kết quả có lợi cho sức khỏe tim mạch

Advertisement

Cải bó xôi giúp giảm xơ vữa động mạch gây huyết áp cao và nguy cơ gây cơn đau tim

Vitamin A có tác dụng điều hòa sự bài tiết dầu trên da. Lượng dầu này sẽ quyết định độ ẩm của da và tóc, cũng như tình trạng mụn trứng cá trên da.

Vitamin C giúp tăng sinh collagen tạo độ đàn hồi cho da và phục hồi vết thương.

Cơ thể thiếu sắt cũng là một nguyên nhân gây rụng tóc. Đây có thể được xem là một trong số những tác dụng của sắt mà ít người biết tới

Các chất được kể trên đều có trong loại siêu thực phẩm như cải bó xôi. Nên sẽ khó mà kể hết những lợi ích mà cải bó xôi mang lại cho da và tóc.

Thêm một công dụng của cải bó xôi mang đến cho mái tóc mà nhiều chị em phải biết

Thực phẩm giàu protein từ rau xanh

Những lợi ích sức khỏe của cần tây

Nguồn tham khảo

Lipoic acid increases glucose uptake by skeletal muscles of obese diabetic ob/ob mice

Flavonoid-rich apples and nitrate-rich spinach augment nitric oxide status and improve endothelial function in healthy men and women: a randomized controlled trial

Kỹ Thuật Trồng Rau Cải Bó Xôi Tại Nhà, Đảm Bảo Thành Công

cải bó xôi

Cải bó xôi hay còn được gọi là rau chân vịt. Trên nghiên cứu của y học hiện đại thì loại rau này rất giàu sắt và vitamin C, có tác dụng làm nhân tế bào máu, tăng cường hòa tan sắt trong dịch ruột và giúp sắt được hấp thu ở hệ tiêu hóa. Hơn nữa cải bó xôi còn có những tác dụng như tăng tiết dịch tiêu hóa, điều trị tăng huyết áp, hạ mỡ máu, chống ung thư, rất tốt cho xương và mắt.

Cải bó xôi là loại rau ở xứ lạnh, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 18-20°C, dưới nhiệt độ 10°C cây sẽ sinh trưởng chậm hơn tuy nhiên rau chân vịt vẫn có thể chịu nhiệt độ thấp. Rau cải bó xôi thích ánh sáng nhẹ có khả năng chịu bóng râm nên rất dễ trồng và nhanh phát triển. Thời gian trồng chỉ khoảng một đến hai tháng là có thể thu hoạch. Vì thế mà ngày càng nhiều người lựa chọn rau cải bó xôi trồng tại nhà lấy lấy nguồn rau sạch cung ứng cho gia đình. Thời điểm trồng cải bó xôi thích hợp nhất đón là đông xuân và xuân hè.

1. Chuẩn bị 

Nếu nhà bạn không có vườn thì nên chuẩn bị khay, chậu, thùng xốp trồng rau có lỗ thoát nước ở dưới đáy

Đất trồng. Bạn nên chọn những loại đất nhẹ như đất cát pha, tơi xốp giàu chất dinh dưỡng, nhiều mùn thoát nước tốt

Hạt giống rau cải bó xôi, bạn chọn mua tại những cơ sở uy tín để đảm bảo tỷ lệ hạt nảy mầm cao và có khả năng kháng bệnh

Phân bón cho rau có thể chọn phân chuồng hoặc phân trùn quế

Các dụng cụ trồng rau cơ bản

2. Cách trồng rau cải bó xôi

Bước 1 : Xử lý hạt giống

hại giống rau cải bó xôi

Đây là bước quan trọng nhất trong việc trồng rau cải bó xôi. Khi mua hạt giống về, bạn đem ngâm hạt vào trong nước ấm trong khoảng 6 tiếng để hạt nhanh nảy mầm.

Tiếp theo sau khi ngâm vào trong nước ấm đủ thời gian, bạn rửa lại hạt bằng nước sạch và cho vào rổ phủ lên hạt giống một tấm khăn ẩm rồi đặt vào chỗ ấm. Sau khoảng 8 tiếng bạn rửa lại với nước sạch tới khi thấy hạt nứt nhú rễ là có thể đem đi gieo trồng.

Bước 2: Gieo hạt giống

Bạn có thể gieo hạt giống theo hai cách như sau:

Cách 1: Gieo hạt thưa và tỉa lá để ăn dần

Bạn cho đất trồng vào chậu hoặc thùng xốp, dàn đều đất ra sau đó gieo hạt sâu khoảng 6cm và khoảng cách giữa mỗi hạt là 5cm. Sau đó bạn tưới thêm nước để cho hạt có độ ẩm và đặt khay, chậu trồng rau ở khu vực có ánh nắng vừa phải và có lưới che. Khi cây nảy mầm và cao chừng 10cm bạn có thể tỉa rau để nấu ăn dần.

