Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Chè Khoai Môn Bột Báng Lá Dừa Dẻo Thơm Ngon Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách nấu chè khoai môn bột báng lá dừa
Nguyên liệu nấu chè khoai môn bột báng lá dứa cho 3 người
Khoai môn 400 gr
Bột báng 50 gr
Bột khoai 100 gr
Bột sắn dây 2 muỗng canh
Nước cốt dừa 150 ml
Lá dứa 2 nhánh
Đường 100 gr
Cách chọn khoai môn bở ngon không sượng
Kích thước: Chọn những củ có kích thước vừa, không quá lớn cũng không quá nhỏ.
Hình dáng: Chọn những trái tròn đều, hình dáng như quả trứng gà, lớp vỏ sần sùi, có nhiều râu và có đất bám trên vỏ.
Màu sắc: Chọn khoai có lớp ruột bên trong màu trắng đục, có nhiều vân tím.
Khi mua bạn cầm thử khoai môn lên tay. Nếu cảm thấy nhẹ tay thì khoai có nhiều tinh bột, khi nấu chín sẽ có vị béo bùi.
Ngược lại nếu khoai môn nguyên củ nặng thì tức là nó nhiều nước bên trong, những củ như thế này khi nấu chín thường không có vị, rất nhạt, bị sượng.
Nguyên liệu nấu chè khoai môn bột báng lá dứa
Cách nấu chè khoai môn bột báng lá dứa dẻo thơm ngon tại nhà
Cách nấu chè khoai môn bột báng lá dứa dẻo thơm ngon tại nhà được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Ngâm bột báng, bột khoai
Đầu tiên bạn rửa qua bột báng với nước để loại bỏ phần bụi bám bên ngoài, sau đó bạn đổ ngập nước rồi ngâm trong vòng 40 phút cho bột báng nở mềm.
Bước 2: Sơ chế khoai môn
Cách gọt khoai môn sạch, không ngứa
Cách 1: Khi mua khoai môn về, bạn không nên rửa trước mà hãy để nguyên củ và dùng tay thật khô để gọt vỏ khoai và ngâm trong nước muối pha loãng ngay sau khi gọt, để loại bỏ chất gây ngứa.
Cách 2: Dùng găng tay nylon hoặc bao tay vải khi sơ chế khoai môn để hạn chế bị dính chất ngứa. Nhưng với cách này, bạn sẽ khó cầm chắc và khi gọt sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Cách 3: Bọc khoai với giấy bạc và cho vào lò nướng khoảng 2 – 3 phút, để cho lớp nhựa chảy ra ngoài.
Bước 3: Nấu chè khoai môn bột báng lá dứa
Bạn cho 2 muỗng canh sắn dây vào chén, thêm vào 2 muỗng canh nước lọc rồi khuấy đều cho bột sắn tan ra. Lá dứa bạn rửa sạch rồi cuộn bó là thành 1 bó.
Cho vào nồi khoảng 500ml nước, thêm vào 100gr đường vào rồi khuấy cho đường tan. Đặt nồi nước lên bếp và mở lửa vừa, thêm tiếp vào 50gr bột báng, 100gr bột khoai đã ngâm nở cùng với bó lá dứa rồi nấu trong khoảng 5 – 7 phút.
Tiếp đó, bạn cho phần khoai môn đã cắt nhỏ khuấy đều và đun chè trong 25 – 30 phút với lửa vừa đến khi khoai môn mềm nhừ.
Lúc này bạn vớt phần lá dứa ra và thêm vào phần bột sắn đã pha, vừa đổ vừa khuấy đều để tránh bị vón.
Thành phẩm món chè khoai môn bột báng lá dứa
Chè khoai môn bột báng lá dứa thơm ngon với vị bùi bùi của khoai môn, beo béo của nước cốt dừa, đặc biệt là sự dẻo mềm, dai dai của bột báng và bột khoai khi ăn rất bắt miệng.
Sự kết hợp hoàn hảo này đã tạo nên hương vị đặc trưng cho món chè này sẽ khiến bạn dù ăn nhiều lần vẫn thích đấy!
Cách nấu chè khoai môn bột báng lá dừa
Cách Nấu Chè Khoai Lang Ngon Đơn Giản Nhất Tại Nhà
Chỉ sau 5 phút đọc bài viết bạn sẽ biết được cách nấu chè khoai lang ngon đơn giản nhất. Đây là món ăn được đông đảo người yêu thích. Và tiếp đó sẽ có nhiều người sẽ thán phục tài nội trợ của bạn bởi khoai lang không chỉ là thức ăn bổ dưỡng mà còn rất tốt cho sức khỏe.
Cách nấu chè khoai lang ngon ngất ngây ngay tại nhà đơn giản nhất
Nguyên liệu nấu chè khoai lang
500g khoai lang tím
50g đường kính
1 hộp sữa ông thọ nhỏ ( hộp nhựa)
150g bột báng
50g bột sắn dây
200ml nước cốt dừa
50g muối ăn
Chuẩn bị 500g khoai lang tim – Cach lam che khoai lang
Cách nấu chè khoai lang ngon Sơ chế nguyên liệuBước 1: Rửa sạch khoai rồi loại bỏ vỏ. Sau đó bạn tiến hành cắt khoai thành từng miếng vuông có kích thước khoảng 1,5 – 2 cm. Tiếp đó hòa muối vào nước và thả khoai vào ngâm khoảng 20 phút để loại bỏ nhựa và giúp khoai giữ được màu sắc đẹp mắt.
Cắt khoai thành từng miếng vuông – Cách nấu chè khoai lang
Bước 2: Sau khi vớt khoai ra và để róc nước thì bạn chuẩn bị nồi để hấp khoai. Đổi tầm 1 lít nước vào và hấp đến khi khoai chín bở thì tắt bếp.
Bước 3: Chia khoai làm hai phần đều nhau. Một phần bạn đem xay nhuyễn và phần còn lại thì ướp với lượng đường đã chuẩn bị.
Chia khoai thành 2 phần đều nhau – Cách nấu chè khoai lang
Bước 4: Trong thời gian chờ khoai ngấm đường thì bạn ngâm bột báng vào nước ấm( khoảng 70-80 độ) trong 15 phút để bột nở mềm hết cỡ rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Bột báng – Cách nấu chè khoai lang
Ngâm bột báng vào nước ấm – cach nau che khoai lang:
Bước 5: Đem phần khoai lang đã xay nhuyễn đun với 500ml nước rồi cho sữa đặc vào đun sôi. Với cách này thì sau khi hoàn thành món chè sẽ có mùi thơm và ngậy của sữa và không hề ngọt sắc như khi chỉ dùng đường kính.
Đun khoai với sữa đặc – Cach nau che khoai lang
Nấu chè khoai langBước 6: Khi hỗn hợp khoai trong nồi sôi thì hòa tan bột sắn với 1/2 bát nước ăn cơm rồi đổ từ từ vào nồi. Tiếp đó bạn khuấy đều tay theo chiều kim đồng hồ và đổ toàn bộ số khoai đã ướp đường trước đó và bột báng vào nồi.
Bước 7: Tắt bếp sau 2 phút khi nồi chè khoai sôi thì bạn tắt bếp và tiến hành múc chè ra từng bát. Giờ chỉ cần rưới nước cốt dừa, rắc dừa nạo cùng lạc rang thì đã có thể mời cả nhà thưởng thức rồi đấy.
Cách nấu chè khoai lang ngon ngất ngây
Thật đơn giản để chế biến món ngon với cách nấu chè khoai lang đơn giản này bạn nhỉ? Hãy tìm hiểu thêm các món ngon mỗi ngày và một số công thức nấu chè khác hướng trên kênh cẩm nang đời sống chúng mình để chinh phục hết các món ăn ngon cùng gia đình mỗi khi rảnh dỗi nào?
Đăng bởi: Thống Nhất
Từ khoá: Cách nấu chè khoai lang ngon đơn giản nhất tại nhà
2 Cách Nấu Chè Bắp Đậu Xanh Thơm Béo Chuẩn Ngon Tại Nhà
Cách nấu chè bắp đậu xanh được nhiều tín đồ mê ngọt tìm kiếm nhờ hương vị thơm ngon, mềm dẻo, bùi béo. Món ăn giúp bạn cải thiện tinh thần, cảm thấy vui vẻ hơn. Chính vì thế vào những ngày rảnh rỗi bạn có thể vào bếp thực hiện món ăn tự thưởng cho bản thân và gia đình. Sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng chắc chắn mọi người sẽ sảng khoái với món chè của bạn.