Cách 2: Gieo hạt dày để thu hoạch các cây non

Bạn cần chuẩn bị chậu có đất ẩm để rắc các hạt giống rau cải bó xôi đều lên mặt đất. Sau đó bạn đặt chậu ở khu vực có ánh sáng vừa phải tương tự như cách treo ở trên và phải có lưới che. Bạn đợi cho đến khi cây phát triển cao khoảng 10cm thì bắt đầu tỉa các cây to ăn trước hoặc bạn có thể nhổ cây theo thứ tự.

Bước 3: Chăm sóc

Trong quá trình trồng rau cải bó xôi, bạn phải đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây 2 lần một ngày vào sáng sớm và chiều mát, cung cấp nước kịp thời cho cây vào những ngày nắng nóng để cây không bị khô héo.

trồng cải bó xôi trong chậu

Sau khoảng 2 tuần cây bắt đầu ra lá thì bạn bón cho rau một ít đạm, hoặc cũng có thể dùng các chế phẩm hữu cơ hoặc ngâm phân giun vào nước rồi tưới cho cây giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Bón phân, đạm cho giao đều đạt, mỗi đợt cách nhau 2 tuần.

Bước 4: Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 30-35 ngày bạn có thể thu hoạch đợt rau đầu tiên. Khi rau cải bó xôi trưởng thành, bạn thu hoạch khi lá dài khoảng 18cm và cây có từ 6-8 lá trở lên. Bạn có thể thu hoạch rau bằng cách nhổ cả cây hoặc cắt cách gốc tầm 8cm rồi tiếp tục chăm sóc cho cây để cây sinh trưởng phát triển ra mầm mới chuẩn bị cho đợt thu hoạch tiếp theo.

Topcachlam

Đăng bởi: Dịu Lương

Từ khoá: Kỹ thuật trồng rau cải bó xôi tại nhà, đảm bảo thành công

10 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Bông Cải Xanh Đối Với Sức Khỏe

Bông cải xanh giúp bảo vệ da khỏi tổn thương từ ánh nắng mặt trời

Các bức xạ cực tím từ mặt trời là nguyên nhân phổ biến gây nên ung thư da ở người. Những hợp chất có trong bông cải xanh giúp cơ thể chống lại những tác hại từ tia UV này.

Các nghiên cứu trên động vật sử dụng các hợp chất chiết xuất từ bông cải xanh làm giảm tỉ hình thành và phát triển ung thư da do tia UV ở chuột. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy tác dụng bảo vệ tổn thương da của các hợp chất trong bông cải xanh sau khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Tóm lại, bông cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm viêm, giúp kiểm soát đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch và hệ tim mạch. Tuy nhiên, cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để có một chế độ ăn hợp lý và tốt cho sức khỏe.

Hỗ trợ tiêu hoá

Bông cải xanh giúp bảo vệ da khỏi tổn thương từ ánh nắng mặt trời

Bông cải xanh là loại rau khá quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là trong mùa đông. Những bông cải nhỏ xinh này có hương vị thơm ngon và được nhiều người yêu thích, ngoài ra chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Bông cải xanh giàu vitamin, khoáng chất nhưng lại ít calo, là một loại thực phẩm lành mạnh cho mọi chế độ ăn. Ăn loại rau này thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện tổng thể sức khỏe từ trong ra ngoài, từ hệ tiêu hóa cho tới làn da.

Với lượng chất xơ và chất chống oxy hóa đáng kể, bông cải xanh hỗ trợ tốt cho các hoạt động đường ruột và sức khỏe của hệ tiêu hóa. Bằng chứng trong một nghiên cứu gần đây nhất đã chỉ ra rằng: những người ăn bông cải xanh có thể dễ dàng đi đại tiện nhiều hơn so với những người trong nhóm đối chứng.

Chưa hết, trong một nghiên cứu khác chứng minh thêm: chế độ ăn uống sử dụng bông cải xanh có khả năng làm giảm mức độ viêm trong ruột kết nhờ tạo điều kiện cho những vi khuẩn đường ruột hoạt động tối ưu.

Hỗ trợ tiêu hoá

Tốt với bệnh nhân ung thư

Sulforaphane trong bông cải xanh cũng đã được nghiên cứu cho thấy có tác dụng tiêu diệt các tế bào gốc ung thư, là nguyên nhân tăng trưởng khối u. Hơn nữa, hợp chất glucoraphanin – tiền thân của sulforaphane – có trong bông cải xanh có tác dụng tăng enzym tế bào bảo vệ chống lại những tổn thương từ các hóa chất trị liệu.

Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng sulforaphane có khả năng bình thường hóa những bất thường về methyl hóa DNA (quá trình methyl hóa AND đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì chứng năng bình thường của tế bào: ức chế các tiền gen ung thư. Khi sự methyl hóa diễn ra bất thường sẽ gây ra những biến đổi có thể dẫn tới ung thư. Methyl hóa DNA bất thường đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của gần như tất cả các loại ung thư).

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí PLoS One, cho thấy chỉ cần ăn bốn lần bông cải xanh mỗi tuần có thể bảo vệ người bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Bông cải xanh giúp nâng cao sức khỏe răng miệng

Tốt với bệnh nhân ung thư

Bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C và canxi, hai chất dinh dưỡng quan trọng góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu.

Trong bông cải xanh còn chứa Kaempfero – một loại chất chống oxy hóa cũng giúp tăng cường sức khỏe nướu (lợi) góp phần giúp giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh răng miệng thông thường. Ngoài ra, chất sulforaphane có trong loại rau này cũng bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc ung thư miệng.

Ăn bông cải xanh được cho rằng giúp loại bỏ các mảng bám và làm trắng răng. Tuy nhiên, về mặt bằng chứng khoa học vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh tác dụng này.

Kiểm soát đường máu

Bông cải xanh giúp nâng cao sức khỏe răng miệng

Sulforaphane khuyến khích sản xuất các enzym bảo vệ mạch máu, và làm giảm số lượng của các phân tử gây tổn thương tế bào – gọi là Reactive Oxygen Species (ROS) – lên đến 73 %. Những người bị bệnh tiểu đường có đến năm lần nhiều khả năng phát triển bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ – cả hai đều được kết nối với các mạch máu bị hư hỏng. Ăn bông cải xanh có thể giúp đảo ngược một số thiệt hại này.

Bông cải xanh có khả năng kiểm soát hàm lượng đường trong máu nên rất có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường. Thực tế, trong một nghiên cứu đã chỉ ra: việc tiêu thụ bông cải xanh mỗi ngày, trong suốt 1 tháng, làm giảm tình trạng kháng insulin đáng kể.

Kiểm soát đường máu

Hỗ trợ giải độc cơ thể

Kiểm soát đường máu

Bông cải xanh cũng được biết đến trong việc hỗ trợ thải độc của cơ thể nhờ vào các hợp chất glucoraphanin, gluconasturtiian, và glucobrassicin; chống viêm (nguyên nhân của nhiều bệnh mãn tính) và chống dị ứng do có chứa kaempferol flavonoid.

Bông cải xanh cũng giúp bảo vệ mắt, nhờ vào hàm lượng cao carotenoid- lutein và zeaxanthin. Sulforaphane cũng giúp tái tạo làn da bị tổn thương và giàu chất dinh dưỡng có lợi như kali, canxi, protein và vitamin C.

Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là hợp chất tuyệt vời có trong bông cải xanh- sulforaphane rất dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ cao trong quá trình đun nấu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nên ăn sống hoặc hấp bông cải xanh trong thời gian dưới 4 phút thì mới có thể giữ được những lợi ích từ loài rau này.

Gần đây, nhà khoa học của đại học Y Johns Hopkins, Hoa Kì đã sử dụng công nghệ chiết lạnh siêu giới hạn để chiết ra một hoạt chất có tên BrocoraphaninTM trong bông cải xanh với hàm lượng giàu hoạt chất Sulforaphane. Chỉ cần sử dụng BrocoraphaninTM với lượng 300mg mỗi ngày (tương đương với việc tiêu thụ 3,4 kg bông cải xanh nấu chín) sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tránh xa bệnh tật.

Chứa các chất chống oxy hoá

Hỗ trợ giải độc cơ thể

Bông cải xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, đây chính là những phân tử có khả năng ức chế hoặc trung hòa các tổn thương tế bào do sự hoạt động của gốc tự do gây ra, nhờ đó hỗ trợ các tế bào và mô được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, hàm lượng glucoraphanin cao trong bông cải xanh có chức năng chuyển đổi thành sulforaphane trong quá trình tiêu hóa.

Sulforaphane cũng được xem là chất chống oxy hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, như làm giảm nồng độ cholesterol, đường huyết, stress oxy hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Chưa hết, các nhà nghiên cứu còn chỉ ra thêm: bông cải xanh cũng chứa lượng lớn lutein và zeaxanthin, đây là hai chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa và sự tổn thương ở các tế bào bên trong mắt.

Chứa các chất chống oxy hoá

Tốt cho não bộ

Chứa các chất chống oxy hoá

Vì sao chúng ta cần phải bổ sung thực phẩm tốt cho não? Bạn có biết, bộ não của con người tiêu tốn khoảng 20% lượng calo cơ thể để giúp chúng ta luôn vui khỏe và tập trung được suốt cả ngày. Có thể nói rằng chế độ ăn dinh dưỡng là rất quan trọng và sẽ giúp bạn có được trí não tốt hơn. Nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học đã khiến cho bông cải xanh trở thành thực phẩm có lợi cho sức khỏe não bộ.