1. Cách nấu chè bắp với đậu xanh béo ngậy, thơm ngonBạn đang tìm công thức nấu chè ngon, đơn giản thì hãy chọn ngay cách nấu chè bắp đậu xanh. Món ăn vặt được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích. Chè bắp đậu xanh tươi mát hỗ trợ giải nhiệt rất tốt. Không những thế bắp và đậu xanh còn là nguyên liệu có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhiều protein, vitamin A, C, nhóm B, khoáng chất Canxi, magie, kali… cần thiết cho sức khỏe.
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
2 quả bắp mỹ
1 quả bắp nếp
150gram đậu xanh cà vỏ
100ml sữa tươi không đường
500ml nước cốt dừa
150gram đường phèn
60gram bột năng
4 nhánh lá dứa
1 ống hương vanilla
1 ít muối
Đậu phộng rang hoặc mè trắng rang (có hoặc không tùy thích)
Bạn có thể chọn cả hai loại bắp Mỹ và bắp nếp để chè vừa giòn vừa dẻo. Ảnh: Internet
1.2. Các bước thực hiện Bước 1: Luộc bắp và sơ chế đậu xanhBắp lột bỏ vỏ, râu rửa sạch bỏ vào luộc với khoảng 2,5 lít nước. Nấu đến khi bắp vừa chín thì vớt ra để nguội, phần nước luộc giữ lại nấu chè để nước ngọt tự nhiên hơn.
Bắp nguội bạn dùng dao cắt hoặc tách hạt bắp ra khỏi cùi để vào tô.
Đậu xanh vo kỹ nhặt hết sạn và phần đậu hư nổi lên trên. Ngâm đậu trước khoảng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo.
Bắp luộc chín lấy hạt, phần nước gạn lấy phần nước trong nấu chè. Ảnh: Internet
Bước 2: Nấu chè đậu xanh và bắpBắc nồi nước luộc bắp lúc nảy lên cho nóng rồi cho đậu xanh vào nấu. Nấu khoảng 30 phút khi đậu xanh đã mềm thì cho 100ml sữa tươi không đường vào. Tiếp theo cho hạt bắp vào nấu khoảng 15 phút nữa cho mềm.
Cho vào lượng đường phèn vừa phải tùy theo khẩu vị ăn ngọt của gia đình. Khuấy 50gram bột năng với 100ml nước hòa tan đều rồi đổ vào nồi chè. Hạ nhỏ lửa khuấy đều cho chè sền sệt lại. Bỏ vào ít hương vanilla tạo thêm mùi hương. Để 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Khi đậu xanh và bắp chín bạn khuấy tan bột năng và nước đổ vào nồi để tạo độ sệt. Ảnh: Internet
Bước 3: Nấu nước cốt dừaBắc nồi lên bếp bỏ 500ml nước cốt dừa vào. Rửa lá dứa vò dập cuộn lại bỏ vào nồi cùng. Nêm vào nồi 2 thìa canh đường, 1/3 thìa cà phê muối. Đun sôi 4 phút thì hòa ít bột năng và nước đổ vào khuấy cho nước cốt dừa sánh lại. Nếm thử vị ngọt nước cốt dừa ăn, gia vị tan đều thì tắt bếp, vớt lá dứa bỏ.
Phần nước cốt dừa nấu cùng lá dứa tạo mùi thơm dậy mùi. Ảnh: Internet
Cuối cùng bạn múc chè ra chén, chan nước cốt dừa lên. Có thể rắc thêm mè rang hoặc đậu phộng rang để tăng thêm hương vị. Món ăn sền sệt, béo bùi thơm lừng cực hấp dẫn. Tin rằng khi thử một lần bạn sẽ nghiện muốn thực hiện thường xuyên.
Món chè tươi mát vừa giúp giải nhiệt vừa giúp giải sầu. Ảnh: Internet
2. Cách nấu chè bắp đậu xanh hạt sen dinh dưỡng, an thầnNếu như khi nấu sữa bắp kết bạn hợp với một vài loại hạt khác để tăng dinh dưỡng, thì nấu chè bắp bạn cũng có thể dùng thêm các loại hạt phù hợp. Sự kết hợp bắp và 2 loại hạt phổ biến như đậu xanh, hạt sen sẽ mang đến món chè dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe. Món chè giúp tâm bổ, an thần, ngủ sâu giấc hơn. Bạn có thể thực hiện để có món ăn vặt, món ăn tráng miệng sau bữa cơm cùng cả nhà vừa ăn vừa xem tivi thư giãn.