Cụ thể, việc điều trị bằng kaempferol (một hợp chất vốn có trong bông cải xanh) có tác dụng giảm tỷ lệ chấn thương não và giảm viêm mô thần kinh sau khi đột quỵ hoặc một bệnh lý khác có hình thức giống như đột quỵ.

Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa sulforaphane có khả năng hỗ trợ chức năng não, phục hồi mô não và giảm viêm dây thần kinh sau khi não bị chấn thương hoặc tiếp xúc với gây độc cho não.

Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất sinh học

Tốt cho não bộ

Một trong những lợi ích lớn nhất mà bông cải xanh mang lại chính là hàm lượng các chất thiết yếu cao. Lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và một số hợp chất sinh học có trong bông cải xanh rất tốt cho sức khỏe. Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B9 (Folate) và một số khoáng chất như Kali, Phốt-pho và Selen.

Bông cải xanh có thể ăn tươi hoặc nấu chính, cả hai cách sử dụng này đều có lợi cho sức khỏe nhưng có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Những phương pháp chế biến khác nhau như luộc, xào hoặc hấp có thể thay đổi thành phần dinh dưỡng của chúng, đặc biệt là vitamin C, protein và đường. Hấp chín là phương pháp giúp bảo tồn được các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Tuy vậy, việc hấp chín hay ăn tươi đều cung cấp lượng vitamin C tốt cho cơ thể. Khoảng 78g bông cải xanh nấu chín sẽ cung cấp 84% nhu cầu năng lượng tối thiểu cho cơ thể.

Bông cải xanh có thể giúp nâng cao sức khỏe tim mạch

Chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất sinh học

Có thể nói, bông cải xanh là một loại thực phẩm có thể giúp nâng cao sức khỏe tim mạch rất quan trọng mà không ta không thể quên nhắc tới.

Một số nghiên cứu cho thấy bông cải xanh có thể cải thiện chức năng tim mạch. Nồng độ cholesterol và triglycerid cao là những yếu tố nguy cơ khởi phát các bệnh lý tim mạch. Việc sử dụng bông cải xanh trong bữa ăn cho thấy không chỉ làm giảm đáng kể nồng độ triglyceride và LDL cholesterol mà còn tăng nồng độ HDL cholesterol có lợi. Điều này giúp loại bỏ các nguy cơ về bệnh tim mạch cũng như xơ vữa mạch máu.

Một số chất chống oxy hóa trong bông cải xanh được nghiên cứu còn có thể giúp giảm nguy cơ bệnh nhồi máu cơ tim gây ra. Các nghiên cứu trên chuột được làm ngưng tim nhân tạo, sau đó được cho ăn bông cải xanh giúp giảm tổn thương và stress oxy hóa ở mô tim.

Đăng bởi: Nguyễn Quốc Lập

Từ khoá: 10 Lợi ích tuyệt vời của Bông cải xanh đối với sức khỏe

Chỉ Bạn 10 Cách Chế Biến Bông Cải Xanh Thơm Ngon Mới Lạ

1. Cách chế biến bông xanh cải xào thịt bò cà rốt

Nguyên liệu

 Thịt bò 350 gr

 Bông cải xanh 2 cái

 Cà rốt 2 củ

 Tỏi 6 tép

 Hành tím 3 củ

 Hành lá 2 nhánh

 Dầu ăn 1 muỗng canh

 Bột canh 1/2 muỗng canh

 Gia vị

Cách làm

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng mỏng vừa ăn. Hành tím và 6 nhánh tỏi còn lại bạn bóc vỏ, đập dập. Hành lá rửa sạch rồi cắt khúc ngắn. Bông cải tách thành những bông nhỏ, phần cuống tước bỏ lớp xơ bên ngoài, thái nhỏ và rửa sạch với nước nhiều lần.

Đặt một nồi nước lên bếp cùng với 1 thìa muối. Khi nước sôi, bạn cho phần thân bông cải vào chần qua 3 phút rồi vớt ra để ráo. Tiếp tục đợi nước sôi trở lại thì cho cọng bông cải vào chần qua khoảng 3 phút rồi vớt ra để ráo.

Thịt bò mua về rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng cho vào tô. Ướp thịt bò với: 1/2 củ tỏi đập dập, 1/2 thìa hạt nêm, 1/2 thìa bột canh, 1 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê tiêu, trộn đều trong vòng 20 – 30 phút để thịt thấm gia vị.

Làm nóng chảo trên bếp với 1 thìa dầu ăn, khi dầu nóng thì cho 1/2 số tỏi còn lại và hành tím đập dập vào phi thơm. Tiếp theo cho thịt bò đã ướp vào xào khoảng 2-3 phút cho đến khi thịt săn lại thì vớt thịt ra bát, để nguyên phần nước xào.

Cho cà rốt vào chảo xào thịt bò với 2 thìa nước lọc, 1/2 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, xào khoảng 3 phút thì cho bông cải vào xào thêm 3 phút. . Sau đó bạn đậy nắp nồi khoảng 5-8 phút. Trong quá trình này, bạn mở vung và đảo khoảng 2 – 3 lần để rau chín đều. Tiếp đến, bạn cho thịt bò đã xào vào, đảo nhanh tay trong 1-2 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, bạn chỉ cần cho hành lá cắt nhỏ, 1/2 thìa cà phê tiêu vào, đảo đều khoảng 30 giây rồi tắt bếp. Bày món ăn ra đĩa và thưởng thức ngay

Đĩa thịt bò xào bông cải cà rốt đầy đủ chất dinh dưỡng với hương vị hài hòa, hấp dẫn, ăn cùng chén cơm trắng thì chắc chắn là rất hao cơm rồi! Cách chế biến bông cải xanh này giúpThịt bò chín mềm, không dai, gia vị thấm đều, các loại rau củ vừa chín tới, giữ được vị ngọt tự nhiên mà không bị mềm quá.

Cách chế biến bông cải xanh xào thịt bò cà rốt

2. Cách chế biến bông cải xanh cho bé – nấu súp

Nguyên liệu

 Bông cải xanh 500 gr

 Ớt chuông 2 quả

 Khoai tây to 1 củ

 Hành tây 1 củ

 Mùi tây 20 gr

 Cà rốt vừa 1 củ

 Tỏi to 2 tép

 Bơ 70 gr

 Phô mai 100 gr

 Muối 1 muỗng cà phê

 Tiêu 1 muỗng cà phê

 Bột ớt 1 muỗng cà phê

Cách làm

Bông cải xanh cắt khúc vừa ăn, rửa sạch với nước muối pha loãng sau đó rửa lại bằng nước sạch, thấm khô.

Với hành tây, bạn bóc vỏ và cắt thành những khoanh tròn dày khoảng 1cm. Khoai tây các bạn gọt vỏ rồi ngâm với nước muối pha loãng để không bị thâm sau đó dùng dao cắt khoanh tròn có độ dày khoảng 1cm. Gọt vỏ cà rốt và cắt thành từng khoanh tròn. Ớt chuông bổ đôi bỏ hạt, cũng thái miếng dày 1cm. Bóc vỏ tỏi, cắt từng tép làm 4. Củ mùi tây, rửa sạch và cắt khúc dài khoảng 4cm.

Đặt chảo lên bếp, vặn lửa vừa và cho 70g bơ vào đun chảy. Sau đó, bạn cho tất cả các loại rau củ đã chuẩn bị gồm: hành tây, cà rốt, khoai tây, ớt chuông và tỏi vào, đảo đều. Đậy vung, nấu khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

Bắc nồi lên bếp, đổ hết rau (đã xào) cùng bông cải xanh, ngò tây và 1 lít nước vào. Đậy vung và nấu trên lửa vừa trong khoảng 10 phút. Tiếp theo, bạn cho 1 thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê ớt bột, 1 thìa cà phê tiêu vào, đảo đều rồi tắt bếp. Bạn cho toàn bộ hỗn hợp rau câu (vừa nấu) và 200ml nước luộc rau vào máy xay sinh tố, bấm nút để tiến hành xay nhuyễn.

Đổ lại hỗn hợp rau (vừa trộn) vào nồi và thêm nước luộc rau để súp không bị đặc, khuấy đều và nấu trên lửa vừa. Khoảng 4 phút, bạn cho 100g phô mai vào và nấu thêm 3 phút nữa, miễn là phô mai tan chảy là xong.

Cách chế biến bông cải xanh có mùi thơm hấp dẫn từ các nguyên liệu được sử dụng. Đặc biệt, vị ngọt của rau củ, vị béo của phô mai và bơ hòa cùng vị cay nhẹ của ớt chuông và tiêu. Món canh tưởng chừng khó ăn đối với một số người nhưng lại vô cùng hấp dẫn!

Cách chế biến bông cải xanh cho bé – nấu súp

3. Cách chế biến bông cải xanh giảm cân – ép nước

Nguyên liệu

 Bông cải xanh 200 gr

 Táo xanh 1 trái

 Cần tây 4 nhánh

 Gừng 5 gr

 Chanh 1 trái

 Muối 1 ít

Cách làm

Cải xanh mua về bạn ngâm với nước muối pha loãng khoảng 5 – 10 phút rồi rửa thật sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn và côn trùng. Sau đó cắt thành từng khoanh.

Táo xanh rửa sạch, cắt miếng vừa phải để dễ dàng ép lấy nước. Sau khi cần tây rửa sạch và lau khô, bạn cắt khúc vừa ăn. Đối với chanh, bạn cắt bỏ phần vỏ. Gừng bạn chỉ cần rửa sạch rồi thái miếng vừa ăn.