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
2 quả bắp Mỹ
200gram hạt sen
200gram đậu xanh cà vỏ
2 cọng lá dứa
200gram đường phèn
50gram bột năng (hoặc bột sắn dây)
300ml nước cốt dừa
50gram mè trắng rang
1 ít muối
Hạt sen bạn nên chọn loại tươi sẽ ngon và khi nấu nhanh mềm hơn. Ảnh: Internet
2.2. Cách thực hiện cách nấu chè bắp đậu xanh hạt sen Bước 1: Sơ chế nguyên liệuĐậu xanh vo với nước nhặt sạch hạt hư, sạn. Để ngâm đậu khoảng 1 giờ trước kho nấu cho nhanh mềm.
Hạt sen tươi lấy sạch tim bằng tăm. Ngâm hạt sen qua nước muối 5 phút rồi rửa sạch, để ráo. Nếu hạt sen khô thì ngâm trước khoảng 2 – 3 giờ trước khi nấu.
Bắp lột sạch vỏ, râu rửa sạch. Bỏ bắp vào nồi luộc ngập nước đến khi bắp chín thì vớt ra, để nguội, tách lấy hạt. Phần cùi bắp bỏ vào nước để nấu chè cho ngọt nước.
Đậu xanh ngâm nước trước, hạt sen tươi bỏ tim, bắp luộc tách lấy hạt. Ảnh: Internet
Bước 2: Nấu chèBắc nồi nước luộc bắp lên bếp nấu sôi bỏ đậu xanh vào ninh. Nếu hạt sen tươi bạn bỏ vào sau còn hạt sen khô thì bỏ vào cùng lúc với đậu xanh. Khi đậu xanh và hạt sen vừa chín bạn vớt cùi bắp ra bỏ. Nước cạn thì thêm nước lọc vào.
Cho 1 phần đường phèn và hạt bắp vào nấu. Nấu khoảng 10 phút khi tất cả đã chín bạn pha ít bột năng hòa nước đổ vào nồi khuấy cho chè sệt lại. Nêm nếm lại độ ngọt vừa phải để 5 phút thì tắt bếp.
Bước 3: Thắng nước cốt dừaCho nước cốt dừa vào nồi cùng 1 thìa canh đường, 1/3 thìa cà phê muối, lá dứa rửa sạch. Nấu đến khi nước cốt dừa sôi bạn lấy lá dứa bỏ. Khuấy ít bột năng hòa nước đổ vào nồi. Khi nước cốt dừa sệt lại nêm nếm độ ngọt vừa phải thì tắt bếp.
Sau khi nấu chè chín bạn hãy thắng nước cốt dừa sền sệt để tăng độ béo. Ảnh: Internet
Cách nấu chè bắp đậu xanh hạt sen khá đơn giản bạn có thể thực hiện nhanh. Món ăn có thể ăn nóng hoặc ăn lạnh tùy theo sở thích của bạn. Món chè giúp giải nhiệt, giải trí thư giãn tuyệt vời. Ngoài ra bạn có thể thực hiện để tiếp khách, chiêu đãi bạn bè những ngày gặp nhau trò chuyện.
Chè bắp đậu xanh hạt sen mang đến sự ngon miệng, màu sắc hấp dẫn. Ảnh: Internet
Ngọc Hân
Đăng bởi: Đức Thắng Nguyễn
Từ khoá: 2 cách nấu chè bắp đậu xanh thơm béo chuẩn ngon tại nhà
Bột Báng Là Gì? Món Ngon Khó Cưỡng Từ Bột Báng 2023
Bột báng là gì?
Bột báng được biết đến là loại bột được làm từ củ khoai mì, có hình dạng là những hạt tròn màu trắng đục. Đặc biệt nhất ở bột báng khi nấu chín, bạn sẽ thấy nó chuyển sang màu trắng trong (hoặc đục), khi ăn có cảm giác hơi dai dai rất thú vị.
Ở mỗi vùng miền bạn sẽ thấy được có nhiều tên gọi khác nhau về bột báng. Vậy bột báng miền Bắc gọi là gì? Ở miền Bắc bột báng được gọi là bột sắn hoặc bột dao đó bạn ơi.