Cho lần lượt các loại trái cây đã sơ chế vào máy ép trái cây gồm: 1 bông cải xanh và 1 quả táo cắt nhỏ, 1 quả chanh và 2 lát gừng, 4 nhánh cần tây, tiến hành ép lấy nước.

Vậy là ly nước ép đã hoàn thành mà không mất quá nhiều thời gian để thực hiện. Chỉ với cái nhìn đầu tiên, cách chế biến bông cải xanh này có một mài đẹp mắt của hỗn hợp trái cây đã hớp hồn chúng tôi ngay lập tức. Ly nước ép bông cải xanh là sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu với nhau tạo nên vị ngọt thanh tự nhiên.

Cách chế biến bông cải xanh ép nước – nấu súp

4. Cách chế biến bông cải xanh xào tôm

Nguyên liệu

 Tôm 300 gr

 Bông cải 1 cái

 Dầu ăn 2 muỗng canh

 Gia vị 

Cách làm

Tôm mua về các bạn cắt bỏ đầu, bóc vỏ, rút ​​đường chỉ lưng sau đó rửa sạch và thấm khô.

Cải xanh, bạn tách thành từng nhánh nhỏ, rửa sạch và lau khô.

Bạn cho 500ml nước vào nồi đun đến khi sôi thì cho 1 thìa cà phê muối vào. Khi nước thật sôi, bạn cho bông cải vào luộc khoảng 3 phút rồi vớt ra tô nước lạnh, ngâm khoảng 5 phút thì vớt ra để ráo. Mẹo: Để bông cải xanh và vẫn giòn, bạn nên ngâm bông cải vào một tô nước lạnh ngay sau khi luộc.

Tiếp theo bạn cho 2 thìa dầu ăn vào chảo, khi dầu nóng thì cho tôm vào xào nhanh tay khoảng 1 phút trên lửa lớn cho tôm săn lại. Khi tôm đã săn lại, bạn nêm 1/2 thìa cà phê bột ngọt và 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê hạt nêm. Tiếp tục cho lên bếp xào với lửa vừa khoảng 3 phút cho đến khi tôm chín đều và thấm gia vị. Cuối cùng cho bông cải đã luộc vào xào cùng khoảng 1 phút, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp, bày món ăn ra đĩa là xong!

Cách chế biến bông cải xanh xào tôm nhiều màu sắc trông thật bắt mắt, bắt mắt với màu đỏ của tôm xen lẫn màu xanh của bông cải. Thịt tôm ngọt, thấm đều gia vị, bông cải giòn cực kì hấp dẫn.

Cách chế biến bông cải xanh xào tôm hấp dẫn

5. Cách chế biến bông cải xanh ngon – xào cà rốt

Nguyên liệu

 Bông cải 1 cây

 Cà rốt 1 củ

 Dầu ăn 2 muỗng canh

 Hạt nêm chay 1/2 muỗng cà phê

 Muối 1 ít

 Bột ngọt 1/3 muỗng cà phê

Cách làm

Bông cải xanh bạn mua về, tách thành từng nhánh nhỏ vừa ăn, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 phút rồi rửa lại với nước sạch rồi để ráo. Cà rốt gọt vỏ rửa sạch và cắt miếng vừa ăn.

Đun sôi 1 lít nước trong nồi, thả bông cải và cà rốt vào luộc khoảng 3 phút cho chín đều, vớt ra cho vào tô nước lạnh khoảng 5 phút, cuối cùng vớt ra để ráo.  Cho 2 thìa dầu ăn vào chảo đun nóng, cho bông cải và cà rốt vào xào trên lửa nhỏ. Bạn nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm chay, 1/3 thìa cà phê bột ngọt, 1/2 thìa cà phê muốiđảo khoảng 5 phút cho bông cải chín đều và thấm gia vị. 

Cho bông cải xào cà rốt ra đĩa lớn và thưởng thức ngay. Cách chế biến bông cải xanh này giúp vẫn giữ được độ giòn và màu sắc đẹp mắt, bên ngoài được tẩm gia vị vừa ăn. Một món xào cực kỳ đẹp mắt mà lại nhanh chóng, dễ làm, đưa vào các bữa ăn để chống ngán.

Cách chế biến bông cải xanh ngon – xào cà rốt

6. Cách chế biến bông cải xanh xào nấm đông cô

Nguyên liệu

 Bông cải xanh 1 cái

 Nấm đông cô tươi 10 cái

 Cà rốt 1/2 củ

 Hành boa rô 1 cây

 Nước tương 1 thìa canh

 Dầu hào 2 thìa cà phê

 Gia vị 

Cách làm

Bông cải xanh mua về bạn cắt khúc vừa ăn khoảng 3 đốt ngón tay rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo. Nấm đông cô cắt bỏ phần đáy nấm rồi rửa sạch, thấm khô. Cà rốt gọt vỏ, tỉa cánh hoa cắt khúc 1/2 đốt ngón tay, rửa sạch, lau khô.

Bạn nấu một nồi nước trên lửa vừa rồi cho 1/3 thìa đường, 1/2 thìa muối vào. Khi nước sôi, thả bông cải đã rửa sạch vào nồi. Luộc bông cải cho đến khi nước sôi trở lại và cọng bông cải trong, không còn vẩn đục như ban đầu, khi bông cải vừa chín tới thì vớt ra.

Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo đun trên lửa vừa, khi dầu nóng thì cho hành tím băm nhỏ vào xào cho đến khi hành chín vàng, có mùi thơm thì giảm nhỏ lửa. Tiếp theo, bạn cho nấm đông cô đã rửa sạch vào xào cùng rồi nêm 1 thìa nước tương, 2 thìa dầu hào, 1/2 thìa hạt nêm và 1/3 thìa đường trong khoảng 1 phút.

Sau khi gia vị đã ngấm vào nấm đông cô, nhanh chóng cho bông cải vào đảo đều thêm 30 giây rồi tắt bếp, bày ra đĩa.

Vậy là cách chế biến bông cải xanh xào nấm đông côđã hoàn thành. Dọn ra đĩa và trang trí với vài lát cà rốt là bạn đã có một món ăn không thua gì nhà hàng rồi đấy! Vị dai, giòn của nấm hòa quyện với vị ngọt của súp lơ xanh tạo thành một hương vị vô cùng hấp dẫn.

7. Cách chế biến bông cải xanh cuộn thịt chiên giòn

Nguyên liệu

 Thịt heo ba chỉ cắt lát 300 gr

 Bông cải xanh 200 g

 Bột mì 30 g

 Trứng gà 1 quả

 Bột chiên xù 50 g

 Phô mai bào 50 g

Cách làm

Đầu tiên bạn rửa sạch bụng heo với nước muối loãng, sau đó ướp thịt với 2 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê bột ngọt, 1/4 thìa cà phê tiêu. Trong thời gian chờ thịt thấm gia vị, bạn cắt bỏ phần cuống và phần cứng của bông cải. Phần còn lại, bạn cắt bông cải thành từng khúc nhỏ, sau đó rửa với nước cho thật sạch. 

Khi bông cải đã được làm sạch, bạn trải miếng thịt ra đĩa hoặc thớt. Sau đó đặt một bông cải xanh và khoảng 1 thìa pho mát bào lên trên miếng thịt. Lúc này, bạn có thể bắt đầu quấn thịt quanh bông cải theo kiểu tròn và để hở phần đầu của bông cải, hoặc bạn có thể quấn cả bông cải.

Bạn đập 1 quả trứng vào 30g bột mì và thêm 1 thìa nước lọc rồi đánh đều hỗn hợp này.

Bây giờ bắt đầu lấy từng miếng bông cải xanh đã nhúng vào hỗn hợp bột ở trên. Sau đó lăn vụn bánh mì vào sao cho vụn bánh mì bao phủ hoàn toàn bông cải xanh. Tiếp tục làm lần lượt cho đến khi hết bông cải xanh

Đun nóng chảo và đổ lượng dầu nhiều nhất có thể để ngập bông cải xanh. Sau đó đợi dầu nóng thì hạ lửa vừa rồi cho bông cải vào chiên khoảng 2-3 phút. Sau 2-3 phút vừa xào vừa đảo cho miếng bông cải có lớp da màu vàng cam thì bạn vớt ra, để ráo dầu và có thể thưởng thức.

Cách chế biến bông cải xanh cuộn thịt chiên giòn có vị béo của phô mai và vị ngọt của bông cải và thịt rất hấp dẫn, màu sắc bắt mắt với lớp vàng cam giòn bên ngoài, bên trong vẫn còn nguyên sợi đẹp mắt

Cách chế biến bông cải xanh cuộn thịt chiên giòn đẹp mắt

8. Cách chế biến bông cải xanh xào thịt gà

Nguyên liệu

 Ức gà 400 gr

 Bông cải xanh 400 gr

 Nước luộc gà 1/2 chén

 Tỏi to 2 tép

 Bột sắn 1/2 muỗng canh

 Hạt mè 1 muỗng canh

 Gừng băm 1/2 muỗng cà phê

 Nước tương 2 muỗng canh

 Mật ong 1/2 muỗng canh

 Ớt đỏ 1/2 muỗng cà phê

 Giấm gạo 1 muỗng canh

 Muối 1 muỗng cà phê

 Tiêu 1 muỗng cà phê

 Bơ 1 muỗng cà phê

 Dầu oliu 1 muỗng canh

Cách làm

Gà sau khi mua về, bạn tiến hành sơ chế gà bằng cách chà với muối hạt rồi rửa lại với nước sạch, để ráo. Sau đó, bạn dùng dao chặt thành từng miếng gà vừa ăn theo sở thích rồi ướp với 1 thìa cà phê muối và 1 thìa cà phê tiêu trong bát khoảng 4 phút.