Bột báng được sử dụng phổ biến khi nấu các loại chè hoặc món tráng miệng (nhất là ở các món chè nóng) để tạo độ kết dính, độ sánh đặc trưng cho món ăn thêm phần bắt mắt, tăng hương vị ngon miệng.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, bột báng có chứa các chất sau: Dẫn xuất không protein 74.1%, Nước: 14.8%, Cellulose: 7.6%, Protid: 2.6%, Khoáng toàn phần (bao gồm calcium và photpho): 2,5%, Lipid: 1.1%,… cung cấp được nhiều lợi ích đến sức khoẻ.
Dưới góc độ của Đông y, bột báng có tính bình, có vị ngọt. Tuy nhiên bạn nên hạn chế ăn bột báng quá nhiều hoặc dùng cúng thay thế cho các loại tinh bột mang tính thường xuyên được bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng như: gạo, nếp, hạt ngũ cốc, lúa mì,…
Bột năng và bột báng có độ dai cũng như đặc điểm nhận dạng ban đầu đều có nguồn gốc từ củ khoai mì nên mọi người thường hay có sự nhầm lẫn.
Bột năng là những viên bột lớn, có dạng mịn hơn bột báng và được sử trong các món ăn mặn cần độ sệt như súp cua, súp gà…
Tác dụng của bột báng là gì?Bạn đã có được thông tin cho mình về những đặc trưng, hương vị của bột báng là gì rồi đúng không nhỉ? Để có thể thêm chúng vào công thức nấu ăn, bạn băn khoăn không biết tác dụng của bột báng đem đến lợi ích gì đối với sức khỏe con người?
Trong Đông Y, bột báng có vị ngọt, tính bình. Nhờ vào những đặc tính tuyệt vời đó mà bột báng giúp con người tăng cường sức khỏe, bồi bổ cho cơ thể và bổ sung khí huyết hư tổn sau khi được bổ sung đầy đủ cho cơ thể.
Bột báng thường dùng để tạo độ kết dính cho các món ăn như chè. Nhưng viên có hình dạng nhỏ xíu, màu trắng trong được thêm vào tạo sự hấp dẫn cho món ăn
Do bột báng có lượng tinh bột có sẵn không đủ để đáp ứng cho thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày nên bạn cần hạn chế sử dụng nhiều.
Điều này sẽ khiến cho tay chân của bạn dẫn đến tình trạng nhức mỏi khi nạp quá nhiều nguyên liệu này đó.
Cách làm bột bángTrong công thức chế biến món ăn ngon, bột báng được xem là nguyên liệu phổ biến và dễ sử dụng để tạo nên món ăn thơm ngon bổ dưỡng.
Bạn cần chuẩn bị
Bột báng
Bột năng
Đường
Bắt tay thực hiện
Bước 1: Rửa sạch bột báng và cho vào 700ml nước ngâm trong khoảng 1h đồng hồ.
Bước 2: Bạn chuẩn bị 400ml nước và bắt đầu đun sôi bột báng trong vòng 15 phút
Bước 3: Bột báng lúc này đã nở và sệt lại có tính kết dính, bạn tiến hành cho bột năng vào trộn chung.
Bước 4: Lúc này, hỗn hợp đã dẻo và đặc thì bạn cần chuẩn bị lá chuối và vò hỗn hợp từng viên tròn theo khẩu vị mỗi người.
Bước 5: Bạn chuẩn bị xửng hấp và hấp thành phần đã chuẩn bị ở bước 4 trong 30 phút. Sau đó lấy ra trang trí và thưởng thức thôi nào.
Cách sử dụng bột bángBột báng được dùng chủ yếu để nấu chè và làm bánh. Khi sử dụng nguyên liệu này, bạn lấy một lượng bột báng vừa đủ sau đó đem rửa sạch với nước lạnh rồi luộc bột báng cho đến khi thấy chúng biến thành màu trắng trong suốt, dẻo mềm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngâm bột báng với nước lạnh khoảng 15 đến 30 phút cho mềm. Sau đó, cho vào nấu cùng với chè sẽ đem đến sự thơm ngon cho món ăn.
Lưu ý, chỉ cho nguyên liệu bột báng vào khi chè đã gần chín, vì bột bán rất nhanh mềm. Để thời gian nấu lâu ở nhiệt độ cao sẽ làm mất đi độ dai của bột báng.
Các món ăn ngon với bột báng
Bánh bột báng nhân đậu xanh
Khi kết hợp bột báng dai dai cùng với hương vị bùi bùi thơm thơm của đậu xanh hoà quyện cùng nước cốt dừa béo ngậy sẽ đem đến sự hấp dẫn cho món ăn vô cùng
Chè bí đỏ sữa tươi bột báng
Chè đậu đen bột báng
Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh của đường thốt nốt, bột báng dai nhẹ, kết hợp cùng nước cốt dừa thơm béo ngất ngây khó quên khi thưởng thức.
Chè chuối bột báng
Chè chuối bột báng là món ăn tuy lạ mà quen nhưng lại có cách làm vô cùng đơn giản. Chuối, nước cốt dừa, bột báng, và các nguyên liệu khác hòa quyện với nhau đã tạo nên một hương vị vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng.
Đánh giá bài viết
4 Cách Nấu Chè Trôi Nước Thơm Ngon Đúng Vị
Chè trôi nước không chỉ là một món ăn có vị thanh mát, ngon miệng mà còn là nét đặc trưng trong ẩm thực truyền thống người Việt. Những buổi tối cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức những viên trôi nước tròn tròn rồi uống một ngụm trà thì còn gì tuyệt vời hơn.
Chè trôi nước ngọt ngọt bùi bùi nếu chế biến đúng cách chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn không thể cưỡng lại được đấy. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự tay làm ra một nồi chè thơm lừng phải không nào? Hôm nay, Bếp sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu chè trôi nước với những bước đơn giản nhất nhưng chất lượng thì không hề thua kém ngoài tiệm.
1. Chè trôi nước truyền thống
Miếng bột nếp dẻo dai, thấm nước đường gừng thơm và ngọt lịm, càng ăn càng mê mẩn. Món chè trôi nước dù giản dị nhưng vẫn luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tất cả mọi người.
Nguyên liệu:
500gr bột nếp
200gr đậu xanh không vỏ
1 củ gừng
300gr đường thốt nốt
50gr mè trắng
150gr đường thốt nốt
Cách làm:
Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi xắt sợi.
Mè trắng cho vào chảo, rang vàng.
Đậu xanh ngâm nước nóng khoảng 1 giờ cho nở rồi vo sạch, nấu chín như nấu cơm. Đậu chín thì cho 70gr đường trắng vào đậu, dùng vá đánh + nghiền cho đậu nhuyễn và đường tan hết. Nếu có thời gian bạn nên ngâm đậu qua 1 đêm, thì đậu nấu sẽ nhanh và mềm tơi hơn.
Cho nước ấm vào bột nếp từ từ, vừa cho nước vừa nhào bột cho đến khi thấy bột mịn, không dính tay là đạt. Dùng màng nilon bọc kín bột, ủ trong khoảng 30 phút.
Lấy một miếng bột nếp lớn gấp đôi viên đậu xanh, vo tròn rồi cán dẹt. Cho viên đậu xanh vào giữa rồi gói bột kín lại. Thoa chút dầu ăn khi viên bánh để không bị dính tay.
Nấu sôi 1 lít nước. Cho các viên trôi nước vào, nấu đến khi viên trôi nước nổi lên là được. Vớt viên trôi nước ra, xả qua nước lạnh rồi để ráo.
Cho 50gr đường trắng vào nồi cùng với gừng xắt sợi, xào cho đến khi đường tan chuyển màu hơi vàng, cách này giúp gừng dậy mùi thơm hơn. Thấy đường ngả vàng hơi sậm thì đổ 500ml nước lọc vô nồi. Cho đường thốt nốt vào cùng, nấu cho đường tan và sôi hẳn.
Nước đường sôi thì cho các viên trôi nước vào. Nấu sôi nhẹ khoảng 5 phút cho viên trôi nước thấm đường thì tắt bếp.
Cho nước cốt dừa vào nồi cùng với 30gr đường trắng và 1 muỗng canh bột năng. Nấu cho nước cốt dừa sôi liu riu thì tắt bếp.
Cho chè trôi nước ra chén. Chan nước cốt dừa, rắc mè trắng nữa là hoàn tất.
2. Chè trôi nước bột báng lá dứa
Chè trôi nước được nấu từ bột báng, lớp bánh mỏng, thơm vị lá dứa đặc trưng, bùi bùi của đậu xanh, beo béo của nước cốt dừa. Màu sắc món ăn cũng rất kích thích vị giác đấy.
Nguyên liệu:
200gr đậu xanh không vỏ
200gr bột báng
6 muỗng canh đường trắng
1 muỗng canh bột năng
10 lá dứa
200ml nước cốt dừa
1 muỗng canh mè trắng
Cách làm:
Lá dứa rửa sạch, xây nhuyễn với 100 ml nước lọc rồi lọc qua rây lấy nước.