Với bông cải xanh, bạn cắt thành từng khúc nhỏ, cao khoảng 3-4cm. Phần thân của bông cải xanh, bạn đem gọt bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài (nếu có) rồi cắt những khoanh bông cải giống như vậy. Tiếp theo, bạn rửa qua với nước muối pha loãng rồi rửa lại bằng nước sạch, lau khô.

Đặt chảo lên bếp đun với lửa vừa, đợi chảo nóng thì cho 1 thìa bơ đun chảy với 1 thìa dầu oliu. Tiếp theo, bạn cho toàn bộ gà (đã ướp) vào xào khoảng 8 phút cho đến khi gà chín vàng, vớt ra để ráo dầu.

Dùng chảo vừa xào gà, cho tỏi băm vào phi thơm. Tiếp theo, cho tất cả bông cải xanh (đã sơ chế) vào. Trộn bông cải xanh với 1/2 chén nước luộc gà, sau đó đậy nắp lại và nấu khoảng 5 phút trên lửa nhỏ. Bạn mở vung, cho bông cải vào tô.

Vẫn dùng chảo xào bông cải xanh, thêm 1/2 thìa gừng băm, 1/2 thìa mật ong, 1 thìa dấm gạo, 2 thìa xì dầu, hỗn hợp nước bột sắn (gồm 1/2 thìa) tinh bột sắn và 1/2 thìa nước lọc, khuấy đều. Cuối cùng, cho gà (đã chiên) vào, đảo trên lửa vừa trong khoảng 2 phút. 

Cách chế biến bông cải xanh xào thịt gà trông hấp dẫn bởi màu xanh của bông cải được nấu vừa chín tới nhưng vẫn giữ được độ giòn, không quá mềm. Thịt gà dai mềm kết hợp với nước sốt đậm đà, ăn với cơm nóng thì tuyệt.

9. Muffin bông cải xanh

Nguyên liệu

 Thịt heo xông khói 120 gr

 Bột mì đa dụng 240 gr

 Bột nổi 7 gr

 Phô mai Mozzarella 210 gr

 Bông cải xanh 250 gr

 Hành tây trắng 125 gr

 Ớt chuông 30 gr

 Ngò rí 10 gr

 Bơ lạt 200 gr

 Trứng gà 5 quả

Cách làm

Với bông cải xanh: lấy phần búp bên trên, cắt khúc, ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Sau đó, bạn cho vào bát thêm một chút nước, đậy nắp lại, cho vào lò vi sóng quay khoảng 2 phút. Hành tây: bóc vỏ, thái hạt lựu nhỏ. Đồng thời xắt mỏng thêm ít bông cải xanh (đã nấu chín) sao cho phần hành tây và bông cải xanh khoảng 1 nắm. Rau mùi: thái nhỏ. Ớt chuông  bỏ hạt, băm nhuyễn. Trộn tất cả các thành phần rau trong một bát lớn.

Đập 5 quả trứng vào tô và đánh tan bằng máy đánh trứng, sau đó cho 200g bơ không muối (đã đun chảy) vào, khuấy đều lần nữa.

Trộn đều hỗn hợp bột gồm 240g bột mì đa dụng và 7g bột nở trong một tô lớn. Rây hỗn hợp bột vào âu trứng, sau đó thêm một chút tiêu, một ít ớt bột, 1/4 thìa bột tỏi, 1/4 lá oregano và 1/4 thìa lá Thyme, trộn đều.

Sau đó cho tất cả hỗn hợp rau củ (đã sơ chế), 120g thịt xông khói (cắt nhỏ hoặc cắt hạt lựu tùy thích) và 210g phô mai mozzarella vào, trộn đều lần nữa.

Làm nóng lò nướng ở 180 độ C trong 10 phút. rong lúc đó, bạn tranh thủ đổ hỗn hợp bánh vào khuôn. Cắt nhỏ phần bông cải xanh còn lại để trang trí bánh hoặc rắc một ít phô mai Mozzarella còn thừa lên trên. Cuối cùng, cho khuôn bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 190 độ C trong 20 phút.

Bánh nướng xốp làm từ cách chế biến bông cải xanh này trông hấp dẫn bởi lớp vỏ vàng giòn bên ngoài. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị mặn của thịt xông khói, vị béo của phô mai và bơ, bánh mềm và có giá trị dinh dưỡng cao mà hầu như ai dùng cũng được!

Cách chế biến bông cải xanh thành bánh muffin độc đáo

Đăng bởi: Tú Nguyễn Lê

Từ khoá: Chỉ bạn 10 cách chế biến bông cải xanh thơm ngon mới lạ

Cập nhật thông tin chi tiết về Cải Bẹ Xanh Trị Bệnh Gì? Đôi Điều Nên Biết Khi Ăn Rau Cải Bẹ trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!