Ngâm bột báng vào trong nước lá dứa khoảng 5 tiếng đồng hồ rồi vớt ra để thật ráo. Đậu xanh đãi sạch, ngâm nước cho nở.
Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi nấu chín. Sau đó, cho 2 muỗng canh đường trắng vào, đun lửa nhỏ và tán đều cho đậu nhuyễn mịn và hơi ráo nước.
Nắn đậu thành những viên tròn nhỏ bằng trứng cút.
Nhào bột báng đã ngâm với 1 muỗng canh bột năng. Sau đó, múc ra một 1 canh bột vừa nhào nặn thành lớp vỏ bọc lấy nhân đậu xanh. Lớp vỏ càng mỏng thì viên chè càng ngon thơm.
Cho vào nồi 4 muỗng canh đường, 4 chén nước lọc, đun sôi rồi thả những viên trôi nước vào. Tiếp tục đun sôi với lửa nhỏ thêm 20 phút, nước trong nồi còn lại 1/3 là được.
Múc chè trôi nước ra chén, cho nước cốt dừa vừa ăn, rắc thêm mè trắng rang là có thể thưởng thức.
3. Chè trôi nước trà xanh
Vị mềm, dẻo của chè kết hợp cùng các nguyên liệu bột matcha, khoai lang… và mùi thơm thoang thoảng của mè trắng khiến cho món ăn có nét lôi cuốn, hấp dẫn riêng.
Nguyên liệu:
250gr bột nếp
2 củ khoai lang
3gr bột matcha
100gr đường trắng
20gr bột mì
3 muỗng canh mè trắng
100ml nước cốt dừa
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào xửng hấp, hấp chín. Sau đó, bóc vỏ, xay nhuyễn khoai lang. Nếu không có máy xay, có thể nghiền nhuyễn khoai lang cũng được.
Tiếp theo, cho bột matcha vào cùng. Cho 20gr đường trắng vào với khoai lang, xay tiếp cho đến khi tất cả đều, mịn.
Vo hỗn hợp thành những viên tròn, nhỏ. Phần bột bánh thì trộn đều bột mì, bột nếp với khoảng 1 chén nước sôi, nhào bột thành một hỗn hợp đồng nhất.
Chia bột thành từng phần bằng nhau, cán mỏng, cho nhân vào giữa. Vo lại sao cho thật tròn.
Đun sôi nồi nước, cho viên bột vào luộc. Khi thấy viên bột nổi lên là đã chín. Cuối cùng, vớt viên bột ra, ngâm trong tô nước lọc khoảng 2 phút.
Mè trắng rang qua cho thơm. Đun sôi nước cốt dừa cùng 250ml nước và 80gr đường trắng còn lại với nhau.
Cho từng viên bột ra chén, chan nước cốt dừa đã nấu và rắc mè trắng lên trên là món chè trôi nước trà xanh đã hoàn thành.
4. Chè trôi nước nhân đậu đỏ
Với cách làm tương tự như chè trôi nước truyền thống, nhưng bạn chỉ cần biết tấu nó thành nhân đậu đỏ bùi bùi, ngon miệng rất lạ. Đừng quên cho gừng, nước cốt dừa vào để tăng độ hấp dẫn cho món ăn.
Nguyên liệu:
300gr bột nếp
150gr đậu đỏ
70gr đường nâu
30gr đường trắng
1 củ gừng
120ml nước cốt dừa
15gr dừa nạo
Cách làm:
Chuẩn bị nhân đậu đỏ: đậu đỏ luộc chín rồi nghiền nhuyễn, sau đó trộn cùng với dừa nạo sấy và đường trắng, trộn thật đều.
Cho bột nếp vào tô lớn, đổ từ từ nước ấm thành một khối dẻo mịn. Cắt bột thành từng phần bằng nhau rồi vo tròn.
Đè dẹt từng viên bột tròn và cho nhân đậu vào giữa bột sau đó cẩn thận viên tròn bột lại, nắn đều để đảm bảo nhân khi bị trôi ra ngoài. Tương tự làm cho đến khi hết bột.
Cho gừng cắt lát cùng đường nâu và 500ml nước bắc lên bếp, khi hỗn hợp sôi đều thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu cho đến khi hỗn hợp chuyển màu cánh gián đẹp mắt thì tắt lửa. Luộc viên trôi nước bằng nồi khác đến chín, vớt ra ngâm nước lạnh rồi vớt ra để các viên bột không bị dính nhau.
Đăng bởi: Giáo Viên Tin Học
Từ khoá: 4 cách nấu chè trôi nước thơm ngon đúng vị
Tổng Hợp 2 Cách Làm Mứt Dưa Lưới Thơm Ngon, Ngọt Dẻo Tại Nhà
1. Hướng dẫn làm mứt từ dưa lưới ăn kèm bánh mì
Nguyên liệu chuẩn bị
– 500gr dưa vàng.
– 100ml nước.
– 80gr đường.
– Nước cốt của 1/2 quả chanh.
Các bước làm mứt dưa lưới ăn kèm bánh mì
Bước 1: Cho 500gr dưa vàng cùng 100ml nước vào máy xay sinh tố, bật máy và xay cho dưa thật nhuyễn mịn.
Bước 2: Sên mứt
– Đổ hỗn hợp dưa đã xay vào nồi, cho thêm đường và nước cốt chanh vào đun sôi cùng.
– Hớt bỏ lớp bọt nổi lên rồi vặn nhỏ lửa và đun cho đến khi hỗn hợp sánh sệt lại là được.
Cho mứt vào hũ thủy tinh sạch, để nguội là có thể dùng được. Như vậy bạn đã hoàn thành món mứt đơn giản mà ngon miệng ăn kèm bánh mì rồi.
2. Cách làm mứt dưa lưới sấy dẻo lạ miệngNguyên liệu chuẩn bị
– Dưa lưới 800 gr
– Muối 1 muỗng canh
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế dưa lưới
– Sau khi chuẩn bị 800gr dưa lưới, bạn dùng dao gọt bỏ vỏ, ruột dưa cùng hạt dưa.
– Tiến đến, thái dưa lưới thành những miếng mỏng khoảng 3 – 5 mm.
– Ngâm dưa vào nước pha loãng với 1 muỗng canh muối trong khoảng 30 phút.
– Sau 30 phút, vớt dưa ra rổ và để ráo nước.
Bước 2: Sấy mứt dưa lưới
Cách 1: Cho dưa vào khay và đặt vào lò sấy. Tiến hành sấy trong khoảng 7 tiếng ở nhiệt độ 75 độ C để dưa lưới dẻo ngon đúng điệu
Cách 2: Nếu không có lò sấy, bạn có thể đem dưa lưới ra phơi nắng trong khoảng 2 – 3 ngày là được.
Dưa lưới sấy dẻo có cách làm rất đơn giản mà hương vị thơm ngọt tự nhiên, rất phù hợp để ăn vặt trong những ngày giãn cách ở nhà hoặc làm mứt cho những ngày Tết.
3. Lưu ý khi làm mứt từ quả dưa lưới– Cách chọn mua dưa làm mứt dưa lưới tươi ngon
+ Dưa lưới ngon sẽ căng tròn không có vết lõm vào trong. Nên chọn những trái có các đường vân chằn chịt trên quả, đường vân càng đậm sờ càng thô ráp thì dưa sẽ càng ngọt và giòn ngon.
+ Chọn dưa lưới có mùi thơm ngọt, dịu nhẹ đặc trưng. Khi cầm dưa, bạn nên mua những quả cầm thấy chắc, nặng tay là những quả dưa giòn ngọt.
+ Tránh mua dưa thân nhọn, cuống xanh, không có mùi thơm và quá nhẹ vì đây là những quả xanh, ít nước, nhạt vị và không giòn ngọt khi chế biến.
– Sau khi chế biến, nếu chưa dùng hết một lần thì bạn có thể bảo quản dưa lưới sấy dẻo bằng cách cho phần mứt dưa lưới vào túi nilon buộc chặt lại, hoặc cho vào hộp đựng thực phẩm và đóng kín nắp lại.
– Để mứt sau khi hoàn thành ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng máy hút chân không để giúp thành phẩm bảo quản được lâu, tránh ẩm thấp từ bên ngoài xâm nhập vào.
sưu tầm
Đăng bởi: Đặng Yến Nhi
Từ khoá: Tổng hợp 2 cách làm mứt dưa lưới thơm ngon, ngọt dẻo tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Chè Khoai Môn Bột Báng Lá Dừa Dẻo Thơm Ngon Tại Nhà trên website Hsnf.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